Người đứng đầu phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, quyết liệt đấu tranh, đứng vững, đứng thẳng trước mọi cám dỗ

Thứ bảy, 07/05/2022 10:14 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đó là nhận định của ông Lê Hữu Trí, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Khánh Hòa khi chia sẻ về tầm quan trọng của người đứng đầu, cũng như các thành viên trong Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình này.

Liên quan đến Tờ trình của Bộ Chính trị đề nghị Trung ương nghiên cứu, xem xét, cho ý kiến và quyết định về chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhằm góp phần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Trao đổi với phóng viên báo Nhà báo & Công luận, ông Lê Hữu Trí – Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Khánh Hòa cho biết: Mô hình này là hết sức cần thiết, bởi với một khối lượng công việc lớn, phạm vi rộng, nếu có sự đồng bộ, chia sẻ từ Trung ương xuống địa phương sẽ tạo ra hiệu quả triệt để hơn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

nguoi dung dau phai co ban linh chinh tri vung vang quyet liet dau tranh dung vung dung thang truoc moi cam do hinh 1

Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Khánh Hòa Lê Hữu Trí.

Đại biểu Quốc hội Lê Hữu Trí cũng cho rằng, có 2 vấn đề cần lưu tâm để Ban chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn.

Cho đến nay, Khánh Hòa là 1 trong 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. “Tôi cho rằng, trước hết, cần phải ban hành một quy chế hoạt động chặt chẽ, trong quy chế cần xác định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền, phạm vi hoạt động của Ban chỉ đạo cấp tỉnh.

Thứ hai, cần phải làm rõ trách nhiệm trong việc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của người đứng đầu cũng như của các thành viên trong Ban chỉ đạo cấp tỉnh. Nếu người đứng đầu hoặc các thành viên trong Ban chỉ đạo cấp tỉnh không tuân thủ đúng quy tắc làm việc, quan điểm, đường lối chỉ đạo của Đảng trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thì buộc phải chịu trách nhiệm khi chưa làm tốt vai trò mà Đảng, Trung ương giao phó”, Đại biểu Quốc hội Lê Hữu Trí chia sẻ.

Nhấn mạnh vai trò quan trọng của người đứng đầu trong công cuộc lãnh đạo, chỉ đạo, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Đại biểu Quốc hội Lê Hữu Trí cho biết: “Người đứng đầu Ban chỉ đạo cấp tỉnh, không có cách nào khác, phải quyết liệt đấu tranh, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đứng vững, đứng thẳng trước mọi cám dỗ trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo tinh thần của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tiêu cực, như lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nhấn mạnh: “Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”.

Vừa qua, Tại Hội nghị tiếp xúc cử tri, cử tri Hà Nội kiến nghị thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh. Chia sẻ với phóng viên báo Nhà báo & Công luận, PGS. TS Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII, cho rằng kiến nghị của cử tri là hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tiễn và phù hợp với đại đa số mong muốn của cử tri cả nước.

“Bộ Chính trị cũng đã nhìn ra điều này, tiêu biểu thể hiện qua việc mới đây, tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII, Trung ương đã xem xét Đề án thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Việc này là hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng của lòng dân”, PGS. TS Bùi Thị An khẳng định.

nguoi dung dau phai co ban linh chinh tri vung vang quyet liet dau tranh dung vung dung thang truoc moi cam do hinh 2

PGS. TS Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII.

“Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong giai đoạn vừa qua đã đạt được khá nhiều kết quả tốt, tuy nhiên, mới chỉ ngăn chặn được “từng khúc”, “từng đoạn”. Chính vì thế, Trung ương đã sáng suốt trong việc nhìn ra trước vấn đề này và có những bước đi đúng đắn xem xét thành lập ra Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó việc phân cấp, phân quyền, xây dựng quy chế rõ ràng là cần thiết để địa phương có quyền đưa ra quyết định triệt để hơn trong những trường hợp cụ thể.

Bên cạnh việc thi hành kỷ luật, một trong những điểm quan trọng của phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đó là thu hồi được tài sản cho đất nước, cho nhân dân, nếu không nắm bắt cơ hội khẩn trương, kịp thời, sẽ dẫn đến hệ lụy như đối tượng có thể tẩu tán tài sản. Ngoài ra, tôi cho rằng công tác đề bạt, bổ nhiệm, xử lý, kỷ luật cán bộ cần hết sức minh bạch sẽ là một trong những giải pháp để góp phần ngăn chặn nạn tham nhũng, tiêu cực”, nguyên Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An chia sẻ.

Bên cạnh đó, PGS. TS Bùi Thị An cũng nhấn mạnh, khi đưa Đề án đi vào thực tiễn, công tác cán bộ là điều then chốt, cần chọn được đúng người đứng đầu và các thành viên trong Ban chỉ đạo ở mỗi tỉnh, thành phố phải thực sự trong sạch, có trình độ tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng.

“Vì công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực động chạm đến rất nhiều đối tượng có quyền chức, có quan hệ, nên nếu những tiêu chuẩn về người đứng đầu và các thành viên trong Ban chỉ đạo không đạt được, thì dù có thành lập ra cũng rất khó để hoạt động thực sự hiệu quả. Đồng thời, cần ban hành rõ ràng, cụ thể quy chế về phân cấp, phân quyền, yêu cầu các đồng chí đứng đầu địa phương phải tạo mọi điều kiện để Ban chỉ đạo này hoạt động được tốt, nếu có ai vi phạm hoặc ngăn cản thì phải chịu hình thức xử lý kỷ luật”.

An Mai

Bình Luận

Tin khác

Sự lan tỏa sâu rộng của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong mọi mặt của đời sống xã hội

Sự lan tỏa sâu rộng của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong mọi mặt của đời sống xã hội

(CLO) Ngày 15/5, Thành ủy Hải Phòng tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII "về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" năm 2023 - 2024; biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023.

Tin tức
Cụ thể hóa “Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân” thành các chuẩn mực đạo đức

Cụ thể hóa “Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân” thành các chuẩn mực đạo đức

(CLO) Ngày 15/5, Đảng ủy Công an Trung ương đã tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị và 1 năm thực hiện Quy định số 09 của Đảng ủy Công an Trung ương về đẩy mạnh học tập, thực hiện và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân.

Tin tức
Đề nghị thành lập các tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt

Đề nghị thành lập các tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt

(CLO) Góp ý dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), các ý kiến đồng tình lựa chọn phương án thành lập các tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt vì một mặt, như vậy sẽ khách quan hơn trong quá trình xét xử, mặt khác, quyền lợi tổ chức, cá nhân được đảm bảo hơn...

Tin tức
Huawei mong muốn tham gia phát triển mạng 5G, trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam

Huawei mong muốn tham gia phát triển mạng 5G, trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam

(CLO) Trong cuộc gặp với Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Phó Chủ tịch Tập đoàn Huawei phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương Zhengjun Zhang bày tỏ mong muốn Huawei tham gia phát triển mạng 5G, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi xanh… tại Việt Nam.

Tin tức
Nâng mức sinh hoạt phí cơ sở cho cơ quan Việt Nam ở nước ngoài lên 1.350 USD/người/tháng

Nâng mức sinh hoạt phí cơ sở cho cơ quan Việt Nam ở nước ngoài lên 1.350 USD/người/tháng

(CLO) Theo quy định mới của Chính phủ, mức sinh hoạt phí cơ sở áp dụng chung cho tất cả các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài là 1.350 USD/người/tháng và sẽ được xem xét điều chỉnh khi chỉ số giá tiêu dùng tại các địa bàn tăng từ 10% trở lên hoặc tùy theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Tin tức