Người thầy tận tâm, mang hy vọng cho những đứa trẻ tự kỷ

Thứ tư, 20/11/2019 12:08 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sinh năm 1990, thầy giáo Lê Văn Chinh, giáo viên môn thể dục – Trường trung học cơ sở (THCS) Định Công được biết đến với tình yêu trẻ, đặc biệt giúp đỡ nhiều cho học sinh nghèo, học sinh tự kỷ vượt qua khó khăn để vươn lên hòa nhập với xã hội.

Thầy Lê văn Chinh cùng con trai. Ảnh: NVCC

Thầy Lê văn Chinh cùng con trai. Ảnh: NVCC

Một lòng với nghề

Tốt nghiệp trường Đại học sư phạm Thể dục thể thao, sau nhiều năm đi dạy tại một số trung tâm thể dục thể thao và trường cấp II, hiện tại thầy Chinh đang là giáo viên thể dục của trường THCS Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội).

Về trường không được bao lâu, nhưng thầy Chinh đã để lại nhiều ấn tượng cho giáo viên trong trường với tình yêu nghề và một tinh thần nhiệt huyết, sống trách nhiệm công việc và tình yêu trẻ.

Là một giáo viên nhưng từ cái bàn gẫy, cái loa của trường trục trặc, thầy luôn tranh thủ thời gian rảnh rỗi sửa để kịp thời có đủ dụng cụ phục vụ cho công tác giảng dạy của thầy cô trong trường.

Theo nhiều giáo viên trong trường nhận xét, tuy là giáo viên trẻ mới về trường nhưng thầy rất năng nổ và có tinh thần trách nhiệm cao. Điều này thể hiện ở mọi hoạt động công tác trong trường. Trong những hoạt động tập thể, mặc dù không được phân công, nhưng thầy Chinh vẫn đến sớm hỗ trợ cùng bộ phận từ những việc nhỏ nhất như giúp nhân viên bảo vệ treo cờ, khẩu hiệu hay nhắc nhở ý thức học sinh chấp hành nội quy trường lớp.

Không chỉ được đồng nghiệp yêu quý mà được học sinh rất kính trọng. Đây là nhận xét của không ít đồng nghiệp trong trường khi nói về thầy Chinh. Cô Mai Châm (giáo viên chủ nhiệm lớp 8E trường THCS Định Công), kể về những kỷ niệm của thầy Chinh với lớp chủ nhiệm của cô: “Thầy rất biết quan tâm đến học sinh. Đã có lần tôi thấy Chinh chăm sóc cho một học sinh lớp tôi chủ nhiệm khi em học sinh ấy bị tụt huyết áp. Đó thực sự là cách chăm sóc của người thầy, người cha, người anh trai dành cho người thân của mình. Tấm lòng yêu mến, hết lòng vì học sinh thân yêu được thầy giáo trẻ Lê Văn Chinh thể hiện bằng nhiều việc làm vô cùng ý nghĩa với học sinh trong trường”.

Cụ thể, khi biết các học sinh lớp 7G trong trường rất yêu thích môn bóng đá nhưng chưa am hiểu về kĩ thuật, thầy đã dành thời gian sáng chủ nhật nghỉ ngơi hiếm hoi của mình để ra sân huấn luyện hoàn toàn miễn phí cho học sinh.

Nhằm mục đích kéo những học sinh ham mê điện tử quay lại học tập, thầy đã mua tặng lớp một quả bóng  để động viên tinh thần các em. Mỗi buổi tập, thầy vừa là huấn luyện viên vừa là trọng tài của đội, qua đó tạo ra sân chơi đầy hứng thú và bổ ích cho các em học sinh. Bằng sự quan tâm, thầy Chinh đã dành thời gian thích hợp trò chuyện để hiểu hơn về các em, từ đó, phân tích và kéo các em ra hẳn ham mê điện tử, tập trung vào học tập và có những thành tích tốt trong học tập.

Cô Mai Châm cho biết thêm, nhiều phụ huynh của lớp cảm kích trước sự quan tâm của thầy Chinh đã tâm sự với cô rằng: “Nhờ thầy Chinh mà con tôi đã giảm được việc chơi điện tử. Con đã thấy khỏe và tác phong nhanh nhẹn hơn trước. Chúng tôi rất cảm kích và biết ơn thầy”.

Đối với bộ môn thể dục thầy phụ trách, khi nhìn thấy nhiều học sinh có năng khiếu chơi các môn thể dục, thể thao. Thầy Chinh đã chủ động đề nghị với các giáo viên chủ nhiệm trong trường được dạy bồi dưỡng miễn phí để phát triển năng khiếu cho các em.

Nhận thấy có học sinh yêu thích và có năng khiếu môn cầu lông. Thầy Chinh đã đề nghị trường thành lập một lớp năng khiếu cầu lông do thầy đảm nhiệm hoàn toàn miễn phí. Theo đó, sau mỗi giờ tan học, 1 tuần 3 buổi,  trường THCS Định Công lại có thêm giờ ngoại khóa về môn cầu lông của thầy Chinh. Sau những giọt mồ hôi của sự nỗ lực, cố gắng và những nụ cười  động viên của người thầy giáo trẻ ấy đã dành cho học trò. Trường THCS Định Công tự hào đạt giải Nhất cá nhân của học sinh Bùi Châu Anh, giải Ba đôi nam nữ cấp quận môn cầu lông.

"ngôi sao" của những đứa trẻ tự kỷ

Thầy Chinh đang hướng dẫn cách lấy hơi cho học sinh tại bể bơi Đền Lừ.

Thầy Chinh đang hướng dẫn cách lấy hơi cho học sinh tại bể bơi Đền Lừ.

Tận tâm với nghề, yêu trẻ nhưng ít ai biết, thầy Chinh còn là “ngôi sao cứu mạng” với nhiều trẻ em tự kỷ tại quận Hoàng Mai.

Được biết, ngoài giờ dạy học ở trường, thầy giáo Chinh còn tham gia giảng dạy ở Trung tâm thể dục thể thao của trường Thể dục thể thao thanh thiếu nhi quận Hoàng Mai để có thêm thu nhập cho gia đình.

Tuy nhiên, cũng chính nơi đây, thầy Chinh có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều trẻ bị tự kỷ và tăng động.

Trong cuộc trò chuyện với phóng viên, thầy Chinh vẫn không thể giấu được cảm xúc khi nói về những học sinh tự kỷ của mình. Anh kể: “Đầu tiên khi đến đây dậy, tôi thường gặp các gia đình cho con em học bởi vì muốn tránh tại đuối nước nhưng trong số trẻ học bơi có nhiều cháu mắc hội chứng tự kỷ và tăng động. Không hiểu sao, khi gặp các em tôi thấy thương vô cùng. Tôi bắt đầu tìm hiểu về các em qua việc trò chuyện về gia đình. Sau đó, tôi mày mò tìm kiếm thêm thông tin trên mạng, các loại sách về bệnh tự kỷ, tham khảo thêm mọi người xung quanh về trẻ tự kỷ để có phương pháp riêng cho các em. Với mong muốn, mình có thể giúp phần nào tự vượt qua chính mình và tìm được niềm vui vào cuộc sống.Và tôi đã tự sáng tạo và tìm ra những phương pháp dạy bơi thiết thực với trẻ tự kỷ”.

Phương pháp của anh là làm quen với các em, “quan tâm thật nhiều đến đời sống tinh thần, chính là tâm tư của trẻ” (theo lời anh nói) để từng bước hiểu được các em ấy.

Khi hiểu được những tâm tư đó, anh dễ dàng tiếp xúc và trò chuyện được với các em. Theo đó, từ việc hiểu được các em muốn gì, cần gì anh nhanh chóng trở thành người bạn thực sự của các em.

Anh bồi hồi: “Có những em rất thích xuống nước, nhưng cũng có nhiều em sợ sệt mọi thứ và sợ xuống nước nên với những em sợ tôi sẽ để các em dần dần thích nghi. Từ việc chơi ở bờ, tôi đã tìm các trò chơi dưới nước để tạo sự hưng phấn và hứng thú cho các em. Thấy được những biểu hiện tích cực đó từ các em, tôi đã lồng ghép các trò chơi vào bài học cho các em. Và sau khoảng 10 buổi luyện tập, các em dần cảm thấy rất thích thú khi đến với thầy. Thầy trò chúng tôi cứ thế mà thân thiết với nhau hơn. Riêng tôi, ngoài sự thương cảm thì tôi cảm thấy các em như những đứa em, đứa con của mình hơn là học trò. Tôi rất cảm thông với các trẻ bị tự kỷ và những gia đình có trẻ bị mắc hội chứng tăng động, bởi tôi đã tìm hiểu rất kỹ về các em trong quá trình tiếp xúc. Trong quá trình dạy, tôi gặp khá nhiều gia đình có hoàn cảnh rất khó khăn và họ cũng không đủ kiên nhẫn đi hết nửa hành trình đã cho các cháu thôi học. Nhưng với tình cảm đặc biệt với các em, đã thôi thúc tôi phải làm điều gì đó. Tôi kiên trì đến từng gia đình đó động cho con họ đi học lại và dạy miễn phí cho họ”.

Anh trần tình,  đối với trẻ bị tự kỷ và tăng động là những cháu có thể trạng rất yếu và suy nghĩ nhạy cảm nên rất dễ bị tổn thương. Anh đã phải hứa với các gia đình có trẻ tự kỷ sẽ đồng hành và giúp con họ biết bơi để hòa nhập lại với cuộc sống. Theo đó, anh tiếp tục động viên gia đình kiên trì, cam kết cùng anh đi đến cuối hành trình do anh tự xây dựng giáo trình và dạy cho các em.

Và rồi thành công đã đến với anh và các em tự kỷ, đã dạy thành công cho 4 trẻ tự kỷ, 1 trẻ tăng động biết bơi.

Nói về điều này, thầy giáo Chinh thổ lộ: “Tôi thực sự rất xúc động khi nhìn các em biết bơi và hòa nhập hơn với môi trường, nói chuyện nhiều hơn. Niềm hạnh phúc này khó tả lắm. Gia đình các em đã vỡ òa hạnh phúc, những giọt nước mắt của người làm cha, làm mẹ khi nhìn đứa con mình vượt qua chính mình. Nó khiến tối nghẹn ngào và muốn cống hiến nhiều hơn nữa”

Chia sẻ về dự định, mong muốn trong tương lai, anh khá thật thà nói về dự định sẽ mở được các lớp dạy bơi cho các cháu học sinh trên địa bàn Định Công. Theo anh, qua quá trình công tác và sinh sống tại đây, anh thấy ở địa bàn Định Công có rất nhiều ao hồ và chính điều này sẽ là mối nguy hiểm cho rất nhiều trẻ không biết bơi. “Trong khi đó ở trên địa bạn Định Công các gia đình phần lớn là chuyển từ nơi khác đến để làm ăn kinh doanh nên cũng không có nhiều thời gian cho con cái,  rất dễ bị bạn bè rủ đi chơi và nằm ngoài tầm kiểm soát của người lớn. Thế nên tôi luôn đau đáu trong mình ước mơ có thể mở lớp dạy bơi miễn phí cho các cháu, phối hợp cùng với các ban ngành của địa phương để thực hiện thành công đề án phòng chống tai nạn thương tích trong học đường”, thầy giáo Chinh cho biết.

An Khang - Lương Minh

Tin khác

Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ảnh của thí sinh trên hệ thống phải bảo đảm độ phân giải là 400x600 pixels, được chụp theo kiểu căn cước công dân và trước thời gian nộp hồ sơ không quá 6 tháng.

Giáo dục
Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục
Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

(CLO) Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh Hà Tĩnh thí điểm hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực từ năm học 2024-2025 theo cơ chế đặt hàng.

Giáo dục
Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục