Nghịch lý “giải cứu” - nhập khẩu nông sản

Thứ năm, 17/05/2018 11:15 AM - 0 Trả lời

Trong khi danh sách nông sản dư thừa tăng lên, các cuộc giải cứu liên tiếp diễn ra, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn phải nhập khẩu nông sản về để chế biến.

Báo Công luận
Dưa hấu ở huyện Phú Ninh (Quảng Nam) dư thừa do trồng vượt diện tích quy hoạch. Ảnh: Dân trí. 

"Được mùa, mất giá" - Điệp khúc này khiến hàng năm, danh sách nông sản cần được giải cứu lại tăng lên. Hiện nay nhiều nông sản như: dưa hấu, cà tím, dưa chuột tại Nghệ An cần được giải cứu.

Thế nhưng, ở thủ phủ dừa Bến Tre, doanh nghiệp chế biến dừa xuất khẩu lại đang phải nhập cả trái dừa. Còn với cây sả, mặt hàng chị em phụ nữ cứ ra chợ là thấy, doanh nghiệp cũng phải nhập ngoại để sản xuất kẹo sả.

Theo đại diện của Công ty Sài Gòn Food, chính việc nguyên liệu đầu vào thiếu ổn định khiến doanh nghiệp "cực chẳng đã" đành nhập khẩu cho an toàn. Ở xứ dừa nhưng không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp được cung cấp đủ dừa theo yêu cầu. Thời báo kinh doanh cho hay, có thời gian, nhiều nhà máy chế biến dừa ở Bến Tre phải ngừng sản xuất hay hoạt động cầm chừng vì thiếu dừa.

Theo đại diện của Vissan, một quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới về nông, lâm, thủy sản như Việt Nam phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên phụ liệu để sản xuất, cần phải xem lại thực trạng ngành nông nghiệp Việt hiện nay. Có thể liệt kê ra, như: chưa thích nghi với phương thức sản xuất mới; chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế; diện tích sản xuất lớn nhưng diện tích thực hành tốt vẫn chưa nhiều.

Với một số hạn chế kể trên, với thực tế đầu vào của nguyên liệu quyết định đến 80% chất lượng của đầu ra, không khó hiểu khi số lượng nhập khẩu nguyên liệu phụ gia chế biến thực phẩm theo thống kê của Bộ Công Thương đang tăng chóng mặt.


 

Theo VTV

Tin khác

Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu năm 2024

Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu năm 2024

(CLO) Ngày 4/5, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị lãnh đạo tỉnh gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân năm 2024. Đây là dịp để lãnh đạo tỉnh tri ân các doanh nghiệp, doanh nhân đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương trong thời gian qua, đồng thời giúp lãnh đạo tỉnh năm bắt được tâm tư, nguyện vọng, khó khăn của doanh nghiệp, qua đó chỉ đạo các sở, ngành, địa phương kịp thời tháo gỡ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá vàng lập kỷ lục mới, vì sao vàng đấu thầu liên tiếp “ế”?

Giá vàng lập kỷ lục mới, vì sao vàng đấu thầu liên tiếp “ế”?

(CLO) Hôm nay (4/5), giá vàng SJC lập kỷ lục mới ở mức gần 86 triệu đồng/lượng trong bối cảnh đấu thầu vàng bị huỷ 3 phiên.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hàng nghìn người dân Trung Quốc bị lừa mua vàng giả

Hàng nghìn người dân Trung Quốc bị lừa mua vàng giả

(CLO) Cơn sốt thu gom vàng đã và đang là câu chuyện nổi bật ở Trung Quốc, tuy nhiên nhiều người lại lợi dụng tình thế này để lừa đảo bằng cách bán vàng giả. Theo Chính phủ, hàng ngàn người ở Trung Quốc đã bị lừa mua “vàng giả” – vàng kém chất lượng hoặc nhân tạo – sau khi cố gắng mua các sản phẩm được cho là “vàng 999” trực tuyến.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngân hàng lớn châu Âu ngậm ngùi rời khỏi Nga

Ngân hàng lớn châu Âu ngậm ngùi rời khỏi Nga

(CLO) Ngân hàng Raiffeisen Bank International (RBI) của Áo, một trong những ngân hàng phương Tây lớn cuối cùng ở Nga, sẽ bắt đầu rút tiền khỏi nước này vào quý 3/2024 dưới áp lực từ cơ quan quản lý EU, Giám đốc điều hành Johann Strobl tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 thừa nhận vẫn khó thu giữ tài sản của Nga

G7 thừa nhận vẫn khó thu giữ tài sản của Nga

(CLO) Các quan chức của nhóm G7 gồm các quốc gia công nghiệp phát triển nhất thế giới đang thừa nhận một cách riêng tư rằng việc tịch thu toàn bộ tài sản bị đóng băng của Nga không còn được bàn đến nữa, tờ Financial Times đưa tin hôm 3/5.

Thị trường - Doanh nghiệp