Nguyên tắc công khai vô cùng quan trọng để đưa Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ đi vào thực tiễn

Thứ tư, 19/01/2022 08:50 AM - 0 Trả lời

(CLO) “Đây là cú huých để hỗ trợ gián tiếp cho những doanh nghiệp kinh doanh đang cần vốn, một quyết sách đúng đắn, kịp thời của Quốc hội, một cam kết mang tính chiến lược và thực tế để hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội” – PGS.TS Phạm Thị Giang Thu nhận định.

Ngày 17/1, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường công bố 4 Nghị quyết đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất. Trong đó, có Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội: Nghị quyết được ban hành gồm 8 điều, đã bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, các nghị quyết của Quốc hội, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để chủ động trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, khắc phục những thiệt hại, phục hồi thị trường lao động, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, hỗ trợ nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn, phục hồi và phát triển bền vững, thích ứng linh hoạt với trạng thái bình thường mới và bắt kịp với xu thế phát triển của thế giới.

Đây được coi là gói chính sách tài khoá, tiền tệ lớn nhất từ trước đến nay để hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, triển khai trong 2 năm 2022-2023.

Bên cạnh đó, một vấn đề nữa mà dư luận cũng đang quan tâm, đó là làm thế nào để tối ưu hoá những quyết sách của Quốc hội, để Nghị quyết có thể đi vào thực tiễn đời sống phục vụ người dân, sát dân, gần dân, phóng viên báo Nhà báo và Công luận đã có cuộc trao đổi với Nhà giáo ưu tú, PGS.TS Phạm Thị Giang Thu, giảng viên cao cấp Khoa Pháp luật kinh tế, Đại học Luật Hà Nội để ghi nhận những ý kiến xung quanh vấn đề này.

nguyen tac cong khai vo cung quan trong de dua nghi quyet ve chinh sach tai khoa tien te di vao thuc tien hinh 1

Nhà giáo ưu tú, PGS.TS Phạm Thị Giang Thu, giảng viên cao cấp Khoa Pháp luật kinh tế, Đại học Luật Hà Nội

+ Thưa PGS, vừa qua Quốc hội đã thông qua việc giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022, trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ như viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, khai khoáng… Theo bà, điều này có tác động như thế nào đến các doanh nghiệp, ngành dịch vụ nói riêng và nền kinh tế nói chung?

Đây là một sự hỗ trợ rất lớn của nhà nước đối với doanh nghiệp và người dân. Đối với những hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường, đã xuất hiện khái niệm được nhắc đến rất nhiều trong thời gian qua đó là “đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất”. Giờ đây, khi giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng, người dân sẽ có cơ hội để mua được sản phẩm mình mong muốn với mức giá tốt hơn, đơn vị kinh doanh cũng sẽ chỉ phải nộp khoản thuế còn 8%, giúp cho sức chống đỡ về vốn của doanh nghiệp được hỗ trợ phần nào.

Ở đây, tại sao Quốc hội lại tính toán để trừ ra những nhóm ngành vừa kể trên, bởi thẳng thắn mà nói, đây là những lĩnh vực không bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch COVID-19, thậm chí có những ngành nghề đặc thù như hoạt động công nghệ thông tin, thương mại điện tử… còn có khả năng phát triển tốt, đạt giá trị gia tăng cao trong kết quả hoạt động kinh doanh.

Đồng thời, đây cũng là một “cú huých” để hỗ trợ một cách gián tiếp cho những doanh nghiệp kinh doanh đang cần vốn, việc giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống còn 8% là một quyết sách rất tốt, đúng đắn, kịp thời của Quốc hội. Bởi lẽ, cũng không thể giảm xuống thấp hơn vì điều này còn liên quan đến việc cân đối cán cân về ngân sách của đất nước.

+ Trong Nghị quyết này, Quốc hội đã dành sự quan tâm đặc biệt cho lĩnh vực y tế, như phân bổ tối đa 14 nghìn tỷ đồng để đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở y tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; sử dụng tối đa 46 nghìn tỷ đồng từ các nguồn tài chính hợp pháp khác để nhập khẩu vắc-xin, thuốc điều trị và thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19. Bà có đánh giá thế nào về quyết sách này?

Tôi nghĩ rằng đây là quyết tâm vào cuộc kịp thời của Chính phủ cũng như Quốc hội. Trong giai đoạn tháng 7, tháng 9 và tháng 10 năm ngoái, hệ thống y tế còn mỏng, bởi chúng ta chưa từng đối mặt với những tình huống thách thức nan giải như thế, hệ thống chính trị đã sát cánh vững chắc, song hành với sự an toàn và tính mạng của người dân.

Tuy nhiên, chúng ta ý thức được rằng sức người là có hạn, nếu không hỗ trợ kịp thời, đầy đủ cho năng lực y tế cơ sở, là nơi gần dân nhất, thì hệ thống tầng trên cũng không thể đáp ứng nổi. Về điểm này, trong quá trình đầu tư, phân bổ cần xác định rõ nhóm đối tượng cần được hỗ trợ, đầu tư ở đâu, đầu tư như thế nào, chứ không thể áp dụng quy tắc chia đều. Bởi có những nơi hệ thống y tế đã đáp ứng khá đủ yêu cầu, nhưng có những nơi còn mỏng quá, cần được phân bổ và hỗ trợ nhiều hơn.

+ Theo bà, để Nghị quyết đi vào thực tiễn, sát dân, gần dân, cần lưu ý những điểm gì để những chương trình hỗ trợ, cho vay đối với người dân cũng như doanh nghiệp được đến với đúng người cần nhận và tối ưu hoá hiệu quả của nó?

Để có được Nghị quyết về chính sách tài khoá, tiền tệ mà Quốc hội đã thông qua thì đã có những điều kiện cần và đủ được tính toán, đánh giá thận trọng trước khi ban hành bất kì một nghị định, nghị quyết nào. Nguyên tắc công khai là vô cùng quan trọng trong quá trình đưa Nghị quyết đi vào thực tiễn cuộc sống, tức là việc đầu tư đến đâu, cho ai vay, vay với điều kiện như thế nào… đều cần được công khai càng chi tiết càng tốt, để người dân đều có thể tiếp cận và nắm bắt được nguồn tin.

Vì Nghị quyết mà Quốc hội vừa thông qua chỉ có thời hạn trong vòng hai năm 2022-2023, trước khi đưa ra để biểu quyết trước Quốc hội ở Kỳ họp bất thường vừa qua, Chính phủ đã cam kết sẽ có hàng loạt những dự thảo, nghị định để hướng dẫn triển khai ngay Nghị quyết của Quốc hội sau khi được thông qua. Cụ thể như để đảm bảo vấn đề giải ngân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã có dự thảo hướng dẫn toàn bộ điều kiện, phương thức để chi cho đầu tư đối với những gói lớn, chuyển giao vốn vay, xử lí bội chi… để áp dụng ngay trong Quý I năm 2022. Đây là những cam kết mang tính chiến lược và thực tế.

Ngoài ra, tôi nghĩ rằng cơ chế giám sát của cộng đồng, giám sát chuyên đề của Quốc hội, giám sát của các cơ quan chức năng như cơ quan công an, cơ quan kiểm toán… cũng rất quan trọng để người dân được tạo điều kiện tiếp xúc với nguồn thông tin công khai khi cần.

+ Xin cảm ơn bà!

An Mai

Bình Luận

Tin khác

Linh hoạt trong bố trí biên chế cho lực lượng quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng

Linh hoạt trong bố trí biên chế cho lực lượng quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nêu rõ, chủ trương chung của Trung ương là tinh giản biên chế, vì thế trong tổng biên chế được giao, các địa phương phải linh hoạt trong bố trí biên chế cho lực lượng quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng.

Tin tức
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm việc tại Vườn Quốc gia Chư Mom Ray - Kon Tum

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm việc tại Vườn Quốc gia Chư Mom Ray - Kon Tum

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đánh giá cao công tác phòng, chống cháy rừng của Vườn Quốc gia Chư Mom Ray. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng lưu ý, năm 2024 thời tiết rất khắc nghiệt, đòi hỏi cần có sự chủ động của các đơn vị chủ rừng nhằm thực hiện công tác phòng, chống cháy rừng tốt hơn.

Tin tức
Hàng ngàn người dân Thanh Hóa theo dõi chương trình Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hàng ngàn người dân Thanh Hóa theo dõi chương trình Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Tối 5/5, Cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với chủ đề "Dưới lá cờ Quyết thắng" thu hút hàng ngàn người dân Thanh Hóa tham dự.

Tin tức
Phát hành bộ tem đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 

Phát hành bộ tem đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 

(CLO) Chiều 5/5, tại TP Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024)”.

Tin tức
5 cụm 'từ khóa' phát triển vùng Đông Nam Bộ để phát huy vai trò 'Thành đồng Tổ quốc'

5 cụm "từ khóa" phát triển vùng Đông Nam Bộ để phát huy vai trò "Thành đồng Tổ quốc"

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 cụm “từ khóa” trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp điều phối phát triển vùng Đồng Nam Bộ là “tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả” để khu vực này tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”.

Tin tức