Ngày 22/4, các nước ASEAN ghi nhận gần 20.000 ca mắc COVID-19

Thứ sáu, 23/04/2021 07:28 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong ngày 22/4, 9 quốc gia ASEAN ghi nhận gần 20.000 ca mắc COVID-19 và 290 ca tử vong, nâng tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch lên 3.247.223 ca, trong đó 65.408 người tử vong.

Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho nhân viên y tế tại Sungai Buloh, Malaysia. Ảnh: AFP/TTXVN

Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho nhân viên y tế tại Sungai Buloh, Malaysia. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 22/4, tại 9 quốc gia trong khu vực ASEAN ghi nhận gần 20.000 ca mắc COVID-19 và 290 ca tử vong, nâng tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch lên 3.247.223 ca, Số ca tử vong vì dịch bệnh này cũng tăng lên con số 65.408 trường hợp.

Về số ca tử vong, có 6 quốc gia ghi nhận ca tử vong mới trong ngày hôm qua gồm: Indonesia (165 ca), Philippines (105 ca), Malaysia (7 ca), Thái Lan (7 ca), Campuchia (5 ca) và Timor-Lester (1 ca).

Đứng đầu về số ca mắc trong ngày 22/4 là Philippines. Số ca nhiễm đã lên tới 971.049 ca sau khi Bộ Y tế nước này ghi nhận thêm 8.767 ca mới trong ngày 22/4. Philippines cũng ghi nhận 105 bệnh nhân đã tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca tử vong lên 16.370 ca. Vùng thủ đô Manila, nơi có gần 14 triệu dân, vẫn đang là tâm dịch, chiếm hầu hết số ca nhiễm đang phải điều trị và số ca nhiễm mới trong ngày.

Với 6.243 ca mắc mới ngày 22/4, tổng số ca mắc COVID-19 ở Indonesia là 1.626.812 ca, trong đó 44.172 ca tử vong. Đến nay, Indonesia có tổng ca mắc và tử vong cao nhất ASEAN.

Tại Malaysia, nước này có thêm 2.875 ca mắc và 7 ca tử vong mới trong ngày 22/4, nâng tổng số ca mắc và tử vong lên lần lượt là 384.688 và 1.407 ca.

Chính phủ Malaysia đã ban bố sắc lệnh khẩn cấp, cho phép sử dụng nguồn thu từ dầu mỏ và khí đốt để mua vaccine trong nỗ lực đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng ngừa COVID-19.

Sắc lệnh đăng trên công báo liên bang của Malaysia cho phép chính phủ nước này sử dụng 17,4 tỷ ringgit (4,23 tỷ USD) trong quỹ tín thác quốc gia để mua vaccine nhằm ứng phó với "bất kỳ dịch bệnh truyền nhiễm nào".

Thủ tướng Muhyiddin Yassin hồi tháng 3 đã tăng gần gấp đôi ngân sách dành cho tiêm chủng lên 5 tỷ ringgit, hướng đến mục tiêu tiêm vaccine cho 80% dân số nước này đến tháng 12/2021.

Tính đến ngày 20/4, gần 750.000 người ở Malaysia đã được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19, trong khi còn khoảng 462.000 người chờ được tiêm mũi hai. Với gần 382.000 ca mắc COVID-19, Malaysia hiện là quốc gia có số ca mắc cao thứ ba ở Đông Nam Á, sau Indonesia và Philippines.

Thái Lan thông báo ghi nhận 1.470 ca nhiễm mới và 7 ca tử vong trong ngày 23/4. Theo người phát ngôn Trung tâm xử lý tình hình dịch COVID-19, Taweesin Visanuyothin, toàn bộ 1.470 ca nói trên đều lây nhiễm trong cộng đồng, được ghi nhận tại 66 tỉnh, trong đó thủ đô Bangkok nhiều nhất với 446 ca nhiễm mới trong ngày. Đến nay, nước này đã ghi nhận tổng cộng 48.113 ca nhiễm và 117 ca tử vong.

Làn sóng lây nhiễm mới, xuất phát từ các điểm vui chơi giải trí tại Bangkok đầu tháng này, đã lan rộng ra hơn 70 tỉnh trên cả nước và làm hơn 10.000 người nhiễm virus SARS-CoV2, trong đó một số nhiễm biến thể được phát hiện đầu tiên tại Anh có khả năng lây lan rất nhanh.

Trong khi đó, Campuchia đã ghi nhận 446 ca nhiễm mới, đều là lây nhiễm cộng đồng, trong đó nhiều nhất vẫn là ở thủ đô Phnom Penh. Như vậy, kể từ đầu mùa dịch đến nay, Campuchia có tổng cộng 8.193 ca nhiễm, trong đó 2.924 người đã hồi phục và 59 người tử vong.

Trong cuộc họp báo chiều 22/4, Ban Chỉ đạo Quốc gia Lào về phòng chống COVID-19 cho biết trong vòng 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận 6 ca nhiễm mới.

Trong số 6 trường hợp nhiễm mới, đáng chú ý là ngoại trừ trường hợp ở Savannakhet về từ Thái Lan và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh, cả 4 ca nhiễm ở thủ đô Viêng Chăn và 1 ca ở Bokeo đều là ca lây nhiễm trong cộng đồng và tất cả đều có lịch sử đi lại phức tạp, tiếp xúc nhiều người.

Tỉnh Bokeo đã thông báo tạm ngừng các hoạt động ra vào đường bộ, đường thủy và hàng không giữa các tỉnh và quốc gia láng giềng đang có dịch lây lan trong cộng đồng kể từ ngày 22/4, ngoại trừ trường hợp được cấp phép…

Trong khi đó, tỉnh Xayaboury ở Bắc Lào cũng thông báo tạm ngừng hoạt động ra vào tỉnh, hoạt động qua lại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu địa phương đối với cá nhân phổ thông và hàng hóa không quan trọng trong 14 ngày tới, ngoại trừ hoạt động vận chuyển hàng hóa thiết yếu cho đời sống người dân.

T.Toàn

Tin khác

Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

(CLO) Dưới thời tiết nắng nóng gay gắt vượt ngưỡng 41 độ C, hai cụ ông ở Hà Tĩnh đã tử vong do sốc nhiệt.

Sức khỏe
Vì sao bệnh ho gà ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca bệnh cả nước?

Vì sao bệnh ho gà ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca bệnh cả nước?

(CLO) Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 127 ca mắc ho gà, tăng 7,9 lần so với cùng kỳ năm 2023, đáng chú ý, tại Hà Nội có 60 ca.

Sức khỏe
Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

(CLO) Dị vật cuống trái xoài đã được các bác sĩ lấy ra khỏi đường thở của bé trai 8 tháng tuổi, hiện tình trạng sức khỏe bé tạm ổn, đang điều trị và theo dõi thêm.

Sức khỏe
Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

(CLO) Các ca mắc ho gà trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều xuất hiện ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, độ tuổi chưa đến lịch được tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà.

Sức khỏe
Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

(CLO) Sản phụ 34 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc mất máu, đau bụng nhiều, huyết áp giảm do thai ngoài tử cung bị vỡ và được chỉ định phẫu thuật cấp cứu và truyền 6 đơn vị máu.

Sức khỏe