Người chuyên tái hiện chân dung tướng lĩnh Việt Nam

Thứ sáu, 29/04/2016 08:30 AM - 0 Trả lời

Nhắc đến nhà báo Phan Hoàng, nhiều người biết ngay đó là tác giả của những bài phỏng vấn các tướng lĩnh Việt Nam được đăng báo và in thành sách vào những năm cuối thế kỷ 20. Ngoài các tướng lĩnh, nhà báo Phan Hoàng còn ra Bắc vào Nam phỏng vấn những nhân vật nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực, đăng tải trên Tạp chí Kiến thức ngày nay và nhiều tờ báo khác. Những biệt danh “vua phỏng vấn”, “chuyên gia phỏng vấn” của anh xuất hiện từ đó. Không phải là loại “mì ăn liền” mà các bài phỏng vấn của Phan Hoàng giàu chất văn và tư liệu nên sống lâu trong lòng bạn đọc, được in thành các bộ sách: Phỏng vấn Người Sài Gòn, Phỏng vấn Người Hà Nội, Dạ thưa thầy!...

(NBCL) Nhắc đến nhà báo Phan Hoàng, nhiều người biết ngay đó là tác giả của những bài phỏng vấn các tướng lĩnh Việt Nam được đăng báo và in thành sách vào những năm cuối thế kỷ 20. Ngoài các tướng lĩnh, nhà báo Phan Hoàng còn ra Bắc vào Nam phỏng vấn những nhân vật nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực, đăng tải trên Tạp chí Kiến thức ngày nay và nhiều tờ báo khác. Những biệt danh “vua phỏng vấn”, “chuyên gia phỏng vấn” của anh xuất hiện từ đó. Không phải là loại “mì ăn liền” mà các bài phỏng vấn của Phan Hoàng giàu chất văn và tư liệu nên sống lâu trong lòng bạn đọc, được in thành các bộ sách: Phỏng vấn Người Sài Gòn, Phỏng vấn Người Hà Nội, Dạ thưa thầy!...

title_171355601

- Mới tốt nghiệp đại học, anh đã tìm mọi cách tiếp cận các tướng lĩnh nổi tiếng Việt Nam như: Võ Nguyên Giáp, Trần Đại Nghĩa, Trần Văn Trà, Trần Văn Quang, Đồng Sĩ Nguyên, Đồng Văn Cống, Tô Ký, Hoàng Cầm, Hoàng Minh Thảo, Nguyễn Minh Châu, Lê Tự Đồng, Lê Văn Tri, Trần Văn Danh, Bùi Cát Vũ, Vương Tuấn Kiệt, Nguyễn Thới Bưng,... để phỏng vấn, khai thác về đề tài chiến tranh mà hầu như công chúng chưa được biết tới nhiều. Động lực nào để anh chọn đề tài phỏng vấn các tướng lĩnh nổi tiếng Việt Nam, là một công việc chẳng mấy dễ dàng đối với một phóng viên trẻ?

- Do hoàn cảnh lịch sử, cho đến đầu thập niên 1990, thông tin xác thực về hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ chưa được nói tới nhiều, nhất là những nhân vật trực tiếp tham dự cuộc chiến. Tôi là người đam mê lịch sử, lại vốn sinh ra ở vùng quê Phú Yên, trong một gia đình chịu ảnh hưởng nặng nề từ chiến tranh, nên chiến tranh luôn là nỗi ám ảnh khôn nguôi đối với tôi. Những câu hỏi như vì sao phải tiến hành chiến tranh, các vị tướng chiến trường có khác gì người bình thường, nếu không có chiến tranh thì đất nước ta sẽ ra sao,... luôn hiện diện trong đầu tôi mà không sách vở nào có thể trả lời cho thấu đáo. Vì lẽ đó, khi đi làm báo, được giao nhiệm vụ phỏng vấn các nhân vật nổi tiếng cho chuyên mục “Mỗi kỳ một nhân vật” của Tạp chí Kiến thức ngày nay, thì các vị tướng lĩnh là những nhân vật mà tôi hướng đến đầu tiên.

+ Từ kinh nghiệm của mình, anh thấy phỏng vấn các tướng lĩnh với phỏng vấn các nhân vật trên các lĩnh vực khác, có điều gì khác biệt cũng như khó khăn?

- Mỗi đối tượng phỏng vấn có những cái khó và điều thú vị khác nhau. Riêng đối với các tướng lĩnh thì cái khó là họ ít chịu nói về mình, hơn nữa ở thời điểm bấy giờ không phải cái gì sự thật thì cũng có thể nói, viết thành văn bản và công bố. Ngay cả hồi ký của một tướng lĩnh hàng đầu là Thượng tướng Trần Văn Trà mới xuất bản cũng đã bị thu hồi. Hơn nữa, có những vị tướng đánh trận rất giỏi nhưng do không có khiếu ăn nói hoặc không ghi nhật ký, nên khi kể lại những công việc hay sự kiện họ tham gia thì thật khó khăn, quên thời gian, địa điểm, tên tuổi đồng đội,... Vì vậy, tôi phải phỏng vấn các vị tướng nhiều lần, rồi gặp các nhân chứng khác, tìm tư liệu để so sánh, đối chiếu trước khi viết thành văn bản chính thức và đưa cho các tướng lĩnh xem lại, ký tên vào.

+ Từ tư liệu phỏng vấn tướng lĩnh của anh, có nhiều người làm báo về sau khai thác?

- Có thể còn những sai sót nhưng các bài phỏng vấn tướng lĩnh của tôi rất công phu. Có những vị tướng dường như chỉ dành cho tôi phỏng vấn, viết bài độc quyền về họ. Vì vậy, về sau này tôi rất buồn khi thấy có một số cây bút đạo văn, đạo tư liệu của tôi về các tướng lĩnh, nhưng không hề xin phép. Có những “nhà báo” lười biếng đến mức bê nguyên những câu văn của tôi viết về các tướng lĩnh để in báo, làm như họ cũng từng trực tiếp gặp gỡ phỏng vấn các vị tướng. Tình trạng đạo văn này cần chấm dứt. Tôi cũng đang hoàn thành để tái bản bộ “Phỏng vấn Tướng lĩnh Việt Nam” dày khoảng 1.000 trang do NXB Trẻ ấn hành.

+ 25 năm trước, vừa tốt nghiệp đại học, anh đã nhận công việc tiếp cận các tướng lĩnh, lúc đó anh lấy kiến thức đâu về chiến tranh để đặt vấn đề để phỏng vấn các vị tướng?

- Nhờ tủ sách gia đình, từ nhỏ tôi đã đọc thuộc làu nhiều bộ sử Việt Nam và thế giới. Tôi yêu văn chương và cũng rất say mê lịch sử. Điều đó không chỉ thể hiện trong nghề báo mà ngay cả trong sáng tác thơ của tôi. Nếu không đi con đường báo chí, văn chương thì có khả năng tôi trở thành một người nghiên cứu lịch sử. Tôi nghiệm thấy lịch sử là nền tảng văn hoá quan trọng cho mọi nghề nghiệp, nhất là nghề làm báo.

Chẳng những ham đọc sách mà tôi còn hay quan sát, ngẫm nghĩ, chịu khó tư duy, luôn đặt ra những câu hỏi mang tính “chất vấn”. Kiến thức ở nhà trường, dù là tốt nghiệp đại học hay cao hơn nữa cũng chỉ đơn thuần là sách vở giáo khoa, nếu ta không chịu đọc thêm, học thêm, đặc biệt là từ thực tiễn đời sống thì khó mà khá lên được.

+ Rất nhiều tướng lĩnh đã được thể hiện qua ngòi bút của anh, vậy có vị tướng tài nào mà anh chưa được tiếp cận, chưa viết về chân dung họ mà anh cho đó là sự tiếc nuối?

- Tôi chủ yếu thực hiện phỏng vấn các chiến tướng mà công trận nổi bật. Tất nhiên, do điều kiện mà còn nhiều vị tướng giỏi, đáng kính tôi không được tiếp cận, trong đó có những người khi tôi chưa cầm bút thì họ đã qua đời mang theo những tư liệu quý giá.

+ Ngoài việc làm báo, anh còn được biết đến với tư cách là một nhà thơ tài hoa và lãng mạn. Lý do nào từ một nhà báo ban đầu anh lại trở thành nhà thơ khá nổi tiếng? - Tôi bắt đầu làm thơ từ thời học sinh chuyên văn trung học và tiếp tục sáng tác vào thời sinh viên. Vì vậy, có thể nói tôi từ người làm thơ đi làm báo. Sự bay bổng, giàu sức liên tưởng của thi ca giúp trang báo của tôi thêm sinh động, có chất văn, dễ truyền cảm cho bạn đọc. Ngược lại, nghề báo đi nhiều học nhiều giúp tôi thêm kiến thức và nguồn cảm hứng cho thi ca. Tập trường ca “Bước gió truyền kỳ” của tôi vừa ra mắt là kết tinh từ suy nghiệm lịch sử dân tộc và những chuyến đi từ núi rừng biên giới đến hải đảo xa xôi. + Bộ sách nhiều tập “Sài Gòn đất lành chim đậu” của anh vừa ra mắt. Vì sao anh không phỏng vấn nữa mà chuyển sang viết ký sự nhân vật? - Phần lớn các nhân vật trong bộ sách mới này tôi đều từng gặp gỡ, phỏng vấn. Nhiều tư liệu về họ, nhiều suy ngẫm về họ trước đây tôi chưa từng công bố trong các bài phỏng vấn. Hiện nay tôi vẫn tiếp tục phỏng vấn các nhân vật, đồng thời viết ký sự về những người mà tôi yêu quý. Riêng bộ sách “Sài Gòn đất lành chim đậu”, tôi có mong ước sẽ viết nhiều tập, mỗi tập hơn 300 trang về những con người độc đáo và có đóng góp cho thành phố này. Hy vọng bộ sách sẽ mang lại những điều thú vị, bổ ích và mới lạ cho bạn đọc. Tôi cũng đang cố gắng hoàn thành hai tác phẩm khác là “Sài Gòn ngọt từ da thịt ngọt ra”, “Sài Gòn đọc văn gặp người” để xuất bản trong thời gian tới! +Cảm ơn anh. Chúc anh thành công với những tác phẩm mới!
[su_frame align="right"]Ngoài công việc của một nhà báo, Phan Hoàng còn là một nhà thơ thành danh trên thi đàn với nhiều tác phẩm văn chương và được trao nhiều giải thưởng cao quý. Hiện nay, Phan Hoàng là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh, Trưởng cơ quan Đại diện miền Nam báo Văn Nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam. Đầu năm 2016, nhà báo - nhà thơ Phan Hoàng xuất bản liên tục 2 tác phẩm mới. Trường ca “Bước gió truyền kỳ” (NXB Hội Nhà văn) của anh đã được Trường đại học Phú Yên phối hợp Hội VHNT tỉnh Phú Yên tổ chức toạ đàm cuối tháng 3/2016. Và ngày 24/4, tập ký sự chân dung nhân vật “Sài Gòn đất lành chim đậu” đã được NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu tại Đường Sách nhân Ngày Sách Việt Nam lần thứ III.[/su_frame]

Phùng Hiệu

Tin khác

Xuất bản cuốn sách 'Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi'

Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"

(CLO) Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi" nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.

Nghề báo
Thu hồi giấy phép hoạt động của Tạp chí Pháp luật và Kinh tế Châu Âu

Thu hồi giấy phép hoạt động của Tạp chí Pháp luật và Kinh tế Châu Âu

(CLO) Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa ban hành quyết định về việc thu hồi Giấy phép hoạt động Tạp chí Pháp luật và Kinh tế Châu Âu thuộc Viện Pháp luật kinh doanh và Đầu tư Châu Âu.

Nghề báo
Trung tâm Báo chí TP HCM - điểm đến thân quen của đội ngũ báo chí

Trung tâm Báo chí TP HCM - điểm đến thân quen của đội ngũ báo chí

(CLO) Ngày 17/5, Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Đề án thành lập Trung tâm Báo chí TP HCM.

Nghề báo
Báo Thanh Niên tổ chức hội thảo 'Hạ nhiệt giá vé máy bay được không?'

Báo Thanh Niên tổ chức hội thảo "Hạ nhiệt giá vé máy bay được không?"

(CLO) Lần đầu tiên, đại diện của 4 hãng hàng không nội địa gồm VietnamAirlines, VietJet, Vietravel Airlines và Bamboo Airways sẽ trực tiếp nói về những nguyên nhân khiến giá vé máy bay tăng cao trong thời gian vừa qua; Xu hướng thị trường hàng không trong giai đoạn tới cũng như nhiều vấn đề nóng bỏng liên quan đến chủ đề này.

Nghề báo
Khẳng định vai trò cơ quan chủ lực tuyên truyền của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Khẳng định vai trò cơ quan chủ lực tuyên truyền của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

(CLO) Ngày 16/5, Báo Nông thôn Ngày nay tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên (07/5/1984 – 07/5/2024), ra mắt ứng dụng di động Báo Dân Việt.

Nghề báo