Nghịch lý thực phẩm sạch xuất khẩu, thực phẩm bẩn "tiêu thụ" nội địa

Thứ bảy, 16/07/2016 10:30 AM - 0 Trả lời

Những năm gần đây, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đều có chất lượng tốt hơn bởi yêu cầu nghiêm ngặt của các nước nhập khẩu, buộc các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ với hệ thống phòng kiểm nghiệm và công tác kiểm tra thường xuyên liên tục chất lượng của những mặt hàng này. Tuy nhiên, đối lập xuất khẩu, vấn nạn thực phẩm bẩn vẫn đang diễn ra nhức nhối ngay tại thị trường nội địa.

(CLO) Những năm gần đây, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đều có chất lượng tốt hơn bởi yêu cầu nghiêm ngặt của các nước nhập khẩu, buộc các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ với hệ thống phòng kiểm nghiệm và công tác kiểm tra thường xuyên liên tục chất lượng của những mặt hàng này. Tuy nhiên, đối lập xuất khẩu, vấn nạn thực phẩm bẩn vẫn đang diễn ra nhức nhối ngay tại thị trường nội địa. 

[caption id="attachment_109313" align="aligncenter" width="600"]Thực phẩm không an toàn sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh lương thực, sinh kế, đời sống và sức khỏe của người dân, thậm chí, vấn đề mất an toàn trong vệ sinh thực phẩm còn ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi Việt Nam, hơn nữa là niềm tin của người tiêu dùng trước những giá trị về kinh tế, văn hóa và đạo đức của các sản phẩm do con người tạo ra và tác động đến quyết định đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. (Ảnh minh họa) Thực phẩm mất an toàn sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy như: An ninh lương thực, đời sống, sức khỏe, chất lượng giống nòi Việt Nam và hơn nữa là ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng trước những sản phẩm do chính con người tạo ra. (Ảnh minh họa)[/caption]

Tại Hội thảo nông nghiệp an toàn: Giải pháp thúc đẩy trách nhiệm thực thi trong quản lý chuỗi giá trị nông nghiệp, GS Chu Phạm Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: Đối lập với bức tranh sáng về chất lượng tốt của hàng hóa xuất khẩu là thực trạng an toàn thực phẩm trong nước liên tục bị đe dọa bởi những mặt hàng nhập khẩu và những mặt hàng sản xuất, chế biến thuộc thị trường nội địa. Nhìn ở góc độ tổng quát, người Việt Nam đang cung ứng ra thị trường quốc tế sản phẩm sạch, chất lượng tốt còn trong nước thì tiêu thụ những mặt hàng kém chất lượng.

Hiện ở Việt Nam, tỷ lệ thực phẩm chưa an toàn còn chiếm số lượng rất lớn, các số liệu thống kê cho thấy số vụ và số người bị ngộ độc có ngày càng tăng. Nguyên nhân được xác định là xuất phát từ việc sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt; sử dụng tràn lan, bừa bãi chất kích thích tăng trưởng, kháng sinh, chất tạo nạc… trong chăn nuôi và mất vệ sinh trong sơ chế và chế biến.

Trong khi đó, một lượng lớn hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia khác qua nhiều nguồn chưa được kiểm duyệt thường xuyên liên tục đang biến thị trường Việt Nam trở thành bãi đáp lý tưởng cho các mặc hàng kém chất lượng của nước ngoài. Việc buôn bán hóa chất, phụ gia thực phẩm trong chế biến thức ăn chưa được cơ quan chức năng xử lý triệt để nên vẫn đang diễn ra tràn lan gây ra nhiều hiểm họa cho con người.

Để xảy ra tình trạng mất an toàn thực phẩm tràn lan như hiện nay, TS Lê Đăng Doanh cho rằng: "Một bộ phận nông dân đang tự làm hại mình và làm hại nông dân cả nước. Việc lạm dụng chất tạo nạc của các trại nuôi heo, việc lạm dụng hóa chất độc hại để thúc đẩy quá trình sinh trưởng hay làm chín trái cây làm mất niềm tin của người tiêu dùng, đẩy người tiêu dùng đi tìm kiếm nông sản nhập khẩu".

Hiện Việt Nam đã và đang tham gia nhiều hiệp định thương mại, xuất khẩu lượng hàng hoá lớn sang các nước; việc đàm phán thực hiện xuất khẩu nông sản, thực phẩm cho các thị trường được thực hiện khép kín từ nuôi trồng cho đến bàn ăn. Vậy, tại sao người Việt có thể mang những thực phẩm sạch, an toàn đi xuất khẩu trong khi trong nước, người dân lại tiêu thụ thực phẩm bẩn. Vậy, không phải chúng ta không sản xuất ra những sản phẩm thực sự tốt mà người tiêu dùng trong nước phải dùng những sản phẩm không tốt là do những quy chuẩn, hệ thống chính sách không rõ ràng dẫn đến việc làm ăn chụp giật chỉ nhất nhất quan tâm đến lợi nhuận.

Bà Võ Ngân Giang - Đại diện FAO tại Việt Nam cho biết, ở các nước phát triển, việc quản lý chất lượng thực phẩm rất chặt chẽ. Các mặt hàng được nhập khẩu phải duy trì hồ sơ hoặc buộc phải ghi nhãn nơi sản xuất để truy xuất nguồn gốc. Trong khi đó, tại Việt Nam, việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm còn lỏng lẻo, các sản phẩm được tiêu thụ tràn lan, không có giấy chứng nhận an toàn.

Để giải quyết bài toán thực phẩm bẩn, đa phần các ý kiến đều cho rằng bên cạnh việc hình sự hóa, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, nhà nước cần phải tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn trong lĩnh vực thực phẩm; nghiên cứu, cải tiến những phương pháp kiểm nghiệm mới mang tính hiệu quả hơn.

Trong hệ thống quản lý cũng cần phải có sự điều chỉnh phù hợp, tránh chồng chéo, tăng cường truyền thông để nâng cao nhận thức của cộng đồng; triển khai các chuỗi thực phẩm an toàn. Đồng thời, thúc đẩy áp dụng công nghệ cao vào tất cả các khâu: nuôi trồng, chế biến và bảo quản.

Thanh Tân

Tin khác

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

(CLO) Ngày mai (2/5), tức sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, giá xăng trong nước có thể tăng nhẹ. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

(CLO) Theo một phân tích mới của Rhodium Group, Liên minh châu Âu sẽ cần đánh thuế cao hơn dự kiến, lên tới 55% đối với xe điện của Trung Quốc để hạn chế nhập khẩu vào khối.

Thị trường - Doanh nghiệp
TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

(NB&CL) Trao đổi với Báo Nhà báo & Công luận, TS. Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Việt Nam cho rằng: Sau mỗi cuộc khủng hoảng, doanh nghiệp (DN) Việt Nam lại mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn. Nhưng việc hơn 200 nghìn DN rời thị trường cho thấy yêu cầu cấp bách phải nâng cao năng lực nội sinh và bài học về quản trị rủi ro và xây dựng chiến lược để DN có sức chống chọi cao hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

(CLO) Đầu tuần này, cơ quan quản lý năng lượng của Trung Quốc dự kiến phụ tải điện tối đa trong mùa hè sẽ tăng hơn 100 triệu kilowatt so với năm ngoái, đe dọa gây căng thẳng nguồn cung ở một số khu vực, đặc biệt là trong thời tiết khắc nghiệt.

Thị trường - Doanh nghiệp
Châu Âu đang 'mộng du' và phụ thuộc vào phân bón Nga

Châu Âu đang "mộng du" và phụ thuộc vào phân bón Nga

(CLO) Một trong những nhà sản xuất phân bón cây trồng lớn nhất cho biết châu Âu đang “mộng du” và trở nên phụ thuộc vào phân bón của Nga, giống như đã từng phụ thuộc vào khí đốt.

Thị trường - Doanh nghiệp