Ngày về của vị tướng huyền thoại

Thứ bảy, 10/10/2015 11:49 AM - 0 Trả lời

Cách đây 61 năm, sáng ngày 10/10/1954 lịch sử, cả Hà Nội tưng bừng cờ hoa đón chào đoàn quân chiến thắng trở về tiếp quản Thành phố. Và trên chuyến xe đầu tiên tiến về Thủ đô Hà Nội vừa giải phóng ngày ấy, có một vị tướng, ..

(NBCL) Cách đây 61 năm, sáng ngày 10/10/1954 lịch sử, cả Hà Nội tưng bừng cờ hoa đón chào đoàn quân chiến thắng trở về tiếp quản Thành phố. Và trên chuyến xe đầu tiên tiến về Thủ đô Hà Nội vừa giải phóng ngày ấy, có một vị tướng, người mà cả cuộc đời sống và chiến đấu, đều gắn bó mật thiết với mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến: Thiếu tướng Vương Thừa Vũ.

“Muôn dặm một nhà”

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ về đình chiến ở Đông Dương được ký kết. Qua nhiều ngày đấu tranh sôi nổi, các hiệp định về việc chuyển giao Hà Nội được ký kết ngày 30/9/1954 và ngày 2/10/1954 tại Ủy ban Liên hợp đình chiến Trung ương. Sau đó, Chính phủ đã phái các đội công an, trật tự, cảnh vệ, hành chính vào Hà Nội để chuẩn bị việc tiếp quản thành phố.

Theo nghị quyết ngày 17/9/1954 của Hội đồng Chính phủ, Ủy ban quân chính thành phố Hà Nội được thành lập do thiếu tướng Vương Thừa Vũ, tư lệnh sư đoàn Quân Tiên phong làm Chủ tịch và bác sĩ Trần Duy Hưng làm Phó Chủ tịch. Ủy ban quân chính có nhiệm vụ tiếp thu và quản lý thành phố. Sư đoàn Quân Tiên phong đã được Trung ương Đảng và Chính phủ giao nhiệm vụ tiếp quản Hà Nội.

[caption id="attachment_51216" align="aligncenter" width="640"]Thiếu tướng Vương Thừa Vũ trên chiếc xe tiến vào tiếp quản Thủ đô. Thiếu tướng Vương Thừa Vũ trên chiếc xe tiến vào tiếp quản Thủ đô.[/caption]

5h sáng ngày 10/10/1954, cả Thành phố náo nhiệt hẳn lên. Phố xá trang điểm thêm bằng cờ, biểu ngữ, trang trí thêm cổng chào. Mọi người mặc bộ quần áo đẹp nhất, đường phố sạch sẽ tinh tươm đón đoàn quân chiến thắng trở về.

8h sáng, các đơn vị trong Đại đoàn 308 quân phục chỉnh tề, huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ” cài trên ngực áo trở về trong lòng nhân dân Hà Nội giữa một rừng cờ hoa trong sự đón mừng nồng nhiệt của đồng bào.

Anh hùng Nguyễn Quốc Trị, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Thủ đô và Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 54 Trần Đông dẫn đầu đội hình bộ binh tiến từ khu vực Mai Dịch qua ô Cầu Giấy, Kim Mã, Hàng Đẫy, vườn hoa Cửa Nam, Hàng Bông, Hàng Gai ra Bờ Hồ, qua Hàng Đào, chợ Đồng Xuân, Hàng Đậu, Cửa Bắc vào thành Hà Nội.

anh6

Từ phía Nam một đội hình bộ binh khác gồm Trung đoàn Tu Vũ và Đại đoàn do Trung đoàn trưởng Trung đoàn Tu Vũ chỉ huy từ Việt Nam Học xá lần lượt tiến qua Bạch Mai, phố Huế ra, ra Tràng Tiền rồi vòng về khu vực Đồn Thủy.

Tiến sau đội hình bộ binh là đội hình cơ giới. Hơn 100 xe Molotova nước sơn màu lá mạ còn mới tinh khôi, cánh cửa in phù hiệu sao vàng trên nền đỏ, nối đuôi nhau tiến vào nội thành. Trên xe, các chiến sỹ ngồi ngay ngắn, súng dựa trên sàn, lưỡi lê tuốt trần sáng loáng. Dẫn đầu đội hình cơ giới là một đoàn xe com-măng-ca mui trần. Trên xe đầu tiên, Tướng Vương Thừa Vũ, Tư lệnh Đại đoàn 308, Chủ tịch Ủy ban Quân chính Thành phố, giơ tay chào đồng bào. Tiếp theo đó là xe của bác sĩ Trần Duy Hưng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính, rồi đến xe của các đồng chí trong Bộ Tư lệnh Đại đoàn là Chính ủy Song Hào, Đại đoàn phó Cao Văn Khánh.

Đoàn quân đi đến đâu là tiếng reo hò nổi lên như sóng dậy. Đường phố rực màu cờ, chật ních người. Những gương mặt rạng rỡ, nụ cười ánh mắt, tay vẫy, những giọt lệ.

Buổi chiều 10/10/1954 là Lễ chào cờ lịch sử. Lá cờ chiến thắng của Tổ quốc tung bay trên đỉnh Cột Cờ. Trời thu Hà Nội xanh ngắt, điểm một sắc cờ đỏ thắm tựa bông hoa.

Đứng chủ thể lễ chào cờ là Tướng Vương Thừa Vũ và bác sỹ Trần Duy Hưng. Đoàn quân nhạc do Nhạc trưởng Đinh Ngọc Liên chỉ huy cử Quốc thiều. Mọi người kính cẩn nhìn lên lá quốc kỳ đang tung bay trên đỉnh Cột Cờ cao ngất. Tiếng nhạc vừa dứt, Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Chủ tịch Ủy ban Quân chính thành phố Hà Nội bước ra trước máy phóng thanh trân trọng đọc lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô, trong đó có đoạn: “8 năm qua, Chính phủ đã phải xa rời Thủ đô để kháng chiến cứu nước. Tuy xa nhưng lòng Chính phủ luôn gần cạnh đồng bào. Ngày nay do nhân dân ta đoàn kết nhất trí, quân đội ta chiến đấu anh dũng, hòa bình đã thắng lợi, Chính phủ ta lại trở về Thủ đô với đồng bào. Muôn dặm một nhà, lòng vui mừng khôn xiết”.

Lập kỳ tích với thế trận “trùng độc chiến”

Nhưng để có ngày trở về huy hoàng như thế, để có một Hà Nội rạng rỡ cờ hoa sạch bóng quân thù trong ngày 10/10/1954 như thế, Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, đồng đội, quân và dân Thủ đô đã trải qua bao ngày kháng chiến gian khổ. Chính ông- vị tướng huyền thoại- là một trong những người góp công đầu để làm nên chiến công lịch sử vẻ vang trong cuộc chiến đấu 60 ngày đêm "quyết tử để tổ quốc quyết sinh" của quân và dân Hà Nội khởi đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (l9-12-1946).

Được giao làm Chỉ huy trưởng mặt trận Hà Nội mặt trận Hà Nội trong 60 ngày đêm khói lửa (từ 19/12/1946 tới 18/2/1947), Thiếu tướng Vương Thừa Vũ chính là tác giả của cách đánh  “trùng độc chiến”. Đây là cách đánh từ trong đánh ra, ngoài đánh vào kìm giữ tiêu diệt địch, buộc địch phải đối phó với ta cả trong lòng thành phố lẫn ở các cửa ô. Kế hoạch tác chiến và thế trận vô cùng độc đáo, sáng tạo của Chỉ huy trưởng Mặt trận Hà Nội - Vương Thừa Vũ đã được Đại tướng Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp và Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái tán thành, khen ngợi. Không chỉ có vậy, 60 ngày đêm chỉ huy Mặt trận Hà Nội, Chỉ huy trưởng Mặt trận Hà Nội - Vương Thừa Vũ luôn luôn theo dõi sát sao hàng ngày, hàng giờ từng trận chiến đấu của quân dân ba liên khu để có những quyết định kịp thời, điều động các tiểu đoàn Vệ quốc đoàn vừa chặn, vừa đánh, vừa tiêu hao địch bằng chiến thuật hết sức sáng tạo, thần diệu “hóa chỉnh vi linh” trên địa bàn các phố cổ, phố “Tây”, các cửa ô, và làng xã ngoại thành; vừa đánh vừa “đàm” ngay tại Ô Chợ Dừa, chủ động tấn công địch và chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài… Tất cả đã góp phần làm lập nên kỳ tích: bằng một lực lượng vũ trang non trẻ đã chiến đấu thắng lợi, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giam chân đội quân chính quy đông khoảng 6.500 binh sĩ của Pháp trong thành phố suốt hai tháng trời ( từ 19/12/1946 đến 17/2/1947 - gấp đôi thời gian quy định), tạo điều kiện cho cả nước triển khai chiến lược trường kỳ kháng chiến.

HN3

Sau khi thực hiện cuộc rút lui thần kỳ đêm 17/2/1947, Tư lệnh Vương Thừa Vũ lại cùng các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô gian khổ trên các nẻo đường kháng chiến trường kỳ. Trung đoàn Thủ đô lớn mạnh dần cùng với đà thắng lợi của cuộc kháng chiến. Ngày 28/8/1949, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Quốc gia Việt Nam quyết định thành lập Đại đoàn chủ lực đầu tiên mang phiên hiệu Đại đoàn 308. Trung đoàn thủ đô (mang số hiệu 102) là một trong số những trung đoàn cấu thành “quả đấm thép” đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam. Đại tá Vương Thừa Vũ là Đại đoàn trưởng kiêm Chính uỷ đầu tiên của Đại đoàn.

Từ đó đến chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, tư lệnh huyền thoại của “quả đấm thép” đại đoàn 308 đã chỉ huy chiến sĩ đánh địch thắng lợi vang dội ở chiến dịch Biên giới (1950), Hòa Bình (1951-1952), Tây Bắc (cuối 1952)… Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đại đoàn 308 và tên tuổi của người tư lệnh thật sự là nỗi khiếp đảm của tướng lĩnh và quân viễn chinh Pháp.

HN4

Điện Biên Phủ toàn thắng, Đại đoàn 308, trong đó có Trung đoàn Thủ đô đã từng chiến đấu và chiến thắng ở Hà Nội 9 năm trước được vinh dự nhận trọng trách tiến về tiếp quản thành phố dưới sự chỉ huy trực tiếp của thiếu tướng Vương Thừa Vũ (ông được phong quân hàm thiếu tướng ngày 28-9-1954). Trở về Thủ đô, vị tướng người Hà Nội lại có thêm trọng trách: Chủ tịch ủy ban quân chính, phải trực tiếp giải quyết nhiều công việc bộn bề của thành phố mới giải phóng.

Thiếu tướng Vương Thừa Vũ tên thật là Nguyễn Văn Đồi,sinh năm 1910 tại làng Vĩnh Ninh, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông nay thuộc huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội. Tên Vương Thừa Vũ được ông kể lại là do khi lạc vào một bản người Mông sau khi phá ngục Nghĩa Lộ (tháng 3/1945), ông bị nghi là kẻ gian, bị bắt trói, định đem bắn. Đồng bào hỏi tên, ông buột miệng: Tên là Vương. Cái tên kỷ niệm sâu sắc đó trở thành tên tuổi một vị tướng uy dũng và đức độ sau này, gắn liền với một trang lịch sử kháng chiến hào hùng của Hà Nội.

Hà Nguyễn

Tin khác

Gia Lai: Cánh quạt điện gió bất ngờ bị gãy khi đang bảo dưỡng

Gia Lai: Cánh quạt điện gió bất ngờ bị gãy khi đang bảo dưỡng

(CLO) Trong quá trình hiệu chỉnh góc quay hướng gió đã gặp phải sấm sét, gió giật mạnh... khiến một cánh quạt bất ngờ bị gãy.

Đời sống
Gần 3.000 người bị tước Giấy phép lái xe trong ngày thứ 3 nghỉ lễ 30/4

Gần 3.000 người bị tước Giấy phép lái xe trong ngày thứ 3 nghỉ lễ 30/4

(CLO) Ngày thứ 3 kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn quốc đã xử lý 15.541 trường hợp, phạt 35 tỷ 136,4 triệu đồng, tước 2.929 Giấy phép lái xe các loại.

Đời sống
Biển Đông có gió giật cấp 7, cảnh báo sóng lớn trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Biển Đông có gió giật cấp 7, cảnh báo sóng lớn trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, ngày và đêm 29/4 ở vịnh Bắc bộ và vùng biển phía tây bắc khu vực bắc Biển Đông có gió đông nam đến nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7.

Đời sống
Ngọn lửa bao trùm cửa hàng FPT Shop ở TPHCM, thiệt hại nhiều tài sản giá trị

Ngọn lửa bao trùm cửa hàng FPT Shop ở TPHCM, thiệt hại nhiều tài sản giá trị

(CLO) Phát hiện đám cháy bên trong cửa hàng FPT ở Gò Vấp (TP.HCM), các nhân viên cùng người dân nỗ lực dập tắt đám cháy nhưng bất thành. Rất may không có thương vong về người.

Đời sống
Tạm giữ người đàn ông vi phạm nồng độ cồn, đốt xe máy

Tạm giữ người đàn ông vi phạm nồng độ cồn, đốt xe máy

(CLO) Khi tổ công tác lập biên bản vi phạm hành chính về lỗi vi phạm nồng độ cồn, ông T. đã ký vào biên bản và đi ra ngoài, sau đó leo lên thùng xe Cảnh sát giật nắp bình xăng, châm lửa chiếc xe máy.

Đời sống