Người soi sáng cho hoạt động vi phẫu thuật tại Việt Nam

Thứ sáu, 03/04/2015 12:34 PM - 0 Trả lời

Người soi sáng cho hoạt động vi phẫu thuật tại Việt Nam



Bác sĩ Võ Văn Châu

Bác sĩ Võ Văn Châu sinh năm 1947 tại Tiền Giang. Ngay khi là bác sĩ nội trú ngoại khoa, ông nổi tiếng cần cù và chăm chỉ. Sau đó giữ chức Trưởng khoa Ngoại Trung tâm Y tế quận Tân Bình, nơi có nhiều cơ sở sản xuất nhỏ thường xảy ra tai nạn nghề nghiệp. Chứng kiến các công nhân, trẻ nhỏ bị tai nạn đứt rời tay chân, nhưng không cách nào nối liền được, trái tim ông như quặn thắt. Làm sao để nối lại được cánh tay của người lao động, làm sao gắn lại ngón tay đứt rời của trẻ thơ là câu hỏi lớn day dứt mãi trong ông. Thời ấy, vi phẫu thuật là khái niệm chỉ có trong sách vở. Ông quyết tâm khai phá “miền đất hoang” ấy bằng tình yêu bệnh nhân và niềm đam mê cháy bỏng với nghề. Ông ra chợ trời tìm mua các kính hiển vi cũ, chế tạo kính mổ từ ống nhòm pháo binh, ngăn phòng làm thí nghiệm. Lúc đó, lương bác sĩ 60 đồng nhưng sợi chỉ vi phẫu do Mỹ sản xuất giá đến 17 USD, giá quá cao trong thời kỳ cấm vận!. Vậy là ông mày mò chế tạo sợi chỉ nhỏ như tơ nhện bằng cách ngâm và tách rời các sợi nhỏ của chỉ thường. Công đoạn khó khăn, tốn nhiều công sức nhất là gắn chỉ vào kim. Nhiều đêm ông thức trắng mài, giũa nhỏ các kim, tách đôi đít kim để tìm cách gắn chỉ vào dưới kính lúp, kính hiển vi. Công trình thành công tạo tiếng vang lớn trong ngành y cả nước thời ấy khi khâu nối thành công các ngón tay bị đứt rời tại một bệnh viện tuyến huyện, trong khi nhiều cơ sở y tế khác phải bó tay! Thành công tiếp nối thành công, năm 1982, ông là người đầu tiên tại thành phố nghiên cứu về vi phẫu thuật mạch máu - thần kinh, tiếp đó năm 1984, ông áp dụng vi phẫu thuật khâu nối chi đứt lìa, chuyển ghép vạt da trong các phẫu thuật tái tạo và phục hồi chức năng. Năm 1985, ông nghiên cứu và chế tạo thành công kim chỉ khâu vi phẫu và thiết kế các dụng cụ vi phẫu, cách bảo quản chi đứt lìa, cũng như phổ biến kiến thức về lĩnh vực này qua nhiều phương tiện truyền thông đại chúng.

Khâm phục tài năng của ông, năm 1990, BS Huỳnh Hòa Thanh cùng Ban Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM mời ông đảm nhiệm chức vụ Trưởng đơn vị Vi phẫu - Tạo hình đầu tiên của cả nước. Sau đó 7 năm, Khoa Vi phẫu - Tạo hình được thành lập tạo điều kiện cho ông và các học trò trong sự nghiệp khâu nối, tái tạo chi thể, phục hồi chức năng lao động. Có thể nói, Khoa Vi phẫu - Tạo hình của Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM là đơn vị hàng đầu trong cả nước về lĩnh vực này. Ông còn tổ chức 11 khóa bồi dưỡng vi phẫu thuật, 2 khóa chăm sóc bệnh nhân vi phẫu - tạo hình, xây dựng đội ngũ phẫu thuật viên và mạng lưới vi phẫu - tạo hình cho nhiều tỉnh, thành và TP.HCM.

Có làm việc cùng mới thấy sức làm việc của ông gần như “vô hạn”. Ông ngồi “lì” cả ngày trong phòng mổ, miệng luôn ngậm viên kẹo đường để tránh hạ đường huyết. Miệt mài trong phòng nghiên cứu nhưng ông vẫn tâm huyết trên bục giảng để hướng dẫn cho học viên đến từ mọi miền đất nước. Ông chính là người thành lập bộ môn Vi phẫu - Tạo hình của Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM.

Dấu chân ông in đậm trên nhiều tỉnh thành miền Trung và Nam bộ. Ông để lại ấn tượng sâu sắc và niềm tin yêu, kính trọng trong lòng mọi người. Đôi khi, nhiều người bắt gặp ông ngủ gật trên những chuyến xe đêm đến các tỉnh miền cao nguyên hút gió hoặc đồng bằng xa xôi, qua tận Campuchia để giúp đỡ, đào tạo và chuyển giao công nghệ vi phẫu thuật. Sau khi nghỉ hưu vào năm 2008, ông càng say mê nghiên cứu, chạy đua với thời gian còn lại của cuộc đời. Ông vẫn nghiên cứu, chỉ đạo thực hiện 60 đề tài khoa học được báo cáo tại các hội nghị trong và ngoài nước.

Thấy bạn bè, chiến hữu lo lắng về vấn đề sức khỏe, ông tâm sự còn quá nhiều việc phải làm trong khi thời gian… có chờ đợi ai! Sống thanh bạch, lạc quan, ông quan niệm: “Làm nghề y, sự hồi phục của người bệnh, thành công của quá trình điều trị là niềm vui lớn nhất của người bác sĩ”. Niềm vui ông càng được nhân lên gấp bội khi 3 người con đều nối bước cha theo ngành y.

Ông tâm niệm: “Lúc sinh ra, mình khóc, thiên hạ cười. Khi mình chết đi, mỉm cười trong lúc thiên hạ khóc” rồi bộc bạch: “Được mọi người yêu và nhớ đó là phần thưởng quý giá nhất trong cuộc đời. Phong bì nhiều, chết cũng không mang theo. Ý nghĩa cuộc đời đâu phải tiền bạc! ”.

Nhìn lại thành quả mà Bác sĩ Võ Văn Châu đóng góp cho ngành Y nước nhà quả thật ít ai sánh bằng. Ngoài nghiên cứu ông cũng cho xuất bản 8 đầu sách về “Vi phẫu thuật” từ các kỹ thuật cơ bản cho đến chuyên sâu, từ vi phẫu thuật mạch máu, thần kinh cho đến phẫu thuật tái tạo tứ chi…

Công lao của ông đã được Nhà nước và các tổ chức uy tín ghi nhận qua nhiều phần thưởng cao quý như: Thầy thuốc Ưu tú, Huân chương Lao động Hạng III, Chiến sĩ thi đua nhiều năm liền, nhiều bằng khen các cấp, bằng sáng chế, bằng lao động sáng tạo, giải thưởng y học....

Như cánh chim không mỏi, luôn bay cao và bay xa, ông là tấm gương sáng cho tất cả đồng nghiệp và học trò noi theo.

Năm 2013, ông xứng đáng và vinh dự được tập thể Hội Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM bình chọn là Nhân vật chấn thương chỉnh hình.

BS Lê Chí Dũng 

 Nguyên Chủ tịch Hội Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM

Tin khác

23% tài phiệt không nói cho người thừa kế biết mình giàu đến mức nào

23% tài phiệt không nói cho người thừa kế biết mình giàu đến mức nào

(CLO) Các gia đình giàu có toàn cầu quan tâm đến việc làm thế nào để chuẩn bị cho con cái quản lý tài sản của mình, nhưng rất ít người thực sự chuẩn bị cho việc đó.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

(CLO) Ngày mai (2/5), tức sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, giá xăng trong nước có thể tăng nhẹ. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

(CLO) Theo một phân tích mới của Rhodium Group, Liên minh châu Âu sẽ cần đánh thuế cao hơn dự kiến, lên tới 55% đối với xe điện của Trung Quốc để hạn chế nhập khẩu vào khối.

Thị trường - Doanh nghiệp
TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

(NB&CL) Trao đổi với Báo Nhà báo & Công luận, TS. Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Việt Nam cho rằng: Sau mỗi cuộc khủng hoảng, doanh nghiệp (DN) Việt Nam lại mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn. Nhưng việc hơn 200 nghìn DN rời thị trường cho thấy yêu cầu cấp bách phải nâng cao năng lực nội sinh và bài học về quản trị rủi ro và xây dựng chiến lược để DN có sức chống chọi cao hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

(CLO) Đầu tuần này, cơ quan quản lý năng lượng của Trung Quốc dự kiến phụ tải điện tối đa trong mùa hè sẽ tăng hơn 100 triệu kilowatt so với năm ngoái, đe dọa gây căng thẳng nguồn cung ở một số khu vực, đặc biệt là trong thời tiết khắc nghiệt.

Thị trường - Doanh nghiệp