Người nhiễm Covid-19 không được tiếp xúc với vật nuôi trong nhà

Thứ hai, 30/08/2021 06:34 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đây là lưu ý của Bộ Y tế đối với các trường hợp F0 điều trị tại nhà, nêu tại Chương trình chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại nhà, ban hành kèm theo quyết định số 4156.

nguoi nhiem covid 19 khong duoc tiep xuc voi vat nuoi trong nha hinh 1

Cẩn thận với thú cưng mùa Covid-19. Ảnh minh họa

Bộ Y tế cũng lưu ý người cùng nhà với người nhiễm cũng không nên tiếp xúc gần vật nuôi; không để vật nuôi tiếp xúc người và các động vật khác ngoài gia đình.

Người nhiễm được bố trí phòng ngủ và phòng vệ sinh riêng. Nếu không có, gia đình cần đánh dấu không gian riêng cho người nhiễm và luôn giữ khoảng cách tối thiểu 2 m với F0.

Người nhiễm không ăn uống cùng hoặc tiếp xúc gần người khác hoặc di chuyển ra khỏi khu vực cách ly.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng có một số lưu ý khác về việc vệ sinh dụng cụ ăn uống của người mắc Covid-19 để tránh lây nhiễm như:

F0 nên có một bộ đồ ăn riêng, tốt nhất là nên dùng dụng cụ dùng một lần; rửa bát đĩa bằng nước nóng và xà phòng; nên tự rửa bát ở phòng riêng. Người chăm sóc hỗ trợ phải mang găng khi thu dọn đồ ăn và rửa bát đĩa hộ.

Nhà phải thường xuyên mở cửa sổ và lối đi khi có thể để không khí luôn được thay đổi; không sử dụng hệ thống điều hòa trung tâm; không để luồng khí thổi từ phòng người nhiễm vào không gian chung; sử dụng quạt và máy lọc không khí.

Bộ Y tế cũng nhấn mạnh rửa tay là cách giảm lây nhiễm nCoV tốt nhất. Theo đó, người dân cần rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước tối thiểu là 30 giây hoặc dung dịch rửa tay khô có chứa cồn ở nồng độ tối thiểu 60% trong ít nhất 15 giây.

Các thời điểm rửa tay bao gồm: Trước và sau khi nấu ăn; trước và sau khi ăn uống;sau khi ho, hắt xì, xì mũi; sau khi chạm vào các vật dụng, bề mặt; sau khi đi vệ sinh và sau khi thu dọn rác thải…

Để phòng tránh lây nhiễm bệnh cho người cùng sống trong gia đình và cộng đồng, các thành viên cùng chung sống trong gia đình phải tuân thủ các lời khuyên sau đây:

- Cách ly người nhiễm khỏi những người khác

- Vệ sinh tay thường xuyên

- Đeo khẩu trang, sử dụng găng tay đúng cách

- Vệ sinh dụng cụ ăn uống tránh lây nhiễm

- Vệ sinh bề mặt môi trường sạch sẽ

- Xử lý đồ vải và vật dụng đúng quy định

- Quản lý chất thải và dịch tiết đúng cách.

Thủy Tiên

Tin khác

Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

(CLO) Dưới thời tiết nắng nóng gay gắt vượt ngưỡng 41 độ C, hai cụ ông ở Hà Tĩnh đã tử vong do sốc nhiệt.

Sức khỏe
Vì sao bệnh ho gà ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca bệnh cả nước?

Vì sao bệnh ho gà ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca bệnh cả nước?

(CLO) Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 127 ca mắc ho gà, tăng 7,9 lần so với cùng kỳ năm 2023, đáng chú ý, tại Hà Nội có 60 ca.

Sức khỏe
Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

(CLO) Dị vật cuống trái xoài đã được các bác sĩ lấy ra khỏi đường thở của bé trai 8 tháng tuổi, hiện tình trạng sức khỏe bé tạm ổn, đang điều trị và theo dõi thêm.

Sức khỏe
Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

(CLO) Các ca mắc ho gà trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều xuất hiện ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, độ tuổi chưa đến lịch được tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà.

Sức khỏe
Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

(CLO) Sản phụ 34 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc mất máu, đau bụng nhiều, huyết áp giảm do thai ngoài tử cung bị vỡ và được chỉ định phẫu thuật cấp cứu và truyền 6 đơn vị máu.

Sức khỏe