Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của một trong những ngôi đình cổ nhất Việt Nam

Thứ tư, 23/05/2018 08:44 AM - 0 Trả lời

(CLO) Không chỉ nổi tiếng với hội Chèm (diễn ra hàng năm từ 15 đến 17 tháng 5 âm lịch), đình Chèm còn được biết đến bởi phong cảnh đẹp và kiến trúc “nội công ngoại quốc” vô cùng độc đáo.

Báo Công luận
Cổng tam quan với bốn cột trụ cao vút.

Cách trung tâm Hà Nội về phía Tây khoảng 13km, đình Chèm uy nghi cổ kính, có niên đại hàng nghìn năm lịch sử, nằm ẩn mình bên bờ sông Hồng lộng gió. 

Đình Chèm thuộc làng Chèm, xã Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội được coi là một trong số ít những ngôi đình cổ nhất Việt Nam. Nơi đây thờ đức Hy Khang Thiên Vương Lý Ông Trọng. Ông là người có công dẹp giặc ngoại xâm cứu nước.

Báo Công luận
Vẻ đẹp uy nghi của đình Chèm ẩn hiện dưới những cây cổ thụ.

Đình được xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Có hai hành lang dài nối liền nhà tiền đường ở phía trước với nhà hậu đường ở phía sau, làm thành một khung hình chữ nhật bao quanh lấy nhà thiêu hương. Nổi bật nhất là cổng tam quan ngoài, có bốn cột đồng trụ cao vút trên bờ sông Hồng. Bên trong đình, các cột, mái được chạm trổ tinh vi.

Báo Công luận
Lư hương được đặt trước đình chính, nơi người dân đến thắp hương làm lễ.

Điểm đặc biệt nhất trong kiến trúc đình Chèm là những hoa văn được khắc ngay trên mái kèo chứ không phải ghép như nhiều đình khác. Hai mái kèo ở hai bên mái đình không được khắc đối xứng mà mỗi mái kèo có một hoa văn rất riêng. 

Trên các bộ vì ngắn, các bức cốn chạm hình rồng mây, rồng cuốn thủy, cá chép hóa rồng, tứ linh với các đường nét chạm mềm mại, trau chuốt. Đặc biệt là bức chạm khắc rồng cuốn nước, phượng ngậm thư có giá trị rất đặc sắc, quý hiếm.

Đình Chèm mở cửa đón du khách từ 8h sáng đến 21h30 tối.

Báo Công luận
Hậu đình
Báo Công luận
Cá chép hóa rồng
Báo Công luận
 
Báo Công luận
Vẻ đẹp của đình Chèm luôn thu hút các nhà thiết kế áo dài và các nghệ sĩ nhiếp ảnh

Ngọc Lâm


Tin khác

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa
Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

(CLO) Ngày 28/4, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Hội thảo “Giáo sư Đào Duy Anh: Từ chiến sĩ cách mạng đến học giả uyên bác” nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Giáo sư Đào Duy Anh (1904 - 2024).

Đời sống văn hóa
Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

( CLO) Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ bước vào giai đoạn then chốt, Trung ương Đảng quyết tâm giành toàn thắng, đã động viên quân dân toàn quốc cùng nỗ lực hết sức để hỗ trợ cho các chiến sĩ, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho đồng đội trên tiền tuyến và phối hợp chiến đấu với chiến trường Điện Biên Phủ.

Đời sống văn hóa
Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

(CLO) Tối ngày 27/4, chương trình bắn pháo hoa tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã diễn ra khiến nhiều người dân hò reo, dùng điện thoại ghi lại những khoảnh khắc đẹp của màn pháo hoa nghệ thuật.

Đời sống văn hóa