Ngày 26/6, các nước ASEAN ghi nhận 39.602 ca mắc mới COVID-19

Chủ nhật, 27/06/2021 07:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tính tới 23 giờ 59 phút ngày 26/6, các nước ASEAN ghi nhận thêm 39.602 ca mắc mới COVID-19 và 605 ca tử vong, nâng tổng số ca bệnh trong khu vực lên 4.742.973 trường hợp và 91.676 người thiệt mạng.

Bệnh nhân COVID-19 được hỗ trợ thở oxy tại bệnh viện dã chiến ở Bekasi, Indonesia, ngày 25/6/2021. Ảnh: THX

Bệnh nhân COVID-19 được hỗ trợ thở oxy tại bệnh viện dã chiến ở Bekasi, Indonesia, ngày 25/6/2021. Ảnh: THX

Theo thống kê của trang worldometers.info, trong 24 giờ qua, khu vực Đông Nam Á có 7 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 trong đó Indonesia chiếm nhiều nhất với 358 ca; Philippines đứng thứ hai với 92 ca; Malaysia ghi nhận 81 ca tử vong, trong khi Thái Lan thêm 51 ca, Campuchia ghi nhận 14 ca, Myanmar thêm 8 ca và Timor Leste thêm 1 ca.

Với 21.095 ca nhiễm SRRS-CoV-2 và thêm 358 ca tử vong trong ngày 26/6, mức cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát, Indonesia đang là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong khu vực. Hiện Indonesia là nước có số ca mắc và tử vong do COVID-19 cao nhất ở khu vực Đông Nam Á với tổng cộng 2.093.962 ca bệnh và 56.729 ca tử vong.

Hiện tại, Indonesia đang nỗ lực ứng phó với các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây lan mạnh cùng với sự gia tăng các ca bệnh nặng trong số các nhân viên y tế. Trước đó, số ca nhiễm trên cả nước đã tăng cao, vượt mốc 2 triệu ca vào ngày 21/6, khiến tỷ lệ nằm viện tăng lên hơn 75% tại thủ đô và nhiều khu vực có dịch.

Tại Malaysia, ngày hôm qua, nước này ghi nhận 5.803 ca nhiễm mới, nâng tổng ca bệnh lên 728.462, trong đó có 4.884 ca tử vong.

Cùng ngày, Bộ trưởng Cao cấp kiêm Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Quốc tế của Malaysia, ông Azmin Ali, cảnh báo lệnh phong tỏa toàn quốc ở nước này khó có thể chuyển sang giai đoạn 2 - giai đoạn phòng chống dịch - nếu số ca mắc mới COVID-19 không giảm xuống dưới 4.000 ca.

Theo ông Azmin, số ca mắc mới COVID-19 tại Malaysia không giảm và vẫn ở mức cao, do đó chính phủ liên bang quyết định việc chuyển giai đoạn sẽ dựa trên 3 chỉ số thay vì sử dụng thời hạn như trước đây.

Để bước sang giai đoạn 2 cần đáp ứng điều kiện 7 ngày liên tiếp số ca mắc mới COVID-19 ở mức dưới 4.000 ca, số ca phải điều trị tích cực về mức trung bình và 10% dân số hoàn thành tiêm chủng. Hiện nay, số ca mắc COVID-19 theo ngày ở Malaysia vẫn trên 4.000 ca, tỷ lệ sử dụng giường điều trị tích cực các nơi vẫn từ 90-100% và mới chỉ có 6% dân số được tiêm chủng. Do đó, Chính phủ Malaysia cần phải tiếp tục đánh giá dựa trên tình hình thực tế.

Hiện Malaysia đang thực hiện giai đoạn 1 của Lệnh phong tỏa toàn diện (FMCO) để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Giai đoạn 1 của FMCO dự kiến kết thúc vào ngày 28/6.

Trong khi đó, Bộ trưởng Khoa học, Công nghệ và sáng tạo Malaysia kiêm Bộ trưởng Điều phối Chương trình Tiêm chủng quốc gia ngừa COVID-19 Khairy Jamaluddin thừa nhận một số trung tâm tiêm chủng không có đủ nguồn cung vaccine do nhu cầu sử dụng cao. Tới ngày 25/6, Malaysia đã tiêm chủng được cho 7.039.072 người, trong đó có 1.966.358 người hoàn thành tiêm 2 mũi, chiếm 6% dân số và 5.072.714 người tiêm mũi 1, chiếm 15,5% dân số.

Ngày 26/6, Thái Lan chứng kiến 4.161 ca nhiễm SARS-CoV-2 mới, nâng tổng số ca nhiễm trong cả nước lên 240.452 ca và 1.870 trường hợp tử vong.

Trong một diễn biến liên quan, hôm qua, quân đội Thái Lan đã triển khai binh sĩ tới giám sát tất cả các khu lán trại của công nhân xây dựng ở thủ đô Bangkok và vùng phụ cận để đảm bảo không ai lọt ra ngoài khi các khu trại bị phong tỏa.

Trước đó một ngày, Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 (CCSA) đã bác bỏ đề xuất phong tỏa toàn bộ Bangkok và các vùng lân cận. Tuy nhiên, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha trên cương vị là người đứng đầu CCSA đã ra lệnh cho tất cả công trường xây dựng có ca mắc COVID-19 sẽ bị đóng cửa trong một tháng từ ngày 28/6.

Bangkok là tâm điểm của đợt bùng phát COVID-19 thứ ba ở Thái Lan, với khoảng 1.000 ca mắc mới ghi nhận mỗi ngày. Hiện mới chỉ có 25% trong số 7 triệu dân số của thành phố đã được tiêm chủng, cách xa mục tiêu 70% dân số được tiêm vaccine ngừa COVID-19 để tạo ra miễn dịch cộng đồng.

Trước thực trạng thiếu giường bệnh và nhân viên y tế, Thái Lan đang cân nhắc đưa ra cách tiếp cận mới trong cuộc chiến chống COVID-19. Theo Thứ trưởng Y tế Satit Pitutacha, những bệnh nhân COVID-19 chỉ có các triệu chứng nhẹ có thể sẽ phải tự chăm sóc tại nhà dưới hệ thống giám sát chặt chẽ do nhân viên y tế thiết lập. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng sẽ do CCSA đưa ra.

Ông Satit cho biết tình hình đang trở nên tồi tệ hơn do không đủ giường cho bệnh nhân ở Bangkok, một vấn đề cần hành động khẩn cấp để giảm các ca mắc mới, bao gồm đình chỉ việc huy động lao động nhập cư, thực hiện chiến dịch tiêm chủng đại trà cho các nhóm đối tượng và thành lập các phòng chăm sóc tích cực (ICU) trong các bệnh viện dã chiến. Ông Satit nhận định, nếu Thái Lan có thể thực hiện đầy đủ các biện pháp đó trong ít nhất 2 tuần thì số ca mắc mới ở nước này sẽ giảm.

Ngày 26/6, Bộ Y tế Campuchia ra thông báo xác nhận thêm 745 ca mắc mới COVID-19 trên cả nước trong vòng 24 giờ, trong đó có 62 ca nhập cảnh. Tính đến ngày 26/6, Campuchia ghi nhận tổng cộng 46.810 ca mắc COVID-19 và 523 ca tử vong.

Trước tình trạng số ca bệnh nhập cảnh ở mức cao, Bộ trưởng Y tế Campuchia Mam Bun Heng ngày 26/6 đã kêu gọi giới chức các tỉnh tăng cường khả năng lưu trú của các trung tâm cách ly ở biên giới, đồng thời thực hiện chặt chẽ các biện pháp cách ly để ngăn chặn biến thể Delta xâm nhập từ các nước khác.

Cũng trong sáng 26/6, thêm một triệu liều vaccine Sinovac mà Campuchia mua của Trung Quốc đã đến sân bay quốc tế Phnom Penh và theo Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế và Tài chính Campuchia, nước này sẽ nhận thêm 5 triệu liều vaccine trong tháng 7/2021 và 4 triệu liều nữa trong tháng tiếp theo.

Từ ngày 7/2 đến nay, Campuchia đã nhận hơn 10 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, phần lớn từ Trung Quốc. Tính đến ngày 25/6, nước này đã tiêm phòng cho 3.803.169 người, tương đương 38,03% trong tổng số 10 triệu người trưởng thành cần được tiêm phòng theo mục tiêu đặt ra.

Thế Vũ

Tin khác

Vì sao bệnh ho gà ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca bệnh cả nước?

Vì sao bệnh ho gà ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca bệnh cả nước?

(CLO) Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 127 ca mắc ho gà, tăng 7,9 lần so với cùng kỳ năm 2023, đáng chú ý, tại Hà Nội có 60 ca.

Sức khỏe
Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

(CLO) Dị vật cuống trái xoài đã được các bác sĩ lấy ra khỏi đường thở của bé trai 8 tháng tuổi, hiện tình trạng sức khỏe bé tạm ổn, đang điều trị và theo dõi thêm.

Sức khỏe
Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

(CLO) Các ca mắc ho gà trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều xuất hiện ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, độ tuổi chưa đến lịch được tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà.

Sức khỏe
Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

(CLO) Sản phụ 34 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc mất máu, đau bụng nhiều, huyết áp giảm do thai ngoài tử cung bị vỡ và được chỉ định phẫu thuật cấp cứu và truyền 6 đơn vị máu.

Sức khỏe
Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

(CLO) Dịp nghỉ lễ nhu cầu đi lại người dân nhiều nên tăng nguy cơ lây lan dịch, trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên thế giới.

Sức khỏe