Nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch: Người mang duyên nợ với hát Xoan

Thứ bảy, 02/10/2021 12:11 PM - 0 Trả lời

(CLO) Với niềm đam mê và tình yêu sâu sắc dành cho văn hóa dân tộc, bao năm qua, nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch đã dành nhiều tâm huyết trong việc lưu giữ, bảo tồn, thậm chí là lan tỏa đến bạn bè quốc tế làn điệu hát Xoan nổi tiếng của vùng đất Tổ Hùng Vương.

Trả “nợ” cho mối duyên gắn với câu hát

"Đào" Lịch sinh ra và lớn lên trong một gia đình có 5 đời hát Xoan ở An Thái (xã Phượng Lâu, Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) - cái nôi của nghệ thuật hát Xoan - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ông nội và cha của bà đều là những nghệ nhân, trùm Xoan nổi tiếng. Có lẽ bởi thế mà chất xoan đã "ngấm" vào người nghệ nhân ấy tự bao giờ.

Từ nhỏ, tôi đã theo gánh hát của ông nội đi khắp nơi biểu diễn, thức cùng những canh hát thâu đêm suốt sáng, để rồi đến năm 13 tuổi, gần như tôi đã thuộc hết 14 quả cách (làn điệu) và trở thành đào nương trẻ tuổi nhất của làng”, nghệ nhân chia sẻ.

nghe nhan nguyen thi lich nguoi mang duyen no voi hat xoan hinh 1

Nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch là nữ trùm phường xoan duy nhất của đất Tổ (Ảnh NVCC).

Theo lời nghệ nhân, thời đó, người biết hát Xoan rất ít nên ngoài vai trò đào Xoan, bà còn phải đảm nhiệm cả kép trống và dẫn cách khi trình diễn tại các lễ hội đình.

Khi đất nước có chiến tranh, lễ hội nhiều nơi không được tổ chức nhưng mạch nguồn hát Xoan ở An Thái vẫn được duy trì. Nghệ nhân Lịch cùng mọi người trong phường Xoan vẫn truyền dạy cho nhau khi thì bên giếng nước, lúc thì trên cánh đồng.

Bởi đối với bà “Lời ca tiếng hát dù trong hoàn cảnh nào vẫn có ý nghĩa của nó, đặc biệt với hát Xoan - đứa con tinh thần do chính những người dân An Thái đã chung sức tạo nên”. 

Việc một người phụ nữ đảm đương vị trí kế thừa đầy cao quý và tôn kính này, chưa hề có tiền lệ. Bởi theo quy chế đã tồn tại lâu đời của phường Xoan, chỉ người đàn ông mới được kế thừa chức trùm phường.

Mong nhanh hết dịch bệnh để được biểu diễn

Với mong muốn những làn điệu dân ca không bị mai một, đều đặn vào các ngày thứ bảy, chủ nhật hàng tuần, bà Lịch lên lớp truyền dạy hát Xoan cho các thế hệ. Học trò của bà thuộc nhiều lứa tuổi, không chỉ có các em thiếu nhi mà còn có cả những người trung và cao tuổi. Hòa mình vào điệu Xoan, trong lớp học mỗi cuối tuần của bà gần như không còn khoảng cách tuổi tác. 

Như nhiều nghệ nhân khác, cách truyền dạy hát Xoan của nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch cũng theo lối truyền khẩu. Nghĩa là, nghệ nhân sẽ hát, múa từng nhịp Xoan làm mẫu trước, học trò xem và tập theo.

Theo bà Lịch chia sẻ, hát Xoan vừa dễ lại vừa khó học. Dễ là bởi giai điệu hát Xoan mộc mạc, giản dị và dễ thể hiện... Thế nhưng cái khó ở chỗ, hát Xoan vốn là một nghệ thuật cổ, ca từ đa số theo văn Hán Nôm, động tác tay và chân phải kết hợp nhịp nhàng với lời hát. Đặc biệt, nếu không thật sự yêu thích, say mê và chăm chỉ luyện tập thì sẽ rất khó để học được.

Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các lớp học hát Xoan tạm nghỉ, bà Lịch tuy buồn nhưng vẫn tập luyện và dạy hát Xoan cho các con, cháu trong gia đình. Bà chia sẻ: “Mặc dù có lúc gặp khó khăn nhưng mọi người trong trùm Xoan vẫn động viên nhau, giúp đỡ nhau có thêm động lực và niềm tin để tiếp tục vun đắp tình yêu và đam mê của mình. Tôi mong chóng dịch bệnh sớm qua đi để câu Xoan lại được vang lên ở các sân đình”.

X

Bằng tình yêu Xoan, bà Lịch đã dành cả cuộc đời, tâm huyết để duy trì, bảo tồn và phát triển bộ môn nghệ thuật hát Xoan. Và cũng bởi hát Xoan mà bà chèo lái con thuyền cho cả phường Xoan cổ của Phú Thọ đến bến đỗ. 

Được biết, tỉnh Phú Thọ đã có 66 nghệ nhân đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Hát Xoan Phú Thọ”, trong đó có 20 Nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng, truy tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”. (Phú Thọ 17 nghệ nhân, Vĩnh Phúc 03 nghệ nhân).

Ngày 8/12/2017, di sản hát Xoan Phú Thọ đã chính thức được UNESCO đưa ra khỏi Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và ghi danh tại Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 

Nguyễn Thúy

Bình Luận

Tin khác

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa
Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

(CLO) Ngày 28/4, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Hội thảo “Giáo sư Đào Duy Anh: Từ chiến sĩ cách mạng đến học giả uyên bác” nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Giáo sư Đào Duy Anh (1904 - 2024).

Đời sống văn hóa
Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

( CLO) Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ bước vào giai đoạn then chốt, Trung ương Đảng quyết tâm giành toàn thắng, đã động viên quân dân toàn quốc cùng nỗ lực hết sức để hỗ trợ cho các chiến sĩ, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho đồng đội trên tiền tuyến và phối hợp chiến đấu với chiến trường Điện Biên Phủ.

Đời sống văn hóa
Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

(CLO) Tối ngày 27/4, chương trình bắn pháo hoa tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã diễn ra khiến nhiều người dân hò reo, dùng điện thoại ghi lại những khoảnh khắc đẹp của màn pháo hoa nghệ thuật.

Đời sống văn hóa