Người làm báo sử dụng mạng xã hội cần trau dồi, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp

Thứ sáu, 06/08/2021 13:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ông Đỗ Quý Vũ, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông cho rằng: "Khi tham gia mạng xã hội người làm báo chuyên nghiệp phải luôn tự trau dồi, rèn luyện mình và tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp, đề cao trách nhiệm xã hội, đồng thời thực hiện tốt nghĩa vụ công dân trên không gian số”.

Bộ Thông tin và Truyền thông mới đây đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội theo Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ngày 17/6/2021 nhằm kịp thời định hướng cách thức ứng xử lành mạnh và văn minh. Bộ Quy tắc được ban hành nhằm chấn chỉnh những hành vi ứng xử tiêu cực có thể tác động xấu tới đời sống xã hội.

Để hiểu rõ hơn về những thông điệp tích cực mà Bộ Quy tắc hướng đến, cũng như việc áp dụng đối với người làm báo cả nước như thế nào. Báo Nhà báo và Công luận đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Quý Vũ, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông - đơn vị trực tiếp xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội.

+ Bộ Quy tắc áp dụng cho các nhóm đối tượng khác nhau, vừa có tính bao quát vừa cụ thể từng đối tượng, ông thấy tâm đắc nhất những nội dung nào? Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng đã được chắt lọc những kinh nghiệm ở các nước trên thế giới ra sao?

Thực hiện Nghị quyết số 55/2017/QH14 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, trong đó có nội dung "Xây dựng và triển khai bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội cho các nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam, hướng tới xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn tại Việt Nam”, Bộ Thông tin và Truyền thông đã nghiên cứu và xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội.

Ông Đỗ Quý Vũ, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Ông Đỗ Quý Vũ, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Trong quá trình xây dựng dự thảo Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, ban soạn thảo đã nghiên cứu kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới để đảm bảo bộ quy tắc tuân theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về truyền thông và mạng xã hội, đồng thời vẫn phù hợp với thực tế của Việt Nam.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cho thấy, Chính phủ các nước trên thế giới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội trên tinh thần khuyến khích người dùng, chứ không làm hạn chế việc sử dụng mạng xã hội, phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt xấu tác động tiêu cực đến đời sống xã hội và các giá trị văn hóa cơ bản. Bộ quy tắc được xây dựng dựa trên các quy định luật pháp quốc gia và theo thông lệ quốc tế. Nội dung và thông điệp chủ đạo của các Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội đều mang tính khuyến nghị người dân khi sử dụng các trang mạng xã hội với các tiêu chuẩn hành vi phù hợp chuẩn mực, đạo đức xã hội và quy định pháp luật trong nước để nâng cao hiệu quả tích cực khi tham gia mạng xã hội và góp phần cải thiện kết quả, sản phẩm trong học tập và công việc hàng ngày của người dùng.

Nói về nội dung tâm đắc nhất của Bộ Quy tắc, có thể là 4 nguyên tắc chung, ngắn gọn, dễ nhớ và bao hàm đầy đủ các hoạt động trên mạng cho tất cả các đối tượng.

+ Theo ông trong thời gian tới cần có những giải pháp gì để Bộ Quy tắc đi vào đời sống và mang lại hiệu quả cao?

Để Bộ Quy tắc ứng xử này phát huy hiệu quả thực tế và đi vào cuộc sống thì một trong những giải pháp ưu tiên đó là công tác truyền thông đến mọi đối tượng tham gia mạng xã hội cần được đẩy mạnh, đây là trách nhiệm chung của cả cộng đồng, các tổ chức chính trị, đoàn thể liên quan, các nhà trường và thậm chí cả gia đình.

Ngoài ra, để thực hiện tốt Bộ Quy tắc ứng xử này chúng ta đồng thời phải tăng cường công tác giáo dục, đặc biệt tại nhà trường, để nâng cao nhận thức kỹ năng, năng lực số cho thế hệ trẻ và cộng đồng. Ví dụ: khả năng tự bảo mật tài khoản mạng xã hội.

Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội theo Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ngày 17/6/2021.

Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội theo Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ngày 17/6/2021.

+ Trong nhiều nội dung trong Bộ Quy tắc tôi nhận thấy yếu tố văn hóa, tuyên truyền quảng bá về đất nước - con người tới người dân trong nước và quốc tế. Ông có thể cho biết thêm ý nghĩa, vai trò của nội dung này?

Yếu tố văn hóa, tuyên truyền quảng bá về đất nước - con người tới người dân trong nước và quốc tế là một trong những nội dung quan trọng của Bộ Quy tắc, thông điệp ở đây mong muốn, mỗi người dùng mạng xã hội hãy tận dụng ưu thế và khai thác mặt tích cực của mạng xã hội, để biến đó trở thành cầu nối văn hoá và kênh tuyên truyền để đưa hình ảnh văn hoá đất nước tươi đẹp, con người Việt Nam ra thế giới một cách hiệu quả và chân thực.

+ Hiện nay tình hình dịch bệnh trở nên phức tạp, lượng người dùng mạng xã hội để nghe ngóng, trao đổi thông tin tăng đột biến, bên cạnh việc chia sẻ những việc tử tế, vẫn còn không ít những hành vi ứng xử mang tính kích động, bôi nhọ, gây chia rẽ… Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng sẽ góp phần điều chỉnh những hành vi này như thế nào thưa ông?

Trong bối cảnh môi trường mạng xã hội hiện nay rất đa dạng và phức tạp, đặc biệt, sự phát triển của mạng xã hội đã tăng nhanh đáng kể kể từ khi bùng phát dịch bệnh Covid-19, bên cạnh các nội dung thông tin bổ ích, các thông tin vi phạm pháp luật xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau và người dùng đang có xu hướng dành nhiều thời gian giao tiếp xã hội trên các nền tảng mạng xã hội.

Tuy nhiên đi kèm với đó là nguy cơ xuất hiện các hành vi ứng xử không phù hợp, trái với thuần phong mỹ tục của Việt Nam cũng phổ biến hơn và không gian mạng trở thành một môi trường lý tưởng để sản sinh ra hành vi ứng xử tiêu cực có thể khơi nguồn, tạo mối đe doạ đối với những người xung quanh, thậm chí có ảnh hưởng và tác động lớn đến đời sống xã hội.

Trước tình trạng trên, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội theo Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ngày 17/6/2021 là kịp lúc để định hướng cho các bên liên quan cách thức ứng xử lành mạnh và văn minh hơn, phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trên môi trường mạng, góp phần phát triển môi trường mạng theo hướng an toàn, lành mạnh hơn cho tất cả mọi người, không để ai bỏ lại phía sau trong đời thực cũng như trên môi trường số.

- Vậy thưa ông, những người làm báo, làm nhiệm vụ tuyên truyền cần ứng xử với những thông tin trên mạng xã hội như thế nào?

Mạng xã hội là nơi tràn ngập thông tin đa dạng, phong phú, tích cực có, tiêu cực, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, tinh thần của người khác cũng có... Những xử sự sai lệch, thiếu chuẩn mực đạo đức, thậm chí là vi phạm pháp luật trên mạng xã hội được cho là đang ở tình trạng đáng báo động.

Đối với những người làm nhiệm vụ tuyên truyền, ở đây là các nhà báo cần có tinh thần kiến tạo và cẩn trọng khi thông tin. Với sự đa dạng các nền tảng mạng xã hội và sự hỗ trợ của công nghệ trong thời đại cách mạng 4.0, đã làm thay đổi cách thức đưa tin rất nhiều, mọi người đều có khả năng biên tập và xuất bản thông tin.

Tuy nhiên, dù đưa tin dưới hình thức nào, thông tin từ công dân hay từ các nhà báo chuyên nghiệp cũng cần có những chuẩn mực đạo đức phù hợp với những giá trị tốt đẹp của xã hội. Đặc biệt, đối với những người làm báo chuyên nghiệp, yêu cầu phải luôn tự trau dồi, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp, đồng thời phải có trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân trên không gian số.

- Xin cảm ơn ông!

Nguyên Phong

Tin khác

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo
Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

(CLO) Sáng 26/4, tại TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt đã tổ chức Lễ tri ân kỷ niệm 40 năm Báo Nông thôn Ngày Nay xuất bản số báo đầu tiên (7/5/1984 - 7/5/2024).

Nghề báo