Nghệ nhân Hội An tiết lộ quy trình tạo ra sản phẩm đèn lồng đẹp

Thứ ba, 22/11/2022 19:25 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chiếc đèn lồng từ xa xưa đã trở thành một đồ chơi truyền thống của người Việt Nam. Tuy nhiên, để tạo ra một sản phẩm đèn lồng đẹp, đa dạng về mẫu mã thì mỗi nghệ nhân cần phải có đôi bàn tay khéo léo, tinh tế, óc thẩm mĩ mới có thể chế tạo được.

Bí quyết để tạo ra chiếc đèn lồng đẹp, đa dạng mẫu mã 

Có cha là nghệ nhân đèn lồng nổi tiếng ở Hội An (tỉnh Quảng Nam), nghệ nhân Huỳnh Văn Trung (57 tuổi) kế nghiệp cha từ khi trở về từ Sài Gòn. Nghệ nhân Huỳnh Văn Trung cho biết, ông từ miền Nam trở về kế thừa nghiệp cha vào đầu những năm 2000 và bắt đầu bén duyên với nghề làm đèn lồng truyền thống từ đó, tính đến nay cũng gần 20 năm học và làm nghề. 

nghe nhan hoi an tiet lo quy trinh tao ra san pham den long dep hinh 1

Nghệ nhân Huỳnh Văn Trung (57 tuổi) đang chế tạo đèn lồng Hội An bằng thủ công - Ảnh: Đình Trung

Theo nghệ nhân Huỳnh Văn Trung chia sẻ, để tạo ra một sản phẩm đèn lồng đẹp, đa dạng về mẫu mã thì phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Đầu tiên là việc chuẩn bị tre (tre thì phải đủ tuổi từ 3-4 năm mới có độ chắc, độ dẻo mới đạt tiêu chuẩn để làm), khi chọn tre xong thì đến công đoạn cưa tre thành 12 nan nhỏ rồi vót trực tiếp bằng thủ công. Công đoạn tiếp theo mang nan tre đi xử lý rồi khoan 2 lỗ nhỏ ở đầu từng nan tre. Sau khi khoan xong thì cột dây vải nhỏ buộc vào từng lỗ trên từng nan tre. 

Tùy vào kích thước mỗi chiếc đèn lồng mà số lượng nan tre được phân bổ nhiều hay ít, trung bình đối với đèn lồng kích thước nhỏ thì khoảng 12 cái nan tre là đủ. Đặc biệt, để tạo hình dáng chiếc đèn lồng thì bắt buộc phải có 2 đầu cố định từng thanh nan. 

Video nghệ nhân Huỳnh Văn Trung và vợ chế tạo đèn lồng

X

Nghệ nhân Huỳnh Văn Trung cho biết: "Hai đầu của 12 thanh nan tre sau khi vót xong sẽ được cố định vào hai cái họng (hình tròn) và cái chuôi (hình tròn) được đục 12 cạnh tương đương với 12 thanh nan tre để kết nối lại với nhau. Sau khi nối nan tre với họng và chuôi sẽ ra hình dáng chiếc đèn lồng truyền thống. Sau đó đến công đoạn khâu vải vào mỗi chiếc đèn, vải thì phải chọn loại vải phù hợp. Đặc biệt, vải phải là vải xoa hoặc lụa tơ tằm có độn dai để khi căn không bị rách. Còn màu sắc từng loại đèn lồng thì phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng...".

"Đèn lồng thường phải có từ hai đến bốn người làm thì năng suất công việc mới hiệu quả hơn. Trong một ngày tôi có thể chế tạo khoảng 100 đến 200 chiếc đền lồng nếu mọi công đoạn diễn ra suôn sẻ", nghệ nhân Trung tiết lộ. 

nghe nhan hoi an tiet lo quy trinh tao ra san pham den long dep hinh 2

Chiếc đèn lồng có hình dáng hồ lô do nghệ nhân Huỳnh Văn Trung và vợ chế tạo - Ảnh: Đình Trung

Những chiếc đèn lồng do nghệ nhân Huỳnh Văn Trung và vợ chế tạo ra với nhiều mẫu mã kích thước khác nhau. Mọi sản phẩm được sản xuất ra đều được bày bán tại cửa hàng ở Hội An để khách du lịch chọn mua. Tuy nhiên, những chiếc đèn lồng này lại có giá thành vô cùng hợp lý. Nghệ nhân Trung cho biết: "Tùy vào kích thước mỗi chiếc đèn lồng mà có giá thành khác nhau. Trung bình giá thành rơi vào khoảng 50 nghìn đến 100 nghìn/chiếc. Còn những chiếc đèn lồng có kích thước lớn thì giá thành lại gấp 2, gấp 3 so với những chiếc bình thường".

Vì vậy, mà những chiếc đèn lồng truyền thống do vợ chồng nghệ nhân Huỳnh Văn Trung chế tạo ra được phân phối khắp các tỉnh, thành trên cả nước. Vào những dịp lễ Tết thì đèn lồng sản xuất ra rất đắt hàng. Nghệ nhân Trung tiết lộ: "Đợt cao điểm cơ sở sản xuất nhà tôi nhận hàng trăm đơn hàng. Có những đơn hàng bên nước ngoài thì số lượng lại nhiều hơn trong nước". 

Đèn lồng Hội An - Giá trị cần bảo tồn và phát triển 

Những chiếc đèn lồng Hội An, tỉnh Quảng Nam ngoài mang lại giá trị về thẩm mỹ, còn là văn hóa truyền thống của Việt Nam và nghề làm đèn lồng ở hiện tại cần được bảo tồn và phát triển. Thấu hiểu được điều đó mà trong gia đình nghệ nhân Huỳnh Văn Trung các con ông đều biết và thạo nghề "Cha truyền con nối" này. 

"Hiện gia đình tôi có hai người con đều có thể tự chế tạo, sản xuất ra những chiếc đèn lồng thủ công đa dạng về mẫu mã. Tôi thấy rất vui và tự hào khi thế hệ tương lai đang thấu hiểu và sẵn sàng kế lại nghề truyền thống của cha ông để lại", ông Trung tâm sự. 

Hội An vốn là mảnh đất có bề dài lịch sử cách mạng và văn hóa, là điểm dừng chân của nhiều thuyền buôn trên khắp thế giới, khiến cho mảnh đất này không chỉ là sự giao thương “con đường tơ lụa” trên biển, mà còn sớm trở thành nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa đa sắc. Chính vì vậy mà ngày 01/12/1999, Hội An được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa thế giới, trở thành điểm dừng chân của du khách khắp nơi.

Hình ảnh những chiếc đèn lồng do nghệ nhân Huỳnh Văn Trung và vợ chế tạo

nghe nhan hoi an tiet lo quy trinh tao ra san pham den long dep hinh 3

Nghệ nhân Huỳnh Văn Trung đang trong công đoạn chế tạo ra một sản phẩm đèn lồng Hội An bằng thủ công - Ảnh: Đình Trung

nghe nhan hoi an tiet lo quy trinh tao ra san pham den long dep hinh 4

Những thanh nan tre, dây thép được nối lại với nhau tạo sự kiên kết chặt chẽ cho bộ khung của một chiếc đèn lồng - Ảnh: Đình Trung

nghe nhan hoi an tiet lo quy trinh tao ra san pham den long dep hinh 5

Những chiếc đèn lồng đang chờ nghệ nhân khâu vải - Ảnh: Đình Trung

nghe nhan hoi an tiet lo quy trinh tao ra san pham den long dep hinh 6

Đèn lồng sau khi được phủ vải - Ảnh: Đình Trung

nghe nhan hoi an tiet lo quy trinh tao ra san pham den long dep hinh 7

Nghệ nhân Huỳnh Văn Trung và vợ chế tạo ra những chiếc đèn lồng với nhiều mẫu mã đẹp. Bởi vậy, vào mỗi dịp lễ Tết cơ sở sản xuất đèn lồng nhà nghệ nhân Huỳnh Văn Trung lại nhận được hàng trăm đơn đặt hàng trong và ngoài nước - Ảnh: Đình Trung

nghe nhan hoi an tiet lo quy trinh tao ra san pham den long dep hinh 8
nghe nhan hoi an tiet lo quy trinh tao ra san pham den long dep hinh 9

Đối với người Hội An, nghề làm lồng đèn không chỉ là thu nhập mà còn là biểu tượng riêng không thể thay thế, là nét văn hóa đẹp của người dân phố cổ, ánh đèn lồng vẫn rực rỡ, huyền ảo mỗi đêm, như thắp lên niềm hy vọng cuộc sống bình an, tốt đẹp của người dân nơi đây nhằm phát huy giá trị truyền thống trong cuộc sống hiện đại - Ảnh: Đình Trung

Từ lâu nay, nhắc đến Hội An là người ta nhớ ngay đến hình ảnh những chiếc đèn lồng đủ màu sắc, hình dáng, giăng khắp phố phường, đền chùa, bến sông… Đèn lồng mang tính trang trí bình dân và giữ được vẻ đẹp rực rỡ, quyến rũ, không chỉ trở thành biểu tượng độc đáo cho vẻ đẹp phố cổ, mà còn là mặt hàng trang trí, lưu niệm, được nhiều người dân và du khách yêu thích. Từ trước đến nay, chưa có công trình khoa học nghiên cứu về giá trị thẩm mỹ cũng như tinh thần của lồng đèn Hội An.

Chính vì vậy, mà mới đây gia đình nghệ nhân Huỳnh Văn Trung được địa phương và các Hội làng nghề ở Hội An đề cử đi tham gia Triển lãm “Tuần Văn hóa Du lịch Di sản xanh – Nơi gặp gỡ con người và thiên nhiên” năm 2022 tại Hà Nội. Tại đây, gia đình nghệ nhân Huỳnh Văn Trung cùng nhiều gia đình nghệ nhân khác có cơ hội thể hiện công đoạn chế tạo ra những chiếc đèn lồng. Đồng thời, tham dự triển lãm gia đình nghệ nhân Huỳnh Văn Trung sẽ được trao tặng bằng nghệ nhân Việt Nam.

Phải thừa nhận rằng, đèn lồng Hội An từ lâu không chỉ đem lại cho phố cổ một nét độc đáo mà còn là mặt hàng lưu niệm hấp dẫn với khách du lịch. Đặc biệt, đèn lồng Hội An không chỉ đi vào đời sống của cư dân phố Hội, mà trở thành một đặc sản, động lực kích cầu du lịch, thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.

Trung Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

(CLO) Những ngày này, đường phố tại Thủ đô Hà Nội được trang hoàng băng rôn, áp phích, cờ đỏ sao vàng... để hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024).

Đời sống văn hóa
Mường Phăng xưa và nay

Mường Phăng xưa và nay

(NB&CL) Trong đời làm báo, ai cũng coi những vùng đất lịch sử, cách mạng, văn hóa hằn sâu trong tâm trí. Với tôi, đó là Mường Phăng, một cánh rừng nằm cách trung tâm thành phố Điện Biên 12 km theo đường chim bay, nơi đặt trụ sở của Bộ Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, mà người đứng đầu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người được Bác Hồ giao nhiệm vụ là “tướng quân tại ngoại” quyết định toàn bộ các hoạt động của chiến dịch trong 56 ngày đêm ròng rã để làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vào ngày 7/5/1954.

Đời sống văn hóa
Hải Phòng nhất trí lựa chọn biểu tượng thành phố

Hải Phòng nhất trí lựa chọn biểu tượng thành phố

(CLO) Ngày 16/5, thông tin từ UBND TP Hải Phòng cho biết, Ban Thường vụ Thành ủy nhất trí cao đối với các Đề án về sắp xếp, thành lập, điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2023-2025 và lựa chọn biểu tượng NTM 787 bản gốc là biểu tượng thành phố.

Đời sống văn hóa
Đặc sắc chương trình nghệ thuật Liên hoan tiếng hát cựu thanh niên xung phong Hà Nội

Đặc sắc chương trình nghệ thuật Liên hoan tiếng hát cựu thanh niên xung phong Hà Nội

(CLO) Tối 15/5, tại không gian biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực đường phố quận Tây Hồ, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Cựu thanh niên xung phong thành phố Hà Nội tổ chức "Liên hoan Tiếng hát cựu thanh niên xung phong Hà Nội" năm 2024.

Đời sống văn hóa
Người S'tiêng ở Bình Phước có thêm hai di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Người S'tiêng ở Bình Phước có thêm hai di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

(CLO) Trong quá trình sinh sống, cộng đồng người S’tiêng ở Bình Phước đã tạo cho mình bản sắc văn hóa độc đáo, đặc sắc, trong đó có nghề đan gùi và nghề dệt thổ cẩm.

Đời sống văn hóa