Người thắp "Lửa thiện nhân" và nối dài hành trình Thiện Nguyện

Thứ sáu, 29/01/2016 15:12 PM - 0 Trả lời

Câu chuyện về Thiện Nhân - “Chú lính chì dũng cảm”- một lần nữa lay động hàng vạn con tim khi được thể hiện một cách chân thực qua bộ phim “Lửa Thiện Nhân”. Qua bộ phim, công chúng cũng biết rõ hơn về cuộc sống, ý chí và niềm tin của nhà báo Mai Anh- người đã nhận nuôi bé Thiện Nhân, cũng là người gây dựng ra quỹ Thiện Nhân cứu giúp hàng trăm bé bị dị tật bộ phận sinh dục.

(NBCL) Câu chuyện về Thiện Nhân - “Chú lính chì dũng cảm”- một lần nữa lay động hàng vạn con tim khi được thể hiện một cách chân thực qua bộ phim “Lửa Thiện Nhân”. Qua bộ phim, công chúng cũng biết rõ hơn về cuộc sống, ý chí và niềm tin của nhà báo Mai Anh- người đã nhận nuôi bé Thiện Nhân, cũng là người gây dựng ra quỹ Thiện Nhân cứu giúp hàng trăm bé bị dị tật bộ phận sinh dục.

Từ câu chuyện về cậu bé bị bỏ rơi

Còn nhớ, năm 2006, thông tin về một đứa bé sơ sinh bị bỏ rơi trong rừng và bị thú cắn mất một chân, tổn thương nghiêm trọng bộ phận sinh dục lan tràn trên các trang báo. Cậu bé đáng thương ấy đã được các bác sĩ, y tá của Bệnh viện Quảng Nam mổ cấp cứu và đặt tên cho là Thiện Nhân với hy vọng, cậu bé sau này sẽ là con người lương thiện, làm việc tốt…

Câu chuyện sẽ chỉ dừng lại như một nguồn tin về mảnh đời bất hạnh cho đến năm 2008, chị Trần Mai Anh – một phụ nữ đã có 2 cậu con trai khỏe mạnh, kháu khỉnh quyết định nhận Thiện Nhân về nuôi. Và nối tiếp đó là một hành trình dài của người mẹ quyết tâm mang đến cho Thiện Nhân cơ hội trở thành “người đàn ông đích thực”. Không ai có thể hình dung lòng trắc ẩn nào khiến người phụ nữ ấy tràn đầy tình yêu thương và nung nấu quyết tâm đến vậy? Sinh ra một đứa trẻ đã khó, nuôi dưỡng thành người còn vất vả, gian truân hơn rất nhiều. Chị Mai Anh đã dạy Thiện Nhân tập ăn, tập nói rồi tìm thầy chữa các bệnh từ nhỏ tới lớn như ghẻ lở, viêm đường ruột, đi tiểu ra chất bột...

[caption id="attachment_80149" align="aligncenter" width="633"]1 Chị Trần Mai Anh.[/caption]

Rồi chị và con đã vượt qua hành trình đằng đẵng hàng năm trời để chạy chữa cho con được trở thành một người bình thường. Duyên phận đưa Mai Anh đến gần hơn với cô bạn gái Na Hương và anh Greig Craft - Chủ tịch Quỹ phòng chống thương vong châu Á. 3 người, từ 3 phương trời, cuối cùng hẹn gặp nhau vì cùng chung nhịp đập với trái tim của Thiện Nhân. Họ đưa Thiện Nhân đi khắp các bệnh viện, từ Thái Lan, Singapore, Canada, Mỹ để tìm cách cho Thiện Nhân “một con chim xinh xinh”. Muôn vàn khó khăn, trắc trở, có lúc tưởng con đường họ đi không có điểm cuối.

Từ Mỹ, thông qua GS. Đinh Tuệ, mẹ con chị được biết đến bác sĩ Robeto DeCastro (người Ý) - người sáng tạo ra phương pháp tái tạo bộ phận sinh dục cho trẻ. Vị bác sĩ nhân ái và hết mực yêu thương trẻ em đó đã tiến hành phẫu thuật gần như không mất phí cho Thiện Nhân. Ca phẫu thuật dài 9 tiếng đồng hồ ấy thành công, Thiện Nhân đã tìm lại được “người đàn ông’’ của mình. Hạnh phúc vỡ òa khi mở mắt ra, thấy mẹ Mai Anh, câu đầu tiên Thiện Nhân nói: “Mẹ ơi lớn lên con sẽ chăm sóc mẹ”.

Trải qua bao gian nan, Thiện Nhân của ngày hôm nay đã có một cuộc sống bình thường như những em bé khác, tinh nghịch đáng yêu cho dù phía trước con đường gian nan vẫn còn dài. "Chú lính chì" đời thường giờ đã trở thành học sinh lớp 4, chống nạng nhảy lò cò, học võ nhào lộn, hơn hết nụ cười của bé gieo thêm tình yêu của con người với con người trong cuộc sống này.

Đến “Lửa Thiện Nhân” với “thiên định” tuyệt vời

Câu chuyện về Thiện Nhân một lần nữa lay động hàng vạn con tim khi được thể hiện một cách chân thực và đầy đủ nhất qua bộ phim “Lửa Thiện Nhân”. Chị Mai Anh cùng ê kíp đã thực hiện bộ phim trong vòng ba năm, khắc họa lại hành trình Thiện Nhân và nhiều em nhỏ khác của Việt Nam được phẫu thuật để đem lại nguồn sống mới. Phim đi sâu về sự tiết lộ đầy cảm động của mẹ nuôi nhà báo Mai Anh- tạp chí Heritage, Chủ tịch Quỹ phòng chống thương vong châu Á- ông Grieg Craft, bác sĩ từng thực hiện phẫu thuật cho Thiện Nhân và các em bé kém may mắn khác ở Việt Nam- ông Roberto de Castro.

Người xem không chỉ khóc trước số phận bất hạnh và nghị lực phi thường của Thiện Nhân mà còn vì những chân dung con người có lòng nhân ái rộng lớn, ý chí mạnh mẽ, để tìm được cách giúp đỡ trẻ em khuyết tật một cách kỳ diệu... Với chất liệu đời thực nhưng nhiều bất ngờ không thua gì tiểu thuyết, phim mang đến cho người xem những tình tiết chân thực nhất, dõi theo hành trình vượt lên số phận đầy nghiệt ngã của cậu bé gốc Quảng Nam. Bộ phim được chọn chiếu khai mạc cho Liên hoan phim độc lập New York 2014 và là đại diện cho phim Việt Nam trong chùm phim “Panorama – Điện ảnh thế giới chọn lọc” tại Liên hoan phim quốc tế Hà Nội năm 2014.

Đạo diễn Đặng Hồng Giang- người từng nhiều năm làm báo Công an nhân dân, chia sẻ: “Tôi khát khao hy vọng bộ phim “Lửa thiện nhân” được khán giả chia sẻ để cho chúng tôi thêm cơ hội được làm ra những bộ phim đàng hoàng, tử tế, để được đồng hành cùng khán giả hướng đến một xã hội cũng rất tử tế và văn minh.” Quyết định lấy triết lý “thiên định” làm “trục” chính cho bộ phim, đạo diễn Đặng Hồng Giang cho rằng cái ngày định mệnh Thiện Nhân ra đời trong đau đớn tột cùng đó chính là khởi đầu cho một câu chuyện về tình người, lòng nhân ái cứ nảy nở mãi chưa thôi...

[caption id="attachment_80150" align="aligncenter" width="633"]2 "Lửa Thiện Nhân" tiếp tục cuộc hành trình khám và phẫu thuật cho các bé tại TP. Hồ Chí Minh.[/caption]

Quả cũng như một lẽ hiển nhiên với những người trong cuộc, từ GS. Đinh Tuệ, đến ông Greig Craft (người Mỹ), có thể xem là đại diện cho hai hệ tư tưởng Đông - Tây trong bộ phim cũng đều có chung một góc nhìn về tính “thiên định”. Ông Grieg Craft chia sẻ: “Vâng, không còn nghi ngờ gì nữa, Thiện Nhân quả là thiên thần, là hiện thân cho một điều kỳ diệu trong cuộc đời này”. Còn GS. Đinh Tuệ giải thích: “Có những điều mà đôi khi chúng ta không biết được.

Từ một đứa trẻ phải chịu nhiều đau khổ như Thiện Nhân, nay có hàng trăm đứa trẻ được giúp, có thể là do ông Trời đã tính như vậy từ trước”. Cùng với hình ảnh, ngôn ngữ của bộ phim thực sự đắt giá bởi nó được cất lên từ những trái tim cùng chung nhịp đập của nỗi đau, của tình yêu thương và sự đồng cảm.

Và hành trình thiện nguyện nối dài

Tuy nhiên, chính phần sau của câu chuyện tử tế về ngọn lửa Thiện Nhân mới thực sự tạo nên sức lan tỏa mạnh mẽ tới toàn xã hội. Với kinh nghiệm trên hành trình chữa bệnh cho Thiện Nhân, mẹ nuôi Trần Mai Anh, Na Hương và ông Greig Craft đã mời Giáo sư Roberto de Castro sang Việt Nam để giúp các em bé có hoàn cảnh tương tự.

Chính lời đề nghị đó là duyên nợ cho một hành trình mang cái tên ấm áp và tràn đầy yêu thương - Thiện Nhân và những người bạn. Hàng chục, rồi hàng trăm... và danh sách còn nối dài những em bé sẽ được thăm khám, tái tạo bộ phận sinh dục mà mẹ Mai Anh, ông Greig Craft cùng vị bác sĩ người Ý Roberto Decastro... kia vẫn đang miệt mài giúp đỡ là nghĩa cử cao cả, không chỉ giúp các em nhỏ có thể tiểu tiện bình thường, không còn mặc cảm, xấu hổ mà còn giúp các em có một cuộc sống hòa đồng và tự tin.

Từ Việt Nam, lửa Thiện Nhân đã bắt đầu lan tỏa sang nước ngoài. Chị Mai Anh cho biết: “Bác sĩ Roberto từ Ý sang đây để giúp cho trẻ em Việt Nam, vậy tại sao Thiện Nhân và những người bạn không giúp đỡ các em bé khác ở nước ngoài. Chúng tôi sẵn sàng mở rộng vòng tay tới các em bé có thể là Lào, Campuchia, hoặc bất cứ nơi đâu”. Cùng sự chung tay của những tấm lòng nhân ái khác, chúng tôi tin rằng hành trình của những điều tử tế sẽ được tiếp nối thật dài…

Phương Nhi

Tin khác

Báo chí với chiến dịch thông tin quy mô, toàn diện về 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí với chiến dịch thông tin quy mô, toàn diện về 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - mốc son lịch sử rực sáng nhất trong thế kỷ XX, các cơ quan báo chí đã thực hiện những chiến dịch thông tin đặc biệt, quy mô, toàn diện, phong phú về nội dung, đặc sắc về hình thức được phủ sóng trên tất cả các nền tảng để làm sống lại những ngày tháng hào hùng không thể quên của dân tộc.

Nghề báo
Triển khai công tác tổ chức Giải báo chí vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Triển khai công tác tổ chức Giải báo chí vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(CLO) Chiều 6/5 tại Hà Nội, Ban tổ chức Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hoá, Thể thao và Du lịch” lần thứ hai đã họp triển khai công tác tổ chức Giải. Tham dự và đồng chủ trì buổi họp có Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi; Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thuỷ…

Nghề báo
Chiêm ngưỡng và tương tác cùng bức tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng và tương tác cùng bức tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Chiều 6/5, Báo Nhân Dân tổ chức Khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đồng thời tại hai địa điểm: Trụ sở Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội) và Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, (TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biện).

Nghề báo
Truyền thông Quốc tế đưa tin về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền thông Quốc tế đưa tin về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) là kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh, vang dội năm châu, chấn động địa cầu. Báo chí thế giới cũng đã dành cho sự kiện này sự quan tâm đặc biệt.

Nghề báo
Ra mắt 'Kí họa trong chiến hào' của phóng viên chiến trường Phạm Thanh Tâm

Ra mắt "Kí họa trong chiến hào" của phóng viên chiến trường Phạm Thanh Tâm

(CLO) Trong số các ấn phẩm xuất bản nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ của NXB Kim Đồng có một cuốn đặc biệt, đó là "Kí họa trong chiến hào" như là nhật ký chiến tranh của một người lính trẻ trong chiến dịch Điện Biên Phủ của họa sĩ kiêm phóng viên chiến trường Phạm Thanh Tâm.

Nghề báo