Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm

Thứ năm, 28/04/2016 10:48 AM - 0 Trả lời

Sáng 27/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

(NBCL) Sáng 27/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

[caption id="attachment_95016" align="aligncenter" width="650"]Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.[/caption]

Ngay trong phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, vấn đề được bàn bạc tại hội nghị này cũng là vấn đề được toàn xã hội và người dân hết sức quan tâm mà trong đó, có trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu làm rõ trách nhiệm của người, cơ quan quản lý liên quan đến công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu, tránh tình trạng người dân sử dụng thực phẩm bẩn mà không có ai chịu trách nhiệm.

Người đứng đầu chính phủ cũng yêu cầu phát huy và tăng cường vai trò giám sát của mọi cấp ngành, nhất là các cơ quan dân cử để tạo chuyển biến cụ thể trong công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo chỉ đạo của Thủ tướng, trong số rất nhiều những loại mặt hàng thực phẩm có trên thị trường, chính phủ ưu tiên lựa chọn loại mặt hàng thực phẩm tươi sống để tập trung bàn thảo, thống nhất các biện pháp ngăn chặn hiệu quả, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Các báo cáo và ý kiến tại hội nghị cũng xác nhận tình trạng còn nhiều cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu quy chuẩn kỹ thuật về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong các khâu sản xuất ban đầu như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đến khâu bảo quản, sơ chế, chế biến đặc biệt tại cơ sở giết mổ, sơ chế nội tạng, cơ sở chế biến mỡ động vật rất mất vệ sinh...

Hiện tại, vẫn còn rất nhiều vấn đề nổi cộm cần được quan tâm xử lý để giải quyết dứt điểm như vấn đề sử dụng salbutamol, vàng ô, kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục, quản lý tại các chợ, nhập khẩu rượu giả, kinh doanh thực phẩm chức năng.

Kết luận hội nghị có quy mô lớn nhất từ trước đến nay về vệ sinh an toàn thực phẩm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, vệ sinh an toàn thực phẩm tác động trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người, nòi giống và cũng là vị thế, uy tín quốc gia. Thủ tướng thẳng thắn cho rằng, thời gian qua, các cơ quan liên quan chưa hoàn thành nhiệm vụ này, bởi vậy rất cần có những biện pháp mạnh, kiên quyết hơn, đáp ứng mong đợi của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các cấp, ngành cần tập trung làm rõ trách nhiệm cá nhân, đổi mới tư duy quản lý, trước hết là người đứng đầu. Nếu xảy ra vi phạm trên địa bàn thì Chủ tịch UBND xã, huyện, tỉnh phải chịu trách nhiệm; bên cạnh đó là các lực lượng quản lý thị trường, công an cũng có trách nhiệm

PV

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Làm sâu sắc hơn các giải pháp phát triển của Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Làm sâu sắc hơn các giải pháp phát triển của Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý cần làm sâu sắc hơn các giải pháp phát triển của Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ. Cần ưu tiên, lưu ý những nhóm giải pháp nào; đề xuất các giải pháp mang tính đột phá, các cơ chế, chính sách đặc thù cần sớm thí điểm triển khai; khai thông và tranh thủ các nguồn lực phục vụ phát triển vùng.

Tin tức
Thủ tướng lập Tổ công tác đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

Thủ tướng lập Tổ công tác đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải quyết định phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm Tổ trưởng Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tin tức
Đến 2030, quy mô kinh tế vùng trung du và miền núi phía Bắc đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng

Đến 2030, quy mô kinh tế vùng trung du và miền núi phía Bắc đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng

(CLO) Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phấn đấu trong kỳ quy hoạch đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn vùng (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt 8,5 - 9,0%/năm; quy mô kinh tế vùng đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành).

Tin tức
Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh được chọn xây dựng các trung tâm dịch vụ lớn

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh được chọn xây dựng các trung tâm dịch vụ lớn

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đáng chú ý, Quy hoạch xác định hình thành các trung tâm dịch vụ lớn mang tầm khu vực và thế giới về thương mại, du lịch, tài chính, logistics ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Tin tức
Thực hiện cải cách tiền lương: Bảo đảm lương khởi điểm của công chức sẽ trên 5 triệu đồng

Thực hiện cải cách tiền lương: Bảo đảm lương khởi điểm của công chức sẽ trên 5 triệu đồng

(CLO) Theo ông Vũ Minh Đăng, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ cho biết, việc thực hiện cải cách tiền lương đảm bảo cán bộ, công chức có thu nhập thấp nhất cũng không thấp hơn 5 triệu đồng. Con số này sẽ phải xin ý kiến của Bộ Chính trị.

Tin tức