Người “giữ hồn” trống đất

Thứ sáu, 08/10/2021 07:02 AM - 0 Trả lời

(CLO) Dành cả cuộc đời với nhạc cụ dân tộc, ông Đinh Hữu Tự là một trong số ít người ở nơi phát tích trống đất (xã Tân Lập, Thanh Sơn, Phú Thọ) còn nắm giữ đầy đủ nhất cách làm và chơi loại trống đặc biệt này.

Nhớ tiếng trống “Toòng Tửng”

Trống đất chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của người dân Tân Lập từ xưa đến nay. Trong chiến tranh, tiếng trống trở thành nhạc cụ cho ngày hội ăn mừng khao quân thắng trận. Khi thời bình, tiếng trống được dùng để cổ vũ lao động sản xuất và nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ khác của làng, xã.

Thế nhưng, trước dòng chảy tấp nập của cuộc sống hiện đại, hiện nay tại xã Tân Lập, ngoài ông Đinh Hữu Tự thì không còn nhiều người biết làm hay chơi loại trống đặc biệt này.

nguoi giu hon trong dat hinh 1

Ông Đinh Hữu Tự - khu Nưa Thượng, xã Tân Lập, huyện Thanh Sơn là một trong số rất ít người còn làm và chơi trống đất ở Phú Thọ.

Theo ông Tự kể lại, trống đất được sáng tạo trong quá trình chống giặc ngoại xâm của ông cha từ thời Hùng Vương. Sau khi đánh trận trở về, quan quân hạ trại nghỉ ngơi và ăn mừng chiến thắng tại làng Thể Cần (làng Tân Lập, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ ngày nay). Trong quá trình đào hố chôn cột trại, những âm thanh “thình thình” vang lên từ lòng đất chính là gợi ý để làm nên loại nhạc cụ độc đáo này.

Một đời gắn bó với nghệ thuật dân gian, ông Đinh Hữu Tự không chỉ là một người đánh trống cừ khôi, mà còn là một người thợ tài hoa trong việc làm trống.

Theo ông Tự chia sẻ, để làm được một chiếc trống tốt phải rất kỳ công, khéo léo với nhiều công đoạn. Trước tiên, người làm trống phải thực hiện nghi thức cúng thần linh để xin phép. “Người làm trống phải tự tay dâng hương hoa nải quả, trầu, rượu lên bàn thờ đặt trước nhà, thành tâm khấn vái chứ không dưng mà đào đất và đánh trống là làm kinh động tới thổ thần”, ông Tự cho hay.

Tiếp đến, việc chọn mo cau cũng có các tiêu chuẩn như: mo cau già, bản rộng, dai để khi ép có độ căng, khi mo cau khô sẽ không giãn và không ảnh hưởng tới âm thanh của trống.

nguoi giu hon trong dat hinh 2

Dây làm trống phải đủ độ dai, dẻo để tạo ra những âm thanh hoàn hảo.

Loại dây để làm trống tốt nhất là dây rò rọ. Đây là một loại dây rừng sống tầm gửi trên những thân cổ thụ, tựa cây sắn dây nhưng thân có nhiều đốt và rất dai. Dây rò rọ sẽ được gò thật chặt để kéo hai cành tre căng như hai cánh cung.

Một sợi dây khác nhỏ hơn được câu từ tâm mặt trống lên gọi là dây rốn, tạo mặt trống thành hình vòm, nối lên và chia đoạn dây phía trên thành hai pha: bên dây ngắn, căng thì cho tiếng nhạc cao, bên dây dài, chùng thì phát ra tiếng trầm; khi đánh vào sợi dây, ta được hai loại thanh bùng và binh nghe rộn rã.

Ông Tự cũng cho biết thêm, tùy theo độ dài, rộng của mo cau mà đào hố sao cho phù hợp. Hố phải được đào loe dưới đáy để tạo âm thanh, có tiếng vọng, độ sâu khoảng 35 – 40cm, rộng khoảng 25 – 30cm. Mặt trống sẽ được ghim xuống đất bằng bốn cọc ở bốn góc, sau đó được ép phẳng kín với mặt đất. Phía trên mặt trống đóng hai que tre hoặc bương ở hai bên, cách tâm trống khoảng 1m.

“Âm thanh của trống đất phụ thuộc vào độ kín của mặt trống, chiều cao và độ dài của sợi dây cũng như chiều rộng và sâu của hố đất. Tiếng trống trong hay đục cũng còn phụ thuộc vào độ mịn, độ dẻo của đất. Chính vì vậy, trống đất phải được làm trên đất Tổ mới phát ra được những âm thanh hoàn hảo nhất. Khi nghe sẽ có cảm giác như tiếng vó ngựa dồn dập bay về báo tin thắng trận, có lúc như tiếng quân hò reo náo động, khi lại như tiếng vũ khí va chạm vào nhau. Còn nếu đất nhão hoặc đất pha cát thì không làm được trống”, ông Tự chia sẻ.

Trăn trở tìm hướng đi

“Chỉ mất 20 phút là làm được một chiếc trống đất và ta nhận lại là một nhạc cụ được làm hoàn toàn bằng những nguyên liệu của núi rừng, âm thanh thì độc đáo, sống động vô cùng. Thế mà cả cái xứ này, chẳng còn một ai biết làm mà chơi. Xót xa lắm!”, ông Tự chia sẻ.

Theo ông Tự cho hay, hiện nay trống đất chỉ được biểu diễn trong các dịp lễ hội của làng: Lễ chính tiệc đình Nưa Thượng (ngày 2/2 âm lịch) và ngày lễ cúng xôi mới (10/10 âm lịch).

“Trước đây, trống đất được kết hợp với các loại nhạc cụ dân tộc khác để đệm cho hát giang, hát ví của dân tộc Mường nhưng hiện nay tại các buổi lễ hội có phần lu mờ trước sự lấn át của các loại nhạc cụ khác, hiện đại hơn”, ông Tự chia sẻ.

nguoi giu hon trong dat hinh 3

Chiếc trống đất duy nhất còn lại được đặt tại đình Nưa Thượng để phục vụ trong các dịp lễ hội của làng.

Anh Hà Văn Hoàng, người dân xã Tân Lập cho biết: "Đến thế hệ những người tầm 30 tuổi như chúng tôi thì cách làm trống đất và diễn tấu nó đã thực sự là một việc không hề đơn giản. Thanh niên trong xã chỉ những dịp Tết mới về nhà, còn ngày thường đều đi làm ăn xa. Hơn nữa việc làm trống đất không hề đơn giản. Nó đòi hỏi sự thuần thục của đôi tay, khả năng thẩm âm đặc biệt của người làm trống”.

Ông Đinh Tiến Thanh – Chủ tịch UBND xã Tân Lập cho biết: “Việc làm trống đất khá cầu kỳ, cần có không gian rộng, mặt đất bằng phẳng, âm thanh và cách biểu diễn cũng phải phù hợp với các lễ hội của người Mường nên hiện nay việc phổ biến trống đất không còn được rộng rãi. Thời gian qua, chính quyền địa phương cũng đã triển khai một số biện pháp để bảo tồn và phát huy nhưng do nguồn kinh phí hạn hẹp nên mức lan tỏa chưa cao”.

Ấp ủ mong muốn đưa trống đất quay lại với đời sống sinh hoạt của bà con dân tộc Mường, ông Tự chia sẻ: “Tôi luôn tâm niệm sống - chết đều phải có tiếng trống, vui tiếng trống, buồn tiếng trống, thế nên điều quan trọng bây giờ để duy trì và bảo tồn nhạc cụ dân dã này có lẽ là phải cải tiến để trống đất dễ chơi và phù hợp trong đời sống hiện đại. Hơn nữa, cần phải kết hợp tuyên truyền quảng bá với truyền dạy để có thể lan tỏa âm nhạc truyền thống đến mọi người”.

Nguyễn Thúy

Bình Luận

Tin khác

Khẩn trương khắc phục hậu quả do mưa đá ở huyện miền núi Nghệ An

Khẩn trương khắc phục hậu quả do mưa đá ở huyện miền núi Nghệ An

(CLO) Việc khắc phục, sửa chữa nhà bị hư hỏng do trận mưa đá kéo dài được lực lượng chức năng và người dân địa phương ở huyện miền núi Tương Dương (Nghệ An) hoàn tất, các hộ bị thiệt hại trở lại nhịp sống bình thường, yên tâm lao động sản xuất.

Đời sống
ABBANK thành công gây quỹ 50.000 cây gỗ lớn cho các gia đình khó khăn tỉnh Quảng Bình

ABBANK thành công gây quỹ 50.000 cây gỗ lớn cho các gia đình khó khăn tỉnh Quảng Bình

(CLO) Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) phối hợp cùng Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường chính thức trao tặng 50.000 cây giống gỗ lớn Lim, Huê cho các hộ dân khó khăn tại xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Đời sống
Gia Lai: Đề nghị xác minh thông tin sai sự thật liên quan đến Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ

Gia Lai: Đề nghị xác minh thông tin sai sự thật liên quan đến Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ

(CLO) Liên quan đến thông tin cho rằng, Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ (Gia Lai) tham gia vui chơi cùng nhóm người trên sông Pô Cô, trong đó có người chết đuối, UBND huyện này khẳng định thông tin trên là sai sự thật.

Đời sống
Gia Lai: Liên tiếp 5 trường hợp tử vong do đuối nước dịp lễ trên sông Pô Kô

Gia Lai: Liên tiếp 5 trường hợp tử vong do đuối nước dịp lễ trên sông Pô Kô

(CLO) Chỉ trong 2 ngày nghỉ lễ, trên sông Pô Kô (đoạn qua địa bàn tỉnh Gia Lai) xảy ra 5 trường hợp tử vong do đuối nước.

Đời sống
Lào Cai: Gió lốc làm hỏng gần 250 nhà dân và nhiều diện tích hoa màu

Lào Cai: Gió lốc làm hỏng gần 250 nhà dân và nhiều diện tích hoa màu

(CLO) Từ ngày 30/4 đến rạng sáng ngày 1/5, tỉnh Lào Cai đã bất ngờ xuất hiện dông lốc gây thiệt hại nhiều về tài sản, hoa màu của người dân khoảng trên 10 tỷ đồng.

Đời sống