Người “biến” rơm thành tiền

Thứ năm, 17/12/2015 14:37 PM - 0 Trả lời

Gặp ông bên hành lang Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ IX với sự giản dị, chân chất của người doanh nhân xuất thân từ đồng đất Tháp Mười. Ông Phan Tấn Bện, người được mệnh danh là kỹ sư của nông dân, người đã cho ra đời hơn 15 sáng chế phục vụ nông nghiệp, trong đó có chiếc máy cuộn rơm độc đáo, đưa những phế phẩm sau thu hoạch thành sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu lớn. Ông hiện là giám đốc Công ty TNHH MTV cơ khí nông nghiệp, xã Đông Mỹ, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.

(NBCL) Gặp ông bên hành lang Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ IX với sự giản dị, chân chất của người doanh nhân xuất thân từ đồng đất Tháp Mười. Ông Phan Tấn Bện, người được mệnh danh là kỹ sư của nông dân, người đã cho ra đời hơn 15 sáng chế phục vụ nông nghiệp, trong đó có chiếc máy cuộn rơm độc đáo, đưa những phế phẩm sau thu hoạch thành sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu lớn. Ông hiện là giám đốc Công ty TNHH MTV cơ khí nông nghiệp, xã Đông Mỹ, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.

Làm giàu trên đồng đất quê hương

Hơn 15 sáng chế đã được người “kỹ sư nông dân” này sáng tạo, hơn 2.000 sản phẩm máy móc nông nghiệp mang nhãn hiệu Phan Tấn đã xuất xưởng, phục vụ nông dân ở đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) và nhiều thị trường khác. Sau rất nhiều công trình sáng chế máy móc nông nghiệp có tính ứng dụng thực tiễn cao, cung cấp ra thị trường với giá cả rẻ hơn hàng chục triệu so với hàng nhập ngoại, từ năm 2013 ông Phan Tấn Bện đã bắt tay nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm máy cuốn rơm tự chế. Sản phẩm đã được cấp bằng sáng chế, hoạt động trên các đồng ruộng ở Nam Bộ cũng như tham gia vào hàng chục mặt hàng cơ khí xuất ngoại mỗi năm.

Ông Bện chia sẻ: Sau mỗi vụ thu hoạch lúa, người dân Đồng bằng Sông Cửu Long chúng tôi (ĐBCL) thường đốt bỏ rơm rạ trên cánh đồng gây ô nhiễm môi trường và lãng phí. Vì thế, tôi đã nảy ra ý nghĩ phải chế tạo được máy cuộn rơm để giúp người nông dân tận dụng được những phụ phẩm đó. Sau nhiều trăn trở, chiếc máy cuộn rơm ra đời với những tính năng ưu việt, có thể chạy trên mọi địa hình, kể cả sình lầy, phù hợp với địa hình ĐBSCL. Chiếc máy này giúp nông dân xử lý, tận dụng rơm - vốn trước đây chỉ được đốt bỏ - trở thành một loại hàng hóa có thể sử dụng, thậm chí xuất 
khẩu, biến rơm thành tiền. Chiếc máy cuộn rơm mới chính thức được tung ra thị trường vào đầu năm 2015 nhưng lượng tiêu thụ rất lớn, cung cấp cho khắp 7 tỉnh trong khu vực. Hiện nay, theo ông chia sẻ thì lượng đơn đặt hàng máy cuộn rơm rất nhiều, với gần 100 công nhân sản xuất hiện có không làm xuể và công ty đang phải mở đợt tuyển thêm. [caption id="attachment_70383" align="aligncenter" width="633"]Ông Phan Tấn Bện bên hành lang đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần IX. Ông Phan Tấn Bện bên hành lang đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần IX.[/caption]

Vừa bán máy cho người dân, ông cũng đồng thời trở thành “đầu ra” an toàn cho họ. Ông mua lại những cuộn rơm để cung cấp cho thị trường nhiều tỉnh, nhiều doanh nghiệp nước ngoài cũng đặt hàng nhập khẩu về nước họ để phục vụ chăn nuôi. Vừa cung cấp máy móc hiện đại, vừa là doanh nghiệp đầu ra cho sản phẩm, đó là cách làm năng động, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn. Theo tính toán của ông thì mỗi bó rơm nặng từ 15 – 25kg, lúc thấp có giá bán ngay từ 10.000 - 15.000 đồng, sấy khô có giá từ 25.000 – 35.000 đồng. Trước đây, công ty chủ yếu cung ứng cho trang trại gia súc, người trồng nấm địa phương. Gần đây, công ty đã trữ hàng cho xuất khẩu sang các thị trường như Nhật Bản, Úc, New Zealand, nơi có đàn gia súc trâu, bò lớn. Hiện nay, Phan Tấn đã nhận được đặt hàng của đối tác hơn 350.000 tấn rơm sấy khô để xuất khẩu, trị giá hơn 0,2 USD/kg (4.000 đồng), hiện khách đã trả 60% giá trị, dự kiến khi hoàn tất hợp đồng tổng thu về có thể lên tới hơn 1 tỷ đồng.

Cánh đồng Việt sẽ ngập tràn máy móc Việt

Xuất thân từ một gia đình thuần nông, được may mắn học ngành cơ khí nông nghiệp, ông Phan Tấn Bện đã ấp ủ niềm đam mê cơ khí từ suốt những năm tháng tuổi trẻ, mong muốn trở về làm giàu trên quê hương bằng những sáng tạo không ngừng trong ứng dụng công nghệ. Ra trường, ông làm việc tại một công ty Nhà nước nhưng suốt những năm tháng ấy ông không có những khoảng thời gian để nghiên cứu, tìm tòi, ông quyết định từ bỏ công việc nhiều người mơ ước, tìm kiếm hướng đi cho riêng mình.

Ban đầu, ông mở một tiệm sửa chữa nhỏ. Chàng kỹ sư cơ khí bắt đầu với những công việc tay chân, quanh quẩn với việc lo cơm áo gạo tiền, chuyên đi hàn xì cái cày, cái cuốc cho bà con trong vùng…5 năm đầu trôi qua đầy gian khó, lấy từng đồng bạc lẻ nhọc nhằn. “Nghĩ, mình đường đường là một kỹ sư mà lại làm những công việc tay chân đó cực khổ, thực sự lúc đó rất ấm ức” – ông bảo vậy. Và rồi ông bắt đầu khởi nghiệp từ sự tự ái nghề nghiệp đó.

Ông nghiên cứu thị trường và nắm bắt rất nhanh nhu cầu của bà con trong vùng. Đầu tiên ông chế tạo ra chiếc máy bơm nước, rồi quá trình lao động, tích lũy kinh nghiệm, từ nhu cầu thực tiễn sản xuất, ông lại cho ra đời thêm nhiều máy móc khác. Điều đáng nói là, tất cả những sáng chế ông nghiên cứu đều chỉ hướng đến người nông dân, hướng về đồng ruộng quê hương mình. Thời gian gần đây, tích lũy được kinh phí, công ty cũng dần dần sản xuất được những máy móc phức tạp hơn, ông đặt cả tương lai, sự nghiệp và cuộc đời vào nó.

Mang trong mình niềm đam mê với cơ khí, nặng tình với người nông dân, ông Bện tâm sự: “Nếu chọn nghề kiếm được nhiều tiền cho mình thì ai cũng chọn, nhưng ai cũng thế thì Việt Nam sẽ mãi chỉ đi nhập khẩu máy móc nước ngoài. Tôi chọn công việc này là cho tôi, cho gia đình, cho mọi người, nhất là bà con nông dân, nơi tôi sinh ra và trưởng thành. Người dân cực bao nhiêu, chúng tôi thấy cần phải cố gắng bấy nhiêu. Rất nhiều công trình cơ khí, chúng tôi phải nghiên cứu 2 năm, thậm chí 5 năm để có tính ứng dụng với đồng đất quê mình. Lợi nhuận có thể không cao lắm nhưng giúp ích được quê hương, giúp ích được những người nông dân quê tôi, giúp họ bớt khó khăn, thậm chí có thể làm giàu”.

30 năm trong nghề cơ khí, 50 năm gắn bó với nhà nông, dù thành công khi chế tạo, xuất khẩu được máy móc có tính ứng dụng cao được quốc tế công nhận, số tiền thu về không nhỏ nhưng ông luôn trăn trở về một nền cơ khí nông nghiệp, phục vụ nông thôn và thị trường Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức, gian khổ, không phải dễ có được thành quả.

Những khó khăn không ít nhưng giám đốc Phan Tấn Bện vẫn đầy hào hứng và hy vọng vào một nền nông nghiệp Việt Nam sẽ khấm khá hơn, với những máy móc hiện đại do Việt Nam tự sản xuất được ứng dụng trên cánh đồng. Trước khí ra về, ông còn khoe với tôi về một chiếc máy mới 2 trong 1, vừa thu hoạch được bắp, vừa thu hoạch được lúa. Ông Phan Tấn Bện chia sẻ: Mong ước của tôi là cánh đồng Việt Nam sẽ ngập tràn máy móc của Việt Nam. Mong là chúng ta sẽ sản xuất được nhiều máy nông nghiệp hơn, giảm máy móc của nước ngoài, giúp bà con biến rơm thành vàng, thành tiền, và tiến tới còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài…

Hà Vân

Tin khác

Ngân hàng Nhà nước đề xuất gia hạn Thông tư 02 về cơ cấu nợ thêm 6 tháng

Ngân hàng Nhà nước đề xuất gia hạn Thông tư 02 về cơ cấu nợ thêm 6 tháng

(CLO) Việc gia hạn Thông tư 02 về cơ cấu nợ thêm 6 tháng sẽ góp phần làm giảm mức độ gia tăng nợ xấu nội bảng của tổ chức tín dụng (TCTD) và tạo điều kiện cho TCTD thực hiện hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, góp phần hỗ trợ phục hồi nền kinh tế.

Tài chính - Bảo hiểm
OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành

OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành

(CLO) Ngày 15/5/2024, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã chính thức ra mắt phiên bản OCB OMNI thế hệ mới, hiện đại nhất hiện nay. Dự án này đã đi vào hoạt động chỉ sau 6 tháng triển khai trong khi tiêu chuẩn ngành để phát triển và chuyển đổi sang nền tảng đa kênh đến hợp kênh toàn diện thường mất khoảng 18 tháng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khi nào nên dạy trẻ về tiền? Quản lý tài chính cá nhân – càng biết sớm, trưởng thành càng dư giả

Khi nào nên dạy trẻ về tiền? Quản lý tài chính cá nhân – càng biết sớm, trưởng thành càng dư giả

(CLO) Techcombank Family là một công cụ hỗ trợ cha mẹ hiện đại dạy con kỹ năng quả lý tài chính cá nhân sớm mà không tạo nên áp lực, sự giám sát hữu hình nào. Đó là tiền đề cho trẻ có quyền chủ động, tự chủ về tiền bạc trong tương lai.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhu cầu tìm mua căn hộ tại thị trường phía Nam tiếp tục tăng mạnh

Nhu cầu tìm mua căn hộ tại thị trường phía Nam tiếp tục tăng mạnh

(CLO) Do đáp ứng nhu cầu ở thực, loại hình căn hộ chung cư vẫn chuộng người mua, đặc biệt là các sản phẩm trong phân khúc vừa túi tiền vẫn luôn trong tình trạng cung không đủ cầu.

Bất động sản
Gã khổng lồ hạt nhân Nga chỉ trích lệnh cấm uranium của Mỹ

Gã khổng lồ hạt nhân Nga chỉ trích lệnh cấm uranium của Mỹ

(CLO) Tập đoàn năng lượng nhà nước Rosatom (Nga) cảnh báo lệnh cấm nhập khẩu uranium đã làm giàu từ Nga của Washington là mang tính phân biệt đối xử và có thể làm suy yếu thị trường nhiên liệu hạt nhân toàn cầu.

Thị trường - Doanh nghiệp