Ngoại trưởng Áo: Nhiều công ty phương Tây vẫn quyết ở lại Nga

Chủ nhật, 17/03/2024 07:02 AM - 0 Trả lời

(CLO) Cuối tuần này, Ngoại trưởng Áo Alexander Schallenberg cho biết phần lớn các công ty phương Tây vẫn tiếp tục hoạt động ở Nga bất chấp nhiều doanh nghiệp nước ngoài tuyên bố rời khỏi nước này để ứng phó với cuộc xung đột giữa Moscow và Kiev.

Trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken ở Vienna, quan chức này đã nhấn mạnh rằng các công ty Áo đang “tham gia rất nhiều” vào cả Nga và Ukraine, đồng thời cho rằng Áo là nhà đầu tư lớn thứ sáu vào nền kinh tế Ukraine.

“Các công ty của Áo cũng đã có mặt ở Nga và một phần vẫn còn hiện diện, giống như khoảng 95% tất cả các công ty phương Tây”, Ngoại trưởng tuyên bố. Đồng thời ông nhấn mạnh rằng các hạn chế quốc tế đặt ra đối với Moscow liên quan đến hoạt động quân sự chống lại Ukraine phải “được tôn trọng đầy đủ. Không thể có bất kỳ trường hợp ngoại lệ nào”.

ngoai truong ao nhieu cong ty phuong tay van quyet o lai nga hinh 1

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (bên trái) và Ngoại trưởng Áo Alexander Schallenberg (bên phải) trong cuộc họp báo chung ở Vienna. Ảnh: AFP.

Ông cũng đổ lỗi cho Tổng thống Nga Vladimir Putin vì đã sử dụng khí đốt và ngũ cốc làm “đòn bẩy” trong bối cảnh căng thẳng với phương Tây. Bộ trưởng tuyên bố Áo sẽ tiếp tục giảm sự phụ thuộc vào khí đốt do Nga cung cấp, với mục tiêu trở nên “độc lập 100%” vào năm 2027.

Tuần trước, Politico đưa tin rằng Washington đã gây áp lực buộc một trong những ngân hàng lớn nhất của Áo, Raiffeisen Bank International, phải rút khỏi Nga. Theo nguồn tin này, Quyền Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Anna Morris đã nói với các quan chức Áo và đại diện của công ty rằng ngân hàng có nguy cơ bị loại khỏi hệ thống tài chính Hoa Kỳ nếu không tuân thủ yêu cầu.

Ông Raiffeisen cho biết họ đã giảm đáng kể hoạt động ở Nga kể từ tháng 2/2022, nhưng vẫn miễn cưỡng rút khỏi quốc gia này vì họ đã tạo ra gần một nửa lợi nhuận ở đó vào năm ngoái.

Tờ Financial Times tuyên bố vào tháng 10/2023, chính quyền Nga đã cấm các công ty nước ngoài rút lợi nhuận của họ khỏi nước này để đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây. Thư ký Báo chí Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov không trực tiếp xác nhận thông tin này vào thời điểm đó, nhưng nói rằng khi xem xét “một chế độ đặc biệt” cho các công ty phương Tây quyết định “rời đi”.

Apple, IKEA, Microsoft, IBM, Shell, McDonald, Volkswagen, Porsche, Toyota và H&M nằm trong số những công ty đầu tiên rời khỏi Nga sau khi cuộc chiến giữa Moscow và Kiev bùng nổ vào năm 2022. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã chọn ở lại bằng cách chuyển quyền sở hữu cho Nga hoặc đổi thương hiệu nhận diện.

Hồi tháng 2, Phó Thủ tướng Nga Denis Manturov cho biết khoảng 20% công ty lớn của châu Âu và Mỹ đã rời khỏi thị trường Nga, nhưng số còn lại vẫn duy trì hoạt động kinh doanh, thậm chí một số đang tăng cường đầu tư.

Điệp Nguyễn (Theo RT)

Bình Luận

Tin khác

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi đã bị bắt giữ sau khi bị coi là nghi phạm chính thức trong cuộc điều tra tham nhũng khu đất trị giá hơn 7 triệu USD khi ông còn là người đứng đầu một công ty nông nghiệp lớn và là thành viên Quốc hội.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

(CLO) Dữ liệu kinh tế vĩ mô mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ ra rằng nền kinh tế nước này có thể đang tiến tới tình trạng lạm phát đình trệ, Business Insider đưa tin. Tờ báo cho biết thêm, những dấu hiệu ảm đạm cho thấy những thách thức khó khăn phía trước.

Thị trường - Doanh nghiệp