Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả Hồ Minh Hoàng:

“Nghĩ khác biệt; tạo cách biệt” trong bối cảnh mới

Chủ nhật, 14/02/2021 09:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tại Việt Nam, đại dịch Covid-19 đã đẩy doanh nghiệp và các doanh nhân vào cơn bão táp chưa từng có…

Đến thời điểm này, khi đại dịch còn chưa hẹn ngày kết thúc và hệ lụy do đại dịch gây ra sẽ không chỉ là vài năm như dự đoán ban đầu, thì doanh nghiệp không thể ngồi im than vãn, không thể mãi ỷ lại. Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng giao thông, Đèo Cả đã vẫn giữ vững tinh thần “không bỏ lại ai phía sau”, quyết tâm không nợ, cắt giảm lương, không giảm thù lao đối với đội ngũ cố vấn, cán bộ, công nhân viên toàn Tập đoàn. “Chúng tôi cũng đã xác định mình cần làm gì để chung tay xây dựng, tháo gỡ khó khăn kinh tế từ hệ lụy do dịch bệnh gây ra. Không có gì thiết thực hơn là tập trung hoàn thành các dự án đang triển khai, sớm đưa vào vận hành như đã cam kết, nhằm phụng sự mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh””- Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả Hồ Minh Hoàng nhấn mạnh về “quan điểm vượt khó” của Tập đoàn. Doanh nhân Hồ Minh Hoàng chia sẻ:

Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả Hồ Minh Hoàng.

Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả Hồ Minh Hoàng.

Ngay từ thời gian đầu “cơn bão” mang tên Covid tràn vào Việt Nam, Tập đoàn Đèo Cả là đơn vị đã khẩn trương nhập cuộc, hưởng ứng và nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ với mục tiêu xuyên suốt: “vừa chống dịch thành công, vừa giữ vững kinh tế - xã hội”.

Trong bối cảnh khó khăn đó, tôi cùng các cố vấn và lãnh đạo của Tập đoàn đã đến từng công trường, dự án, đi qua các trạm thu phí, động viên CBNV cùng nhau “vượt bão Covid”, thiên tai, đảm bảo sức khỏe, việc làm, thu nhập và các chế độ khác cho người lao động.

Tính mạng, sức khỏe của người lao động được đặt lên hàng đầu. Song song với đó, các phương án ứng phó nhanh chóng được thống nhất để guồng máy hoạt động của toàn hệ thống không bị ngưng trệ, để các dự án tiếp tục được triển khai và về đích đúng hẹn. Bộ máy gồm 6 văn phòng được thiết lập ra trải dài từ Lạng Sơn, Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang làm việc cách biệt và kết nối với nhau thông qua hệ thống liên lạc trực tuyến. Tại các dự án cũng vậy, công tác đảm bảo an toàn, phòng chống dịch trong hoạt động thi công và vận hành các công trình được quán triệt nghiêm ngặt, đặc biệt tại công trường thi công dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, dự án mở rộng hầm đường bộ Hải Vân 2.

Kết thúc năm 2020, Tập đoàn Đèo Cả đã hoàn thành hầm Hải Vân 2, thông tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, tối ưu lực lượng sản xuất để tham gia các dự án như: Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh tại Cao Bằng, 2 cầu Cửa Lục tại Quảng Ninh, các dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông…

Thời gian tới, với chiến lược “tăng trưởng tập trung”, chúng tôi sẽ nỗ lực đi trong vòng tròn năng lực của Tập đoàn, tiếp tục phát huy tinh thần “Người Đèo Cả” tại các dự án hạ tầng giao thông mà mình tham gia và đầu tư.

Tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn là dự án giao thông trọng điểm quốc gia, do Tập đoàn Đèo Cả làm chủ đầu tư.

Tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn là dự án giao thông trọng điểm quốc gia, do Tập đoàn Đèo Cả làm chủ đầu tư.

Với một Tập đoàn luôn chủ động chọn những việc khó để khẳng định mình, với phương châm hành động “Nghĩ khác biệt; tạo cách biệt” chúng tôi đã yêu cầu các cấp lãnh đạo trong hệ thống phải luôn nhìn vào những điểm yếu, hạn chế còn tồn tại của cá nhân từng người và tổ chức, các yếu tố gây rủi ro để khắc phục thông qua những chương trình hành động cụ thể mà ngay sau đó có thể cân đo và lượng giá được. Tâm lý và phương thức quản trị của tôi thông qua công việc thiên về định lượng, về giá trị thực.

Đặt mình trong bối cảnh chung của đất nước, của thế giới - để đủ sức tồn tại, cạnh tranh và phát triển, doanh nghiệp chúng tôi cũng đề ra những hành động cụ thể:

Một là, tích cực, thẳng thắn tham gia đóng góp ý kiến cùng Đảng và Nhà nước nhằm khởi tạo môi trường đầu tư thông thoáng, phù hợp trong tương lai trên tinh thần phản ánh tình hình khách quan, tổng kết hoạt động thực tiễn của mình, nhắm đến việc đề xuất xác định hành lang pháp lý phù hợp - không cầu toàn, chung chung.

Hai là, “mở rộng vòng tay” liên doanh, liên kết, chia sẻ kinh nghiệm và cộng đồng trách nhiệm để tạo ra các chuỗi cung ứng phù hợp, giảm thiểu chi phí vô hình, xác định rằng muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thi đi cùng nhau.

Ba là, tối ưu hóa quy trình và lực lượng sản xuất, nhận diện các giá trị nổi trội, sản phẩm khác biệt, đối diện với những yếu kém, hạn chế, thách thức của chính mình để khắc phục, thay đổi. Tôi quan niệm rằng cách thuyết phục duy nhất mà mình cần làm là tạo ra sản phẩm có giá trị thực cho xã hội.

Khổng Nhung

Tin khác

Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

Lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước huỷ đấu thầu vàng miếng SJC

(CLO) Phiên đấu thầu vàng miếng SJC sáng nay (3/5) đã được Ngân hàng Nhà nước huỷ, do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

OECD nâng triển vọng tăng trưởng toàn cầu nhờ kinh tế Mỹ

(CLO) Nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng nhanh hơn dự kiến chỉ vài tháng trước nhờ hoạt động kinh tế kiên cường của Mỹ trong khi lạm phát đang hội tụ nhanh hơn dự kiến của các ngân hàng trung ương, theo OECD.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

Đấu thầu vàng SJC phiên thứ tư, giá tham chiếu để cọc cao chót vót

(CLO) 9h sáng nay (3/5), Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng phiên thứ tư với 16.800 lượng vàng miếng SJC. Tuy nhiên, giá tham chiếu để cọc 82,9 triệu đồng/lượng, tương đương giá vàng giao dịch trên thị trường được đánh giá là quá cao. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhiều nông dân Trung Quốc trở thành triệu phú nhờ bán hàng livestream

Nhiều nông dân Trung Quốc trở thành triệu phú nhờ bán hàng livestream

(CLO) Năm 2023 có hơn 15 triệu người phát trực tiếp chuyên nghiệp ở Trung Quốc sản xuất nội dung từ giải trí đến rao bán các sản phẩm như son môi, đồ ăn, ôtô thậm chí là nhà đất. Hưởng lợi từ điều đó, nhiều nông dân đã giàu lên nhờ bán mặt hàng nông sản, nhưng vẫn còn nhiều người loay hoay trong “cuộc chiến” công nghệ số.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sản lượng dầu khí của Mỹ tăng khi thời tiết ấm lên

Sản lượng dầu khí của Mỹ tăng khi thời tiết ấm lên

(CLO) Sau mùa đông khắc nghiệt trong tháng 1 khiến sản lượng dầu và khí đốt giảm, các công ty khoan dầu của Mỹ đang lấy lại phong độ, với sản lượng trung bình hàng ngày trong tháng 2 đạt 600.000 thùng/ngày so với tháng 1, theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp