Ngày thảo luận thứ 3: Nội dung thảo luận rộng, thẳng thắn, trách nhiệm

Thứ bảy, 27/10/2018 19:31 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều 27/10, cuối phiên thảo luận về tình hình phát triển kinh tế - xã hội đã có 88 đại biểu phát biểu, 3 đại biểu tranh luận, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và 5 Bộ trưởng tham gia phát biểu, giải trình thêm về một số nội dung mà đại biểu quan tâm.


Báo Công luận
 Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ

Tham gia giải trình với Quốc hội chiều 27/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ khẳng định: “Chính phủ không hề có động thái nào về nới lỏng kiểm soát lạm phát. Chính phủ phải đẩy mạnh xã hội hoá việc cung cấp các dịch vụ công nên việc đặt ra kiểm soát lạm phát khoảng 4% là cần thiết”.

Kiểm soát lạm phát cũng là một trong các giải pháp để tiếp tục kiên định chủ trương ổn định kinh tế vĩ mô mà Đảng, Quốc hội đã xác định ngay từ đầu nhiệm kỳ. Phó Thủ tướng nhấn mạnh ổn định vĩ mô là nhiệm vụ hàng đầu của Chính phủ, bảo đảm các cân đối lớn về thu chi ngân sách, cung cấp điện, thanh toán vãng lai, dự trữ ngoại hối hiện đang ở mức 60 tỷ USD, giữ mặt bằng lãi suất và giảm lãi suất ở những lĩnh vực ưu tiên, điều hành tỷ giá thận trọng, theo tín hiệu thị trường, phối hợp tốt các giải pháp điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ và ngoại thương.

“Chính phủ nhất quán chính sách ổn định giá trị đồng tiền. Để hỗ trợ cho xuất khẩu, Chính phủ không bao giờ, chưa bao giờ có chủ trương phá giá đồng tiền”, Phó Thủ tướng khẳng định.

Việc ổn định kinh tế vĩ mô sẽ giúp Chính phủ củng cố hơn nữa nền tảng tăng trưởng, tăng cường sự chống chịu của hệ thống ngân hàng trước sức ép của căng thẳng thương mại, sức ép gia tăng lãi suất của các nền kinh tế thế giới, đồng thời cơ cấu lại các lĩnh vực, ngành còn nhiều hạn chế.

Ngoài ra, Chính phủ đang tính toán các động lực cho tăng trưởng từ nay tới năm 2020, trước khi xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2021- 2030.

Chia sẻ với các đại biểu Quốc hội về chất lượng tăng trưởng kinh tế của quốc gia, Phó Thủ tướng nêu rõ mục tiêu xuyên suốt của Chính phủ là phải tăng trưởng kinh tế nhanh, rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam với các nước nhưng phải bảo đảm tăng trưởng bền vững theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội.

Theo Phó Thủ tướng tăng trưởng của kinh tế toàn diện ở 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Ngay trong khu vực nông nghiệp, tăng trưởng đều ở tất cả các khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản, lâm nghiệp, trồng trọt thể hiện rõ kết quả của cơ cấu lại ngành này.

Tăng trưởng của khu vực công nghiệp giảm dần phụ thuộc vào lĩnh vực khai khoáng, dựa nhiều vào vai trò động lực của lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo.

Phó Thủ tướng thẳng thắn chia sẻ: “Chất lượng tăng trưởng nhanh nhưng còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu, không cố gắng thì nguy cơ tụt hậu vẫn còn hiệu hữu”. 

Đó là chất lượng thể chế, hạ tầng còn nhiều hạn chế. Chỉ số đổi mới khoa học công nghệ còn thấp, năng suất lao động tuy tăng nhanh nhưng so với các nước trong khu vực còn thấp. Chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ còn chậm, không tương thích với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Năng suất lao động tăng do vốn, đầu tư và một phần phụ thuộc đầu tư nước ngoài.

Phó Thủ tướng cũng cho biết thêm Chính phủ quan tâm chỉ đạo ổn định và phát triển thị trường tài chính, giúp các chỉ tiêu “đi trước” kế hoạch 5 năm.  Cụ thể, quy mô thị trường chứng khoán hiện nay đã chiếm tới 80% GDP, vượt xa chỉ tiêu 70% GDP vào năm 2020, hỗ trợ cho ngân hàng cung ứng vốn cho nền kinh tế. Nợ xấu trong bảng cân đối khoảng 2% so với mức 2,56% vào đầu năm nay. Tính chung nợ xấu của toàn hệ thống hiện chỉ khoảng 6% và tiếp tục thực hiện Đề án số 1058 về cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.

Phát biểu cuối phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết: Đa số các ý kiến đồng tình với báo cáo; đánh giá cao sự nỗ lực của Chính phủ, các ngành, các cấp, sự nỗ lực của doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, ghi nhận các kết quả đạt được.

Báo Công luận
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển. 

Các ý kiến cơ bản thống nhất với đánh giá của Chính phủ về kết quả năm 2018 và 3 năm; vui mừng với những kết quả đạt được: Tăng trưởng kinh tế đạt và vượt mục tiêu, cao hơn giai đoạn trước, năm 2018 có khả năng vượt 6,7%; quy mô kinh tế tăng 1,33 lần so với năm 2015. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Nợ công trên GDP giảm và bảo đảm mức an toàn. Chất lượng tăng trưởng chuyển sang chiều sâu. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm dần phụ thuộc vào khai khoáng và dầu khí. Tái cơ cấu kinh tế đạt kết quả. Văn hóa, giáo dục, y tế, thông tin truyền thông có tiến bộ đáng kể. Quốc phòng an ninh được giữ vững. Phòng chống tội phạm được đẩy mạnh, nhất là phòng chống tham nhũng chuyển biến mạnh... 

Các đại biểu cũng nêu nhiều tồn tại, bất cập trên các lĩnh vực; quan tâm tới đời sống người dân vùng dân tộc, miền núi. Phân tích các thuận lợi và khó khăn, đa số các đại biểu đồng tình với các mục tiêu, giải pháp Chính phủ đề ra cho năm 2019 và kiến nghị nhiều nội dung quan trọng khác. 

Ngày 29/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về: Kết quả thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2019 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước quốc gia 3 năm 2019 - 2021; phân bổ nguồn kinh phí còn lại và chi thường xuyên chưa sử dụng hết năm 2017.

Đắc Nguyên


Tin khác

Cổ đông lớn ngân hàng thương mại không phải thực hiện thủ tục chấp thuận mua, bán, chuyển nhượng cổ phần

Cổ đông lớn ngân hàng thương mại không phải thực hiện thủ tục chấp thuận mua, bán, chuyển nhượng cổ phần

(CLO) Đối với thủ tục hành chính chấp thuận mua, bán, chuyển nhượng cổ phần của cổ đông lớn; mua, bán, chuyển nhượng cổ phần dẫn đến trở thành cổ đông lớn của ngân hàng thương mại, Chính phủ quyết định bãi bỏ việc cổ đông lớn phải thực hiện thủ tục chấp thuận mua, bán, chuyển nhượng cổ phần.

Tin tức
Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả, xác minh nguyên nhân sự cố sạt lở đất tại Kỳ Liên (Hà Tĩnh)

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả, xác minh nguyên nhân sự cố sạt lở đất tại Kỳ Liên (Hà Tĩnh)

(CLO) Ngày 7/5/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Công điện số 45/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả, làm rõ nguyên nhân sự cố sạt lở đất tại phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Tin tức
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Người điều khiển xe điện 4 bánh phải có giấy phép lái xe

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Người điều khiển xe điện 4 bánh phải có giấy phép lái xe

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các địa phương chịu trách nhiệm cấp phép đăng ký, cụ thể hóa phạm vi hoạt động của xe điện 4 bánh, thực hiện nghiêm quy định của Luật Giao thông đường bộ. Đặc biệt, người điều khiển phải có giấy phép lái xe theo quy định.

Tin tức
Ninh Bình: Thống nhất dự kiến nội dung kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XV

Ninh Bình: Thống nhất dự kiến nội dung kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XV

(CLO) Chiều 7/5, Thường trực HĐND tỉnh Ninh Bình tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất dự kiến nội dung kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XV. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Mai Văn Tuất chủ trì hội nghị.

Tin tức
Ninh Bình là một trong 2 tỉnh đã hoàn thành bàn giao khoảng néo thực hiện dự án đường dây 500kV mạch 3

Ninh Bình là một trong 2 tỉnh đã hoàn thành bàn giao khoảng néo thực hiện dự án đường dây 500kV mạch 3

(CLO) Ngày 7/5, Văn phòng Ban Chỉ đạo nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng họp trực tuyến giao ban định kỳ về các dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối.

Tin tức