Nghiên cứu cho thấy rất hiếm ca mắc COVID-19 tái nhiễm

Thứ sáu, 26/11/2021 09:25 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy ít nhất trong vòng 6 tháng sau khi hồi phục, rất hiếm trường hợp bệnh nhân COVID-19 tái nhiễm.

Sự kiện: COVID-19

Vượt qua COVID-19 là chiến thắng ngoạn mục của nhiều bệnh nhân, nhưng nhiều người vẫn có những lo lắng trước nguy cơ bị tái nhiễm SARS-CoV-2. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy ít nhất trong vòng 6 tháng sau khi hồi phục, rất hiếm trường hợp bệnh nhân COVID-19 tái nhiễm.

Ca tái nhiễm thường có triệu chứng nhẹ

Một nghiên cứu mới, đăng trên tạp chí the New England Journal of Medicine của Anh ngày 24/11/2021, cho thấy người tái nhiễm COVID-19 có tỷ lệ phải nhập viện hoặc tử vong thấp hơn 90% so với những ca nhiễm lần đầu.

nghien cuu cho thay rat hiem ca mac covid 19 tai nhiem hinh 1

Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở London, Anh. Ảnh: AFP

Trong nghiên cứu trên, rất hiếm ca tái nhiễm được xác nhận trong số 353.326 người từng mắc COVID-19 tại Qatar và những ca tái nhiễm này thường có các triệu chứng nhẹ.

Làn sóng lây nhiễm thứ nhất tại Qatar đã xảy ra trong giai đoạn tháng 3 đến tháng 6/2020. Cuối làn sóng này, khoảng 40% dân số đã có kháng thể chống virus SARS-CoV-2. Sau đó, nước này trải qua hai làn sóng lây nhiễm khác từ tháng 1 đến tháng 5/2021, trước khi xuất hiện biến thể siêu lây nhiễm Delta.

Để xác định số người đã tái nhiễm, các nhà khoa học thuộc Weill Cornell Medicine (Qatar) đã so sánh tỷ lệ người có xét nghiệm PCR dương tính trong thời gian từ tháng 2/2020 đến tháng 4/2021.

Sau khi loại ra 87.547 ca nhiễm đã tiêm vaccine, các nhà khoa học phát hiện rằng trong số các ca nhiễm có 1.304 ca tái nhiễm. Thời gian từ lúc nhiễm lần đầu tới lúc tái nhiễm là khoảng 9 tháng. Trong số các ca tái nhiễm, chỉ có 4 ca phải nhập viện, song không có ca nhiễm nào nặng tới mức phải điều trị tích cực. Trong khi đó, 28 ca trong số các nhiễm lần đầu đã phải điều trị tích cực. Ngoài ra, không có ca tử vong trong số ca tái nhiễm, trong khi con số này trong các ca nhiễm lần đầu là 7.

Kết quả nghiên cứu trên được xem là tin tích cực với những người từng nhiễm virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng có hạn chế vì chỉ được thực hiện ở Qatar, chưa rõ liệu virus này có phản ứng tương tự như vậy ở các nơi khác trên thế giới hay không. Hơn nữa, nghiên cứu được tiến hành khi các biến thể Alpha và Beta là nguyên nhân chủ yếu gây ra các ca tái nhiễm, trong khi không có số liệu về Delta, vốn là biến thể chủ đạo hiện nay và có thể tác động đến số ca tái nhiễm.

Bác sĩ chuyên khoa bệnh truyền nhiễm Kami Kim, trưởng Khoa Truyền nhiễm và Dược quốc tế của Đại học South Floria (Mỹ), cảnh báo mọi người cần thận trọng, không để có cảm giác sai lầm rằng không cần tiêm vaccine nữa nếu đã từng nhiễm SARS-CoV-2. Ông nhấn mạnh cần cảnh giác với dịch bệnh này, nhất là khi nhiễm virus có thể dẫn tới các triệu chứng kéo dài. Ông cũng cho biết thêm rằng việc hạn chế số người mắc sẽ hạn chế khả năng virus SARS-CoV-2 biến đổi.

Kháng thể có thể giảm dần sau 6-12 tháng

Chia sẻ về vấn đề này, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết, đối với các bệnh truyền nhiễm nói chung, một người đã mắc bệnh thì trong cơ thể có kháng thể trung hòa bảo vệ nên hiếm khi bị bệnh lại. Một số bệnh truyền nhiễm có miễn dịch suốt đời sau mắc bệnh.

Riêng COVID-19, nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy ít nhất trong vòng 6 tháng sau khi hồi phục, rất hiếm trường hợp F0 bị nhiễm lại. Kháng thể có thể giảm dần sau 6-12 tháng. Tuy nhiên do bệnh còn quá mới nên phải có thời gian theo dõi thêm.

TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết, trên thế giới có khá nhiều công trình nghiên cứu cho thấy  F0 sau khỏi bệnh có khả năng tự bảo vệ cơ thể cao hơn rất nhiều lần so với một người chưa bị bệnh (dù tiêm đủ 2 mũi vaccine).

Theo BS Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, những kết quả của nghiên cứu về  "Đánh giá khả năng miễn dịch và tái nhiễm SARS-CoV-2 - SIREN" tại Anh cho thấy người đã từng nhiễm COVID-19 thì nguy cơ nhiễm lại virus này giảm thấp hơn 83% so với người chưa từng nhiễm trong thời gian ít nhất là 5 tháng.

BS Nguyễn Trung Cấp cũng dẫn ra một nghiên cứu khác tại Đại học Y Missouri (Mỹ) cũng cho thấy tỷ lệ tái nhiễm ở những người đã từng mắc COVID-19 là 0,7% với thời gian tái nhiễm trung bình là 116 ngày. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều lần mức lây nhiễm ở những người chưa từng bị nhiễm, và có thể so sánh với những người đã được tiêm đầy đủ vaccine.

T.Toàn

Tin khác

Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

(CLO) Dưới thời tiết nắng nóng gay gắt vượt ngưỡng 41 độ C, hai cụ ông ở Hà Tĩnh đã tử vong do sốc nhiệt.

Sức khỏe
Vì sao bệnh ho gà ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca bệnh cả nước?

Vì sao bệnh ho gà ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca bệnh cả nước?

(CLO) Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 127 ca mắc ho gà, tăng 7,9 lần so với cùng kỳ năm 2023, đáng chú ý, tại Hà Nội có 60 ca.

Sức khỏe
Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

(CLO) Dị vật cuống trái xoài đã được các bác sĩ lấy ra khỏi đường thở của bé trai 8 tháng tuổi, hiện tình trạng sức khỏe bé tạm ổn, đang điều trị và theo dõi thêm.

Sức khỏe
Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

(CLO) Các ca mắc ho gà trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều xuất hiện ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, độ tuổi chưa đến lịch được tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà.

Sức khỏe
Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

(CLO) Sản phụ 34 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc mất máu, đau bụng nhiều, huyết áp giảm do thai ngoài tử cung bị vỡ và được chỉ định phẫu thuật cấp cứu và truyền 6 đơn vị máu.

Sức khỏe