Nguyên nhân để Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thắng lợi ngoạn mục?

Thứ hai, 09/01/2023 10:16 AM - 0 Trả lời

(CLO) Năm 2022, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu khai thác dầu khí, chỉ tiêu giao nộp tài chính.

Doanh thu toàn Tập đoàn đạt 931,2 nghìn tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế hợp nhất Tập đoàn đạt 82,2 nghìn tỷ đồng. Tổng Doanh thu toàn Tập đoàn tương đương 9,8% GDP cả nước. Nộp NSNN chiếm tỷ trọng 9,5% tổng thu ngân sách cả nước. Với tổng doanh thu toàn Tập đoàn hoàn thành kế hoạch cả năm trước 04 tháng, chiếm hơn 60% trong tổng số các doanh nghiệp, Tập đoàn kinh tế Nhà nước. Đây là tỷ trọng cao nhất kể từ năm 2015 đến nay, cao hơn so với tỷ trọng trung bình của giai đoạn 2016-2021 (7,6%).

nguyen nhan de tap doan dau khi viet nam thang loi ngoan muc hinh 1

Giàn RC-10, một trong 5 công trình mới được đưa vào khai thác năm 2022

Cũng trong năm nay, PVN đã đưa 05 mỏ/công trình dầu khí mới vào khai thác, nhiều hơn 01 mỏ công trình so với kế hoạch năm, nhiều hơn 02 mỏ/công trình so với năm 2021 (năm 2021 đưa 3 mỏ/công trình vào khai thác). Gia tăng trữ lượng dầu khí, khai thác dầu khí, sản xuất đạm, điện, sản xuất kinh doanh xăng dầu tăng từ 3 -26% so với năm 2021.

Trong năm 2022, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ tiếp tục đối mặt với các rủi ro, thách thức chính từ đại dịch Covid-19 còn phức tạp khiến tốc độ hồi phục của các nền kinh tế khác nhau; địa chính trị phức tạp, đặc biệt từ cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine; Trung Quốc tăng trưởng chậm lại. Cùng với đó, giá cả, lạm phát tăng; tăng lãi suất, rủi ro tài chính tăng; lợi nhuận biên của doanh nghiệp còn bị thu hẹp.

Với Petrovietnam, năm 2023, Tập đoàn có đến 4/5 lĩnh vực cốt lõi bị ảnh hưởng và chỉ duy nhất lĩnh vực khai thác là có lợi thế tích cực bởi giá dầu tăng trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên,  lĩnh vực này lại chịu ảnh hưởng bởi đứt gãy chuỗi cung ứng các thiết bị dầu khí do xung đột chính trị diễn ra giữa Nga – Ukraine dẫn đến khó khăn trong triển khai đầu tư tại lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí.

Bên cạnh đó, Tập đoàn tiếp tục đối diện với những thách thức trong hoạt động SXKD như: Xu hướng chuyển dịch năng lượng và năng lượng tái tạo tiếp tục phát triển nhanh, mạnh đã ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển mỏ khí và huy động khí, sản xuất điện của Tập đoàn thấp; các mỏ dầu khí lớn ở khu vực truyền thống đã qua thời kỳ khai thác ổn định đang trên đà suy giảm sản lượng tự nhiên; các mỏ nhận lại từ nhà thầu nước ngoài chưa có cơ chế vận hành; việc đầu tư cho tìm kiếm thăm dò, gia tăng trữ lượng ở trong nước gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn và trình tự, thủ tục đầu tư, cùng với việc tìm kiếm, triển khai các dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí tốt ở nước ngoài ngày càng khó khăn. Do vậy, công tác quản trị biến động, đặc biệt là quản trị rủi ro (QTRR) được các doanh nghiệp dầu khí đặc biệt quan tâm và có giải pháp phù hợp, kiểm soát thường xuyên để ứng phó kịp thời khi có rủi ro xảy ra.

nguyen nhan de tap doan dau khi viet nam thang loi ngoan muc hinh 2

Hoạt động khai thác dầu khí tại Mỏ Bạch Hổ

Trước tình hình đó, từ bài học kinh nghiệm thành công trong công tác quản trị biến động được triển khai hiệu quả, xuyên suốt từ năm 2020 đến nay, với dự báo và nhận định đúng đắn, kịp thời, linh hoạt trước các biến động địa chính trị, biến động thị trường dầu khí, nhận diện những rủi ro có thể tác động tiêu cực đến hoạt động của Tập đoàn; cùng các giải pháp hữu hiệu, kịp thời, linh hoạt theo phương châm hành động năm 2022 là “Quản trị biến động, đón đầu xu hướng, kết nối nguồn lực, phát huy công nghệ, thúc đẩy đầu tư, phát triển bền vững”, Petrovietnam tăng trưởng với những kết quả tích cực trong năm 2023.

Tập đoàn đã thành lập đã thành lập Tổ quản trị rủi ro (QTRR) vào tháng 10/2021. Trước đó, công tác QTRR được thực hiện bởi Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo công tác triển khai thực hiện Đề án QTRR tại Cơ quan – Công ty mẹ Tập đoàn từ tháng 7/2020.

Gần đây, QTRR trong doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn thuộc sở hữu nhà nước luôn là vấn đề được quan tâm, là công cụ đắc lực giúp cho doanh nghiệp hoàn thành các mục tiêu đề ra. Việc nhận diện, đánh giá, định lượng và giám sát rủi ro là căn cứ cho doanh nghiệp tham khảo xây dựng mô hình quản lý rủi ro tại doanh nghiệp.

Với mục tiêu đó, Tổ QTRR của Petrovietnam đã triển khai phối hợp với đơn vị tư vấn xây dựng Đề án QTRR, trong đó bao gồm Quy chế Quản lý rủi ro trình Hội đồng thành viên phê duyệt; Tham mưu, tư vấn cho Ban Điều hành Tập đoàn về các vấn đề trong công tác Quản lý rủi ro (như chính sách, công cụ...);

Giám sát việc quản lý rủi ro và thực hiện các biện pháp ứng phó, xử lý rủi ro của các Ban/Văn phòng Tập đoàn; Định kỳ hoặc đột xuất thực hiện tổng hợp báo cáo QTRR của các Ban/Văn phòng để phân tích, đánh giá và đưa ra ý kiến cảnh báo, khuyến nghị biện pháp phòng ngừa (nếu có); đánh giá tổng thể tính phù hợp, hiệu quả của hệ thống quản lý rủi ro và đề xuất các biện pháp điều chỉnh phù hợp; Tư vấn và đưa ra các ý kiến đề xuất/khuyến nghị (nếu có) đối với các hồ sơ theo yêu cầu của Ban Điều hành Tập đoàn...

Cụ thể, trong năm 2021, Tổ QTRR đã tổng hợp các báo cáo của các Ban/Văn phòng Tập đoàn để cập nhật danh mục tự nhận diện rủi ro, đề xuất biện pháp QTRR theo danh mục đã được nhận diện và đánh giá tình thực hiện. Tổng cộng, 13 Ban chuyên môn Tập đoàn đã nhận diện được 350 rủi ro, trong đó số lượng lớn nhất (67 rủi ro) được nhận diện trong lĩnh vực Công nghiệp khí và lọc hóa dầu và Tài chính Kế toán..

Theo Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng, Tập đoàn đã đưa công tác quản trị chuyển biến theo hướng hiện đại, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực mang tính tích hợp cao với mục tiêu đảm bảo hệ thống vận hành doanh nghiệp một cách đồng bộ, toàn diện từ khâu hoạch định chiến lược, mô hình tổ chức, hệ thống tài chính đến quản trị nhân sự, nguồn lực, tổ chức sản xuất và phát triển thị trường, hướng tới phát triển bền vững trong toàn Tập đoàn.

Đồng thời, Tập đoàn đã chủ động dự báo và thích ứng linh hoạt để SXKD an toàn, liên tục, ổn định và hiệu quả; tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm thông suốt; thực hiện thành công mục tiêu: "Quản trị biến động, tối đa giá trị, mở rộng thị trường, tận dụng cơ hội, liên kết đầu tư, phục hồi tăng trưởng".

Có thể nói, những gì mà Petrovietnam đã đạt được trong năm 2022 đã thể hiện ý chí và trí tuệ của những người làm trong ngành dầu khí Việt Nam, nhất là bản lĩnh và nội lực của người đứng đầu. Vượt lên trên tất cả khó khăn mà hầu hết mang tính khách quan, Petrovietnam đã động viên được toàn thể cán bộ, công nhân viên và người lao động, đoàn kết, đồng lòng vượt qua khó khăn, đạt nhiều thành tựu trong năm 2023.

Nguyễn Như Phong

Bình Luận

Tin khác

Tăng trưởng kinh tế Nga sẽ đạt 5,4%

Tăng trưởng kinh tế Nga sẽ đạt 5,4%

(CLO) Cơ quan thống kê nhà nước Rosstat cho biết trong một báo cáo sơ bộ rằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga đã tăng 5,4% so với cùng kỳ trong quý đầu tiên của năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chuyên gia: Gói giải cứu nhà ở của Trung Quốc là quá nhỏ để chấm dứt khủng hoảng

Chuyên gia: Gói giải cứu nhà ở của Trung Quốc là quá nhỏ để chấm dứt khủng hoảng

(CLO) Doanh số bán nhà mới của Trung Quốc giảm nhanh hơn trong những tháng gần đây, khi các hộ gia đình ngày càng thích mua nhà trên thị trường thứ cấp.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngắm tuyết giữa mùa hè tại Australia chỉ từ 0 đồng cùng Vietjet

Ngắm tuyết giữa mùa hè tại Australia chỉ từ 0 đồng cùng Vietjet

(CLO) Tiếp nối chuỗi hoạt động chào hè rực rỡ, Vietjet mang tới cho hành khách ưu đãi hấp dẫn đón mùa đông tại “xứ sở chuột túi” với vé bay khứ hồi hạng Eco chỉ từ 0 đồng (chưa bao gồm thuế, phí), tặng thêm 20kg hành lý ký gửi, suất ăn nóng tươi ngon. Chương trình áp dụng cho khách đặt vé tại website www.vietjetair.com, ứng dụng di động Vietjet Air từ nay đến hết ngày 10/06/2024, với thời gian bay không giới hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vinamilk và sữa đặc Ông Thọ tái hiện “góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì

Vinamilk và sữa đặc Ông Thọ tái hiện “góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì

(CLO) Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại TP.HCM vừa qua.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhà giàu Mỹ cũng bắt đầu “thắt lưng buộc bụng”

Nhà giàu Mỹ cũng bắt đầu “thắt lưng buộc bụng”

(CLO) Những người Mỹ giàu có thường đóng vai trò ngày càng tăng trong việc thúc đẩy nền kinh tế nước nhà bằng chi tiêu của họ. Tuy nhiên những ngày vung tiền như không có ngày mai của họ có thể sắp kết thúc, CNN đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp