Nghề báo và câu chuyện “Ăn cây nào rào cây ấy”

Thứ năm, 13/04/2017 11:30 AM - 0 Trả lời

“Hiện tượng phổ biến là báo ngành sinh ra để phục vụ ngành, đưa tin một chiều chỉ có tung hô, khen ngợi, còn chê, phê bình, đấu tranh thì ở ngành khác, địa phương khác. Hèn gì, có tờ báo lúc nào cũng chỉ đăng các bài tiêu cực ở ngành khác, hàng trăm thứ việc của ngành mình cần phải có tiếng nói của báo chí nhưng chẳng thấy đâu”.

(NB&CL) “Hiện tượng phổ biến là báo ngành sinh ra để phục vụ ngành, đưa tin một chiều chỉ có tung hô, khen ngợi, còn chê, phê bình, đấu tranh thì ở ngành khác, địa phương khác. Hèn gì, có tờ báo lúc nào cũng chỉ đăng các bài tiêu cực ở ngành khác, hàng trăm thứ việc của ngành mình cần phải có tiếng nói của báo chí nhưng chẳng thấy đâu”. Đó chính là hiện tượng “ăn cây nào rào cây ấy” mà tác giả Bắc Hà đề cập trong bài viết dưới đây.

Nhân Hội báo toàn quốc 2017, tôi gặp khá nhiều nhà báo đến dự, tham quan, học hỏi, trong đó chủ yếu là nhà báo trẻ… Nhiều việc các bạn ấy hỏi, tôi trả lời và các bạn ấy đều nghe hứng thú, vui vẻ. Một bạn trẻ làm ở một tờ báo ngành đặt câu hỏi rằng hiện tại có những đề tài gì cần tuyên truyền mạnh? Tôi trả lời, có vài trọng điểm, trong đó có việc của ngành mà bạn trẻ này làm phóng viên. Tôi bảo cháu nên điều tra, phân tích lợi hại, được mất của ngành ấy khi thực hiện công việc hiện tại. Tôi còn rao giảng nào là phải lấy lợi ích của nhân dân lên trên hết. Làm như một số việc hiện tại của ngành chỉ có lợi cho 1 vài doanh nghiệp và một nhóm người còn dân là chịu thiệt thòi, mưa dầm thấm lâu, lòng dân sẽ ly tán… Tỷ như việc thu phí xăng dầu nhiều loại quá cao khiến người dân thêm cơ cực chứ giá vật tư lên chả có doanh nghiệp vận tải, thương mại hay tài chính nào phải chịu: Dân chịu tất. Rằng nhà báo thì phải phân tích để tranh thủ sự đồng thuận. Dân ta công bằng lắm. Chẳng hạn người ta chỉ phản đối việc doanh nghiệp tìm cách chạy vạy để dựng trạm thu phí vô lý ở những con đường đã có bằng mồ hôi nước mắt, tiền đóng gạo góp của bao thế hệ người Việt thôi chứ có ai phản đối doanh nghiệp bỏ tiền làm mới rồi thu phí đâu?... Nói một thôi một hồi, chả thấy bạn trẻ phản ứng gì, cuối cùng bạn ấy xin được ý kiến, chốt một câu xanh rờn:

Bác ạ. Nhưng các việc ấy lại là của bộ cháu, báo của bộ viết về bộ thì ai đăng, chưa kể ít tuổi như chúng cháu cũng được dạy: ăn cây nào, rào cây ấy bác ạ.

Nếu cháu nói vậy thì bác đành bó tay cháu ạ...

[caption id="attachment_158579" align="aligncenter" width="640"]Báo Công luận Phóng viên tác nghiệp.[/caption]

Mấy hôm nay nghe chuyện bộ quản lý nhà nước về báo chí rất bất bình với việc ngày càng ít cơ quan báo chí tôn trọng quy định của giấy phép xuất bản, đặc biệt về tôn chỉ của tờ báo. Hiện tượng phổ biến là báo ngành sinh ra để phục vụ ngành, đưa tin một chiều chỉ có tung hô, khen ngợi, còn chê, phê bình, đấu tranh thì ở ngành khác, địa phương khác. Hèn gì, có tờ báo lúc nào cũng chỉ đăng các bài tiêu cực ở ngành khác, hàng trăm thứ việc của ngành mình cần phải có tiếng nói của báo chí nhưng chẳng thấy đâu.

Tôi hỏi một anh bạn làm ở một cơ quan quản lý báo chí:

Tôi thấy nhiều độc giả, doanh nghiệp kêu hiện nay nhiều báo điện tử, trong đó không ít tờ báo cứ phải gắn với chữ pháp luật vào tên. Vậy là thế nào?

Anh ấy bảo:

Cho thêm phần kỷ cương ấy mà. Rồi cười nắc nẻ.

Đàm đạo với một bác cao tuổi, từng là cán bộ cao cấp nay đã nghỉ hưu, bác ấy nói: "Tớ nói thật, phải xem lại cậu ạ. Thí dụ như tớ đây, ngoài 70 tuổi, sức khỏe của tớ không khỏe hẳn nhưng cũng là tốt hơn xấu thì mới có thể hoạt động bình thường. Nếu tớ mất hơn 90% sức khỏe thì còn hoạt động gì được nữa. Cái tỉnh này ổn định đấy chứ, phát triển nhanh đấy chứ, làm cũng được nhiều việc vì lợi ích nhân dân đấy chứ, sao cả năm tớ thấy có tờ báo nó rặt là chỉ chê xấu, chê kém. Thành ra chúng tớ cũng chả tin gì tờ báo ấy, cũng chả đọc làm gì. Vì nếu xấu, nếu bệnh tật như thế, thì khênh cái tỉnh này đi bệnh viện cấp cứu lâu rồi. Mà không phải cấp cứu thường đâu, cho thở ô xy ấy chứ!" (Cười). "Cũng khổ bác ạ! Báo của họ tự trang trải, phải vậy mới có thu?". Tôi lẩm nhẩm thưa lại.

Lạ nhỉ, cứ tuyên truyền tốt cho đơn vị, địa phương đi, giúp cho họ làm ăn phát triển đi, góp ý xây dựng đi, tách bạch giữa người làm phóng viên viết bài và người đi hoạt động kinh tế cho dễ làm. Nói phải củ cải cũng nghe, có lợi cho họ thì có cớ gì họ không đóng góp. Kinh tế báo chí, xã hội hóa báo chí, có ai cấm đâu, nhưng phải đàng hoàng, minh bạch. Đằng này, tuyên truyền báo chí theo kiểu bới móc, thậm chí gắp lửa bỏ tay người như thế mình thấy thất đức lắm. Món tớ nghỉ lâu rồi, nhưng cũng biết lớp cán bộ trẻ họ cũng chả thích gì khen nhiều, tô hồng lắm. Nhưng lại thích nói thẳng, nói thật công tâm để họ biết, họ lường, họ tránh. Thế kỷ 21 rồi cũng chả ai muốn phải đề phòng những người lấp bụi rậm mà rình mò làm gì.

Lại nghe nói bộ chủ quản đang “thiết kế” giấy phép mới cho hoạt động báo chí trình cấp trên phê duyệt và thực hiện. Điều này thật sự cần thiết để phù hợp hơn với Luật Báo chí 2016 và tốc độ phát triển báo chí, nền tảng công nghệ hiện nay. Nhân việc này, nhớ lại vừa qua, Hội Nhà báo Việt Nam nhận hiện vật hiến tặng cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam trong đó có tấm thẻ nhà báo sử dụng từ những năm 50, 60 của thế kỷ trước. Người ta in thẳng vào thẻ quyền lợi và nghĩa vụ của nhà báo khi tác nghiệp (5 điều). Cứ như vậy lại hóa hay bởi hiện nay không ít nhà báo bị hạch sách này nọ vì trên thẻ chả ghi gì, luật thì họ không chịu đọc, cho nên cứ tạo ra những ức chế không cần thiết.

Khổ nỗi, cán bộ bây giờ không được mẫn cán như ngày xưa! Vậy cho nên, kỳ vọng giấy phép xuất bản đợt này phải tiến bộ hơn, phải 6 đến 8 trang đóng bìa cứng đàng hoàng (không phải 1, 2 tờ A4 như hiện nay). Cũng nên cụ thể tối đa tôn chỉ, mục đích theo đề nghị của đơn vị xin xuất bản. Không những cơ quan báo chí có giấy phép mà cơ quan chủ quản báo chí cũng nên có một bản để nhắc nhở, kiểm tra, đôn đốc thực hiện. Có như vậy, mới tránh được sự trùng lặp trong thông tin, lãng phí giấy mực, công sức cán bộ, phóng viên, vừa có thể thực hiện được quy hoạch báo chí một cách hiệu quả, giảm phiền hà cho xã hội, cũng có thể tạo điều kiện để cho các nhà báo “ăn cây nào, rào cây ấy” một cách đúng đắn và công bằng.

Bắc Hà

Tin khác

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo