Nghê - Sấu, linh vật Việt trong dòng chảy thời gian

Thứ sáu, 03/04/2015 10:01 AM - 0 Trả lời

Nghê - Sấu, linh vật Việt trong dòng chảy thời gian

Sau khi có chủ trương bảo tồn văn hoá Việt bằng việc loại bỏ những linh vật ngoại lai, nhiều người băn khoăn, chưa hiểu về linh vật Việt. Chúng tôi xin giới thiệu phóng sự ảnh của tác giả Nguyễn Hoài Nam, với chuyên đề nghê và sấu, hai linh vật mang đậm bản sắc Việt trong suốt chiều dài từ thế kỷ 11-12 cho đến thế kỷ 19-20 để độc giả tham khảo.
 
Báo Công luận
 
Thành bậc sấu đá, thời Lý thế kỷ 11-12, tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia
 
Con sấu trang trí thành bậc đã xuất hiện ở Việt Nam từ hàng nghìn năm nay, phát triển qua các thời kỳ Lý, Trần, Hồ. Sau khi nhà Hậu Lê đánh đuổi được quân Minh xâm lược, hình tượng con sấu biến mất dần, thay vào đó là hình tượng con nghê. Đặc biệt từ thời nhà Mạc trở về sau, con nghê xuất hiện với mật độ dày đặc, nhất là thời Lê Trung Hưng, gắn liền với sự phát triển của đình làng Việt Nam. Từ chức năng ban đầu là con vật canh cửa, con nghê đã tiến vào đình làng, ngồi chầu trên khán thờ là nơi linh thiêng nhất của ngôi đình. Rồi nó xuất hiện trên những bộ vì cốn, trên trang trí cửa võng… với muôn hình vạn trạng. Nghê chỉ đứng sau rồng về tần suất xuất hiện trên điêu khắc đình làng, đặc biệt là giai đoạn Lê Trung Hưng. Sau đây xin giới thiệu một số hình ảnh những linh vật sấu, nghê… đã và đang tồn tại ở nước ta trong hàng trăm năm nay:
 
Báo Công luận
 

Thành bậc kiến trúc chạm sấu đá và chim phượng thời Lý, thế kỷ 12 ở chùa Hương Lãng, Hưng Yên. Đây là ngôi chùa còn giữ được nhiều thành bậc thời Lý dạng này nhất tính đến nay.

Báo Công luận

 

Thành bậc sấu đá và chim phượng thế kỷ 11-12 thời Lý, tại chùa Bà Tấm, Gia Lâm, Hà Nội.

Báo Công luận

Thành bậc sấu đá chùa Phổ Minh, Nam Định thời Trần thế kỷ 13.

Báo Công luận

Thành bậc sấu đá thời Hồ thế kỷ 14, thành nhà Hồ, Thanh Hóa.

Báo Công luận

Với sự phát triển của đình làng, con nghê đã đi vào kiến trúc đình làng, trở thành một mô típ quan trọng trong trang trí kiến trúc. Nghê thời Mạc ở Đình Thổ Hà, Bắc Giang thế kỷ 16.

Báo Công luận

Thế kỷ 17-18 được đánh giá là giai đoạn phát triển đỉnh cao của điêu khắc đình làng, nghê trên cốn gỗ thế kỷ 17, tại đình Giẽ Hạ, Phú Xuyên, Hà Nội.

Báo Công luận

Gia đình nhà nghê, điêu khắc thế kỷ 17 trên cốn gỗ đình Cổ Chế, Phú Xuyên, Hà Nội.

Báo Công luận

Nghê trên cốn gỗ, thế kỷ 17, đình Giẽ Hạ, Phú Xuyên, Hà Nội.

Báo Công luận

Chạm nghê, voi và rồng trên cốn gỗ, đình Hoàng Xá, thế kỷ 17 (năm 1694) thị trấn Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội.

Báo Công luận

Nghê và rồng trang trí kiến trúc đình làng Chu Quyến, thế kỷ 17, Ba Vì, Hà Nội.

Báo Công luận

Nghê thế kỷ 17, tượng tròn, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Báo Công luận

Nghê thế kỷ 17, tượng tròn, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Báo Công luận

Nghê thế kỷ 17, đình Quang Húc, Ba Vì, Hà Nội.

Báo Công luận

Nghê thế kỷ 17, chùa Thầy, Quốc Oai, Hà Nội.

Báo Công luận

Nghê thế kỷ 18 (năm 1736) đình Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh.

Báo Công luận

Nghê cối cửa thế kỷ 18 (năm 1736) đình Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh.

Báo Công luận

Nghê cối cửa, quán Phương Bảng, Hoài Đức, Hà Nội, thế kỷ 19-20.

Báo Công luận

Mây hóa nghê thành Bậc, Chương Mỹ, Hà Nội, thế kỷ 19.

  • Theo Nhân Dân

 

Tin khác

Yêu cầu thẩm định lại 'Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian' của Ocean Vuong

Yêu cầu thẩm định lại 'Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian' của Ocean Vuong

(CLO) Ngày 7/5, nguồn tin từ Cục Xuất bản, In và Phát hành cho biết đã xác nhận với báo chí về việc việc cơ quan này đã gửi văn bản đề nghị Nhà xuất bản (NXB) Hội nhà văn thẩm định lại nội dung cuốn sách "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" của Ocean Vuong. Trong khoảng 10 ngày, NXB sẽ gửi lại báo cáo về các vấn đề xoay quanh nội dung sách.

Đời sống văn hóa
Phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế”

Phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế”

(CLO) Ngày 7/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế và truyền thống 60 năm BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế” và cuộc thi ảnh “Tự hào biên giới, biển đảo quê hương Thừa Thiên Huế” năm 2024.

Đời sống văn hóa
Đặc sắc chương trình nghệ thuật 'Hà Nội niềm tin và hy vọng'

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Hà Nội niềm tin và hy vọng"

(CLO) Ngày 7/5, quận Đống Đa, Hà Nội tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng “Hà Nội niềm tin và hy vọng” chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).

Đời sống văn hóa
'Thi hứng 5': Lấp ló hình ảnh quê hương chân thực qua từng tác phẩm của Trần Nhương

'Thi hứng 5': Lấp ló hình ảnh quê hương chân thực qua từng tác phẩm của Trần Nhương

(CLO) 42 tác phẩm được trưng bày tại Triển lãm tranh "Thi hứng 5" là một phần khiêm tốn trong gia tài mà họa sĩ Trần Nhương đang sở hữu. Bởi người họa sĩ già năm nay 83 tuổi muốn mang đến người xem niềm vui khi thưởng lãm những đứa con tinh thần mà ông dành hết tâm huyết suốt mấy chục năm "cầm kỳ thi họa" của mình gửi gắm vào nó.

Đời sống văn hóa
Bắc Ninh: Phát động kích cầu du lịch nội địa “Người Việt đi du lịch Việt - Việt Nam tôi yêu”

Bắc Ninh: Phát động kích cầu du lịch nội địa “Người Việt đi du lịch Việt - Việt Nam tôi yêu”

(CLO) Văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành văn bản, thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về triển khai hoạt động kích cầu du lịch nội địa năm 2024.

Đời sống văn hóa