Nguồn dự trữ hàng hóa dồi dào, đảm bảo cung cấp đủ cho thị trường

Thứ ba, 31/03/2020 18:05 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ Công Thương đã chủ động xây dựng các phương án ngay cả trong trường hợp phong toả, giới nghiêm. Các siêu thị tại TP HCM, Hà Nội cũng tăng lượng dự trữ gấp đôi, đảm bảo đủ hàng hoá và mở cửa liên tục trong 15 ngày "cách ly toàn xã hội". 

Nguồn cung các hàng hóa thiết yếu cho thị trường luôn bảo đảm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Ảnh: Dương Lâm.

Nguồn cung các hàng hóa thiết yếu cho thị trường luôn bảo đảm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Ảnh: Dương Lâm.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 1/4/2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh, phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, để bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho thị trường trong mọi tình huống, Bộ Công Thương đã yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp phân phối lớn báo cáo tình hình cung cầu và hệ thống phân phối hàng hóa thiết yếu trên địa bàn, trong đó chú trọng vào mặt hàng lương thực, thực phẩm và các mặt hàng có nhu cầu cao trước những diễn biến mới của dịch bệnh Covid-19.

Vụ trưởng Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Trần Duy Đông cho biết 63 tỉnh, thành đều đã có "kế hoạch tác chiến", kịch bản ứng phó dịch bệnh theo 5 cấp độ, gồm cả tình huống cung ứng hàng hoá khi cách ly những thành phố lớn, các thành phố vệ tinh.

Bộ Công Thương khẳng định, trong thời gian "cách ly toàn xã hội", siêu thị vẫn hoạt động, xe vận chuyển hàng hoá của các doanh nghiệp vẫn được lưu thông, hoạt động bình thường.

Ngoài các siêu thị, chợ truyền thống, Bộ này cũng yêu cầu các địa phương có phương án bố trí thêm điểm bán hàng lưu động, dã chiến... gần các khu dân cư, thông thoáng.

Về việc vận chuyển hàng hóa, ngoài phương án cụ thể của từng địa phương, Bộ Công Thương cũng đã có các phướng án cụ thể. Trường hợp phong tỏa nhưng xe vận chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp vẫn được hoạt động, các doanh nghiệp sẽ đăng ký danh sách các xe vận tải cung ứng hàng hóa đến các cơ quan chức năng để cung cấp cho ngành giao thông, Công an hỗ trợ cho phép lưu thông đến các điểm bán hàng. Khi các địa bàn cần điều phối hàng hóa, các xe vận tải này sẽ đến các kho hàng gần nhất để lấy hàng cung ứng cho địa bàn cách ly.

Trường hợp giới nghiêm chỉ còn xe của lực lượng vũ trang được hoạt động. Khi đó Bộ Công Thương sẽ đề nghị các lực lượng Quân đội, Công an phối hợp điều phối xe vận chuyển các mặt hàng thiết yếu từ các kho dự trữ hàng hóa thiết yếu mà Bộ Công Thương đã chuẩn bị để cung cấp cho các địa bàn.

Hiện các siêu thị tại TP HCM, Hà Nội cũng đã tăng lượng dự trữ gấp đôi, đảm bảo đủ hàng hoá và mở cửa liên tục trong 15 ngày "cách ly toàn xã hội". 

Đại diện siêu thị Big C cho biết, siêu thị dự trữ đủ nguồn hàng phục vụ người dân và đẩy mạnh kênh bán hàng trực tuyến, ship tận nơi cho mọi nhà. Đại diện siêu thị khẳng định không tăng giá các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm trong lúc diễn biến dịch bệnh COVID-19 đang phức tạp.

Đai diện siêu thị Mega Market Việt Nam cho biết, lượng hàng thiết yếu bán ra tại các siêu thị tại Hà Nội tăng 20-40% so với kế hoạch. Vì thế, doanh nghiệp cũng tăng nguồn cung hàng tương ứng 40%. Nhân viên siêu thị được yêu cầu trực tại quầy toàn thời gian để kịp thời bổ sung hàng lên kệ mỗi khi trống.

Bà Trần Thị Phương Lan - Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, đã xây dựng phương án dự trữ hàng hóa theo 4 cấp độ dịch, tập trung vào cấp độ 3-4 khi thành phố có 1.000 ca nhiễm bệnh. Bốn cấp độ dịch bệnh hiện nay gồm: Có trường hợp bệnh xâm nhập; có lây nhiễm thứ phát; lây lan trên 20 trường hợp; lây lan rộng trong cộng đồng với trên 1.000 trường hợp mắc.

Sở cũng làm việc với các doanh nghiệp sản xuất, phân phối bán lẻ hàng hóa thiết yếu để tính khả năng cung ứng hàng của từng đơn vị nhằm bảo đảm nguồn cung và bình ổn thị trường.

Đến nay, các doanh nghiệp, hệ thống siêu thị đã tăng lượng hàng hoá dự trữ lên gấp 300-500% so với bình thường, tập trung với các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu. Các mặt hàng có nhu cầu cao như khẩu trang và nước rửa tay cũng được các doanh nghiệp dự trữ với lượng lớn.

Sở cũng làm việc với các doanh nghiệp sản xuất, phân phối bán lẻ hàng hóa thiết yếu để tính khả năng cung ứng hàng của từng đơn vị nhằm bảo đảm nguồn cung và bình ổn thị trường.

"Lượng hàng hóa tại kho của các doanh nghiệp đảm bảo cung cấp cho thị trường Hà Nội trong vòng 60-90 ngày, hiện lên đến 174.000 tỷ đồng và đang tiếp tục tăng", đại diện Sở Công Thương Hà Nội cho biết.

Với từng hệ thống phân phối, các siêu thị đều tăng nguồn hàng dự trữ trong kho gấp rưỡi, gấp đôi so với trước.

Một số hình ảnh PV ghi lại tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội:

Theo báo cáo của các địa phương và doanh nghiệp, nguồn cung các hàng hóa thiết yếu cho thị trường luôn bảo đảm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Ảnh: Dương Lâm.

Theo báo cáo của các địa phương và doanh nghiệp, nguồn cung các hàng hóa thiết yếu cho thị trường luôn bảo đảm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Ảnh: Dương Lâm.

Các siêu thị đều tăng nguồn hàng dự trữ trong kho gấp rưỡi, gấp đôi so với trước. Ảnh: Dương Lâm.

Các siêu thị đều tăng nguồn hàng dự trữ trong kho gấp rưỡi, gấp đôi so với trước. Ảnh: Dương Lâm.

cm3
Các siêu thị cam kết đủ hàng, khuyến cáo người dân hạn chế tích trữ vượt quá nhu cầu tiêu dùng. Ảnh: Dương Lâm.

Các siêu thị cam kết đủ hàng, khuyến cáo người dân hạn chế tích trữ vượt quá nhu cầu tiêu dùng. Ảnh: Dương Lâm.

Từ ngày 1/4, các siêu thị cũng sẽ đẩy mạnh hơn nữa kênh bán hàng online và giao hàng tại nhà. Ảnh: Dương Lâm

Từ ngày 1/4, các siêu thị cũng sẽ đẩy mạnh hơn nữa kênh bán hàng online và giao hàng tại nhà. Ảnh: Dương Lâm

Hệ thống siêu thị khác như Big C, Lottemart, MM Mega Market... cũng cho biết đã tăng lượng hàng dự trữ lên 30-50%. Ảnh: Dương Lâm.

Hệ thống siêu thị khác như Big C, Lottemart, MM Mega Market... cũng cho biết đã tăng lượng hàng dự trữ lên 30-50%. Ảnh: Dương Lâm.

Thanh Lâm, Hữu Phương

Tin khác

Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân trong năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân trong năm 2024

(CLO) Bộ đã có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất, thuế tiêu thụ đặc biệt trong năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Hải Phát Invest (HPX) có lãi trở lại trong Quý 1/2024, gánh nặng chi phí tài chính vẫn còn

Hải Phát Invest (HPX) có lãi trở lại trong Quý 1/2024, gánh nặng chi phí tài chính vẫn còn

(CLO) Doanh thu tăng trong Quý 1/2024, Hải Phát Invest (HPX) có lãi trở lại. Chi phí tài chính vẫn đang là gánh nặng đối với hoạt động kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Báo lãi trăm tỷ mỗi năm nhưng Nafoods (NAF) đã 5 năm chưa chia cổ tức vì sao?

Báo lãi trăm tỷ mỗi năm nhưng Nafoods (NAF) đã 5 năm chưa chia cổ tức vì sao?

(CLO) Dù báo lãi cả trăm tỷ đồng mỗi năm nhưng suốt 5 năm, cổ đông của Nafoods (NAF) không nhận được 1 đồng cổ tức.

Tài chính - Bảo hiểm
Cú trượt dài của cổ phiếu Thép Pomina (POM), bao giờ thì hết lỗ?

Cú trượt dài của cổ phiếu Thép Pomina (POM), bao giờ thì hết lỗ?

(CLO) Kết quả kinh doanh Quý 1/2024 của CTCP Thép Pomina (POM) tiếp tục ghi nhận thua lỗ. Giá cổ phiếu đã về đáy chưa từng có trong lịch sử.

Tài chính - Bảo hiểm
Đua tăng lãi suất huy động: Tiền sẽ “chảy” nhanh vào các ngân hàng?

Đua tăng lãi suất huy động: Tiền sẽ “chảy” nhanh vào các ngân hàng?

(CLO) Mới đây nhất, kể từ ngày 2/5, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) chính thức điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm và là ngân hàng đầu tiên điều chỉnh tăng lãi suất trong tháng 5/2024 ngay sau kỳ nghỉ lễ. 

Tài chính - Bảo hiểm