Nghệ An: Độc đáo bánh chưng đen của các cô gái Thái ở Quỳ Hợp

Thứ năm, 11/02/2021 08:13 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo phong tục vào cuối năm khi cách ngày Tết Nguyên đán cổ truyền 1 ngày, đồng bào dân tộc Thái Tày Thanh (Thái đen) ở Nghệ An sẽ bắt tay vào gói bánh chưng đen, với nguyên liệu là gạo nếp và tro rơm khô được chuẩn bị sau mùa gặt lúa trong năm.

Cứ đến ngày 29 tháng Chạp hằng năm là bà con người Thái Tày Thanh ở xã Châu Thành, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An, lại tất bật chuẩn bị gói bánh chưng đen - 1 loại bánh truyền thống không thể thiếu trên mâm cúng vào ngày Tết của người dân nơi đây.

Ghi nhận của PV Báo Nhà báo và Công luận, tại xã Châu Thành (Quỳ Hợp, Nghệ An) vào chiều ngày 29 tháng Chạp, thời điểm chỉ còn cách Tết Nguyên đán cổ truyền đúng 1 ngày, nơi đây rộn ràng tiếng cười nói của những người con gái Thái, tiếng chày giã gạo ở hiên nhà sàn, mọi người cùng nhau làm nên chiếc bánh chưng đen độc đáo, truyền thống để cúng vào ngày Tết sắp tới.

Ghi nhận của PV Báo Nhà báo và Công luận, tại xã Châu Thành (Quỳ Hợp, Nghệ An) vào chiều ngày 29 tháng Chạp, thời điểm chỉ còn cách Tết Nguyên đán cổ truyền đúng 1 ngày, nơi đây rộn ràng tiếng cười nói của những người con gái Thái, tiếng chày giã gạo ở hiên nhà sàn, mọi người cùng nhau làm nên chiếc bánh chưng đen độc đáo, truyền thống để cúng vào ngày Tết sắp tới.

Bánh chưng đen là loại bánh đặc biệt mang nét riêng của người Thái Tày Thanh, nguyên liệu chính chỉ là gạo nếp trắng và được nhuộm đen bằng tro rơm. Cứ bắt đầu vào vụ mùa gặt cuối cùng của năm, người Thái đen lại tích 1 ít rơm khô để ngày cận Tết gói bánh chưng. Rơm được bà con cất trữ ở đây phải từ cây lúa nếp do chính tay người trong gia đình mình cắt, sau khi rửa sạch phơi khô và cất lên giàn cao ở trong nhà.

Bánh chưng đen là loại bánh đặc biệt mang nét riêng của người Thái Tày Thanh, nguyên liệu chính chỉ là gạo nếp trắng và được nhuộm đen bằng tro rơm. Cứ bắt đầu vào vụ mùa gặt cuối cùng của năm, người Thái đen lại tích 1 ít rơm khô để ngày cận Tết gói bánh chưng. Rơm được bà con cất trữ ở đây phải từ cây lúa nếp do chính tay người trong gia đình mình cắt, sau khi rửa sạch phơi khô và cất lên giàn cao ở trong nhà.

Những bó rơm vẫn hương mùi lúa nếp được người dân đưa ra đốt để lấy tro.

Những bó rơm vẫn hương mùi lúa nếp được người dân đưa ra đốt để lấy tro.

Để giữ được tro tốt, người dân sẽ gắp những đống tro còn đỏ ửng vào trong chiếc cối đã đong sẵn gạo.

Để giữ được tro tốt, người dân sẽ gắp những đống tro còn đỏ ửng vào trong chiếc cối đã đong sẵn gạo.

Tro và gạo nếp được giã đều tay. Mọi công đoạn đều do các bàn tay người phụ nữ làm, tuyệt nhiên đàn ông không được động tay vào.

Tro và gạo nếp được giã đều tay. Mọi công đoạn đều do các bàn tay người phụ nữ làm, tuyệt nhiên đàn ông không được động tay vào.

Hạt Nga Chiếng (một loại vừng mọc tự nhiên trong rừng) cũng được bỏ thêm vào giã cùng gạo và tro, để tạo vị đậm đà cho bánh.

Hạt Nga Chiếng (một loại vừng mọc tự nhiên trong rừng) cũng được bỏ thêm vào giã cùng gạo và tro, để tạo vị đậm đà cho bánh.

Báo Công luận
Sau khi đã giã đều, thành 1 màu đen. Người phụ nữ Thái sẽ sẩy trên một cái mẹt cho tro bay bớt ra ngoài và lấy gạo đã được nhuộm đen đi gói bánh.

Sau khi đã giã đều, thành 1 màu đen. Người phụ nữ Thái sẽ sẩy trên một cái mẹt cho tro bay bớt ra ngoài và lấy gạo đã được nhuộm đen đi gói bánh.

Theo chị Ngân Thị Hà (xã Châu Thành, Quỳ Hợp, Nghệ An) cho hay, gạo sau khi đã nhuộm đen sẽ được những người phụ nữ Thái đưa lên gian chính giữa của nhà mình, cùng mọi người quây quần và gói bánh chưng.

Theo chị Ngân Thị Hà (xã Châu Thành, Quỳ Hợp, Nghệ An) cho hay, gạo sau khi đã nhuộm đen sẽ được những người phụ nữ Thái đưa lên gian chính giữa của nhà mình, cùng mọi người quây quần và gói bánh chưng.

Báo Công luận

" Theo phong tục từ rất lâu rồi việc giã gạo đen và chuẩn bị sẽ phải do phụ nữ làm, người đàn ông không được phép làm chỉ đến khi gói bánh thì người đàn ông mới được gói bánh cùng." - Chị Hà cho hay.

Bánh chưng đen người Thái Tày Thanh ở Qùy Hợp không có nhân. Lá gói bánh cũng dùng lá dong rừng rửa sạch, lau khô mới đem gói. Bánh chưng để cúng ngày Tết của đồng bào nơi đây có 4 loại bánh. Khâu tôm kháu khoài (Bánh sừng trâu); Khâu tôm cộp (Bánh đôi); Khâu tôm khuản tụ (Bánh gậy); Khâu tôm pom (Bánh vuông nhỏ).

Bánh chưng đen người Thái Tày Thanh ở Qùy Hợp không có nhân. Lá gói bánh cũng dùng lá dong rừng rửa sạch, lau khô mới đem gói. Bánh chưng để cúng ngày Tết của đồng bào nơi đây có 4 loại bánh. Khâu tôm kháu khoài (Bánh sừng trâu); Khâu tôm cộp (Bánh đôi); Khâu tôm khuản tụ (Bánh gậy); Khâu tôm pom (Bánh vuông nhỏ).

Bánh chưng được hình thành gồm 2 bánh hình vuông kẹp vào với nhau tạo thành một cặp, với ý nghĩa cuộc sống ấm no, cầu cho gia đình hạnh phúc. Có tên gọi là

Bánh chưng được hình thành gồm 2 bánh hình vuông kẹp vào với nhau tạo thành một cặp, với ý nghĩa cuộc sống ấm no, cầu cho gia đình hạnh phúc. Có tên gọi là "khâu tôm cộp" ( Bánh đôi).

Bánh

Bánh "khâu tôm pom" ( Bánh vuông nhỏ). Bánh này có hình vuông nhỏ, lớn hơn hộp diêm, buộc thành chùm, mỗi chùm 5 bánh. Với ý nghĩa cầu cho sung túc, mọi sự tròn trịa, đầy đủ.

Bánh

Bánh "khâu tôm khuản tụ" ( Bánh gậy). Bánh hình chiếc gậy, với ý nghĩa cầu cho người già được sống lâu.

Ông Vi Xuân Điển (xã Châu Thành, Quỳ Hợp, Nghệ An) cho biết:

Ông Vi Xuân Điển (xã Châu Thành, Quỳ Hợp, Nghệ An) cho biết: "Năm nào gia đình chúng tôi cũng tổ chức gói bánh chưng đen vào đúng ngày 29 tháng Chạp. Không gói sớm hơn tránh bánh hỏng không ngon."

Bánh sau khi chín, ăn vào sẽ cảm nhận được vị thơm của mùi nếp kèm mùi tro khiến cho người ăn có cảm giác như đang được giao hòa cùng cỏ cây, ruộng đồng, cùng thiên nhiên hoang sơ miền Tây xứ Nghệ.

Bánh sau khi chín, ăn vào sẽ cảm nhận được vị thơm của mùi nếp kèm mùi tro khiến cho người ăn có cảm giác như đang được giao hòa cùng cỏ cây, ruộng đồng, cùng thiên nhiên hoang sơ miền Tây xứ Nghệ.

Những đôi bàn tay đen sạm màu tro sau khi gói bánh.

Những đôi bàn tay đen sạm màu tro sau khi gói bánh.

Chị Ngân Thị Hà (Quỳ Hợp, Nghệ An) kiểm tra lại số lượng bánh

Chị Ngân Thị Hà (Quỳ Hợp, Nghệ An) kiểm tra lại số lượng bánh "khâu tôm pom" ( Bánh vuông nhỏ). Chị cho hay, số lượng mỗi chùm bánh vuông nhỏ sẽ có 5 cái, ở mỗi mâm cũng gia đình sẽ phải đặt 1 đôi, tức là 10 cái bánh này.

Báo Công luận

"Bạn thân mến, đừng hỏi nhân bánh ở đâu nhé, vì bánh chưng người Thái không có nhân. Nó thật đơn giản, mộc mạc, nhưng cũng đầy ý nghĩa không kém bánh của Lang Liêu đấy. Mời bạn ăn thử một miếng nhé, nó ngọt ngào lắm đấy! Tết này khi đến với bản làng người Tày Thanh, nếu được biếu một chùm bánh nhỏ thì đừng từ chối, mau nhận lấy đi. Vì khách quý mới được biếu như thế, đó là lộc mà." - Chị Hà vui vẻ nói với mọi người khách đến với bản làng Thái Tày Thanh ngày Tết.

Quang Hùng

Tin khác

Người anh hùng phá hơn 100 quả bom trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Người anh hùng phá hơn 100 quả bom trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Ở độ tuổi 97 nhưng cụ Cao Xuân Thọ (xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) vẫn hừng hực khí thế khi kể lại những ngày tham gia phá bom, phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.

Đời sống
Gần 80 người thương vong trong ngày đầu nghỉ lễ

Gần 80 người thương vong trong ngày đầu nghỉ lễ

(CLO) Ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, toàn quốc xảy ra 60 vụ tai nạn giao thông khiến gần 80 người thương vong.

Đời sống
120 giàn pháo hoa phục vụ Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

120 giàn pháo hoa phục vụ Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

(CLO) 120 giàn pháo hoa được lực lượng chức năng thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá lắp đặt trước bờ biển đối diện sân khấu Quảng trường biển Sầm Sơn để chuẩn bị cho Lễ hội du lịch biển năm 2024.

Đời sống
Quảng Ninh: Đã tìm thấy thi thể thứ 4 trong vụ lật thuyền nan trên sông Chanh

Quảng Ninh: Đã tìm thấy thi thể thứ 4 trong vụ lật thuyền nan trên sông Chanh

(CLO) Thông tin được lãnh đạo Ủy ban nhân dân thị xã Quảng Yên xác nhận, sau khi lực lượng chức năng địa phương này đã tìm được thi thể thứ 4 của vụ tai nạn vào hồi 8 giờ 10 phút ngày 27/4.

Đời sống
Hà Nam: Phát động Tháng Công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hà Nam: Phát động Tháng Công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(CLO) Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Nam tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024.

Đời sống