Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu – Những điều tôi biết!

Thứ năm, 13/08/2020 10:43 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tin nguyên Tổng Bí thư (TBT) Lê Khả Phiêu qua đời làm thảng thốt hàng triệu trái tim của người dân Việt. Với những người lính đã nhiều năm gắn bó với vị tướng đức độ, nhân hậu, tài ba này, sự ra đi của ông là một nỗi buồn đau khó khỏa lấp.

Thượng tướng Lê Khả Phiêu chụp ảnh chung với các đồng đội cũ tại Hà Tĩnh

Thượng tướng Lê Khả Phiêu chụp ảnh chung với các đồng đội cũ tại Hà Tĩnh

“Chính trị trọng hơn quân sự”

Là một thanh niên nông thôn sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng, tròn 70 năm chiến đấu dưới lá cờ của Đảng, trong đó có gần 50 năm làm lính cụ Hồ, nguyên TBT Lê Khả Phiêu đặc biệt chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên nói chung, những chiến sỹ quân đội ngày đêm cầm súng bảo vệ Tổ quốc nói riêng.

Từ cương vị đầu tiên là chính trị viên trung đội của Trung đoàn 66, Đại đoàn 304 cho đến sau này được Đảng, quân đội giao nhiều trọng trách khác nhau, Thượng tướng Lê Khả Phiêu luôn tâm niệm: xây dựng quân đội, trước hết là xây dựng về chính trị, coi “Con người trước, súng sau” theo tư duy Hồ Chí Minh. Ông thường nhắc nhở cấp dưới, Bác Hồ từng dạy “Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại”. Chính vì thế mà ngay trong chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, Bác chỉ rõ: “Tính chất, nhiệm vụ của quân đội là “ Chính trị trọng hơn quân sự”.

Với ông, sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội là giải pháp then chốt, có tính bao trùm, xuyên suốt cả quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của quân đội ta. Chính nhờ “đặt đúng và đặt trúng” vấn đề này đã giúp cho quân đội ta có đầy đủ tố chất về chính trị, sức mạnh quân sự chiến thắng kẻ thù mọi lúc, mọi nơi, trong bất luận tình huống nào.

Đại tá – nhà thơ, nhà báo Nguyễn Trọng Bính, khi còn sống, trong một lần cùng mấy đồng đội cũ là lính trung đoàn 9 – Quân khu Trị thiên – Huế, đã từng kể: năm 1968 có thể nói là thời kỳ chiến đấu ác liệt, cam go nhất của đơn vị. Với cương vị là Chính ủy kiêm trung đoàn trưởng Trung đoàn 9 (Bởi đúng mồng 5 tết, Trung đoàn trưởng Nguyễn Văn Khảm bị hy sinh) đồng chí Lê Khả Phiêu đã kiên cường lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn chiếm giữ ,bám trụ Thành cổ Huế suốt 25 ngày đêm, thực hiện tốt ý đồ của chỉ huy chiến dịch. Những câu thờ đầy hào sảng, ông đọc động viên các chiến sỹ trước khi vào trận đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn:

“Giờ xuất quân đã điểm, chúng ta thề

Tổ quốc kính yêu, vì Người ta xông tới

Kính thưa Bác, chúng con vào trận cuối...!”

Những năm giữ trọng trách là Phó Chủ nhiệm rồi Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, ông đã cùng tập thể Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của quân đội ta.

Cuộc đời ông là sự tiếp nối liền mạch của những cuộc chiến chống thực dân Pháp, xâm lược Mỹ, rồi lũ phản bội Khơ me đỏ tận chiến trường K xa xôi. Vì vậy, ông không quên nhắc nhở cấp dưới: “Đã là người lính cách mạng, phải xác định tim còn đập là còn cống hiến”. Ông nói nhiều về bài học có tính xuyên suốt của đất nước ta, Đảng ta là dựng nước phải đi đôi với giữ nước. Xây dựng và bảo vệ tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam không thể tách rời. Tuyệt đối không để bất ngờ. Luôn chủ động về kế sách trong hòa bình, sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ địch.

Từ tháng 12/1997 đến tháng 4/2001, “Trên cương vị Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng, đồng chí đã cùng tập thể BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đạt nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. (Phát biểu của Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại lễ trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng cho nguyên TBT Lê Khả Phiêu).

Một vị tướng ấm áp nghĩa tình đồng đội

Đó là ý kiến của hầu hết các cán bộ, chiến sỹ đã nhiều năm được sống, làm việc dưới quyền của Thượng tướng – Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.

Chị Lê Thị Phúc Sinh cho tác giả xem bức ảnh nguyên TBT Lê Khả Phiêu chụp cùng các chiến sỹ của mình ở Hà Tĩnh ngày 5.5.1995

Chị Lê Thị Phúc Sinh cho tác giả xem bức ảnh nguyên TBT Lê Khả Phiêu chụp cùng các chiến sỹ của mình ở Hà Tĩnh ngày 5.5.1995

Chị Lê Thị Phúc Sinh ở tổ 1, ngõ Trung Tiết, phường Nguyễn Du (TP Hà Tĩnh) khóc òa lên khi gọi điện báo cho tôi: “Thủ trưởng Phiêu mất rồi anh ơi! Em rất muốn ra Hà Nội để được tận tay thắp nén hương viếng Bác”.

Là chiến sỹ hậu cần, nhập ngũ tháng 12/1971, có 5 năm vinh dự được phục vụ Cục trưởng Cục Chính trị mặt trận B4 (Thừa Thiên- Huế) Lê Khả Phiêu, chị Sinh vô cùng cảm phục và yêu quý người thủ trưởng trực tiếp của mình. Chị nói, Bác Phiêu là một vị chỉ huy rất giản dị trong mọi mặt, hết lòng thương yêu , gần gũi mọi người. Ở với Bác, ai cũng thấy mình được tôn trọng, quan tâm, động viên khi gặp trắc trở, khó khăn; được Bác khen ngợi, cỗ vũ rất chân tình khi hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Em được cử ra viện 43 ở Quảng Trị để học Dược. Chi Sinh kể tiếp. Vào một buổi trưa, cả lớp đang chăm chú học bài, bỗng rộn ràng hẳn lên khi thấy một loạt vị chỉ huy mang quân hàm cao cáp bước vào. Thì ra thủ trưởng Phiêu nhân đi công tác qua, ghé vào viện thăm em và các đồng đội cũ. Bác ân cần tặng kẹo, bánh cho cả lớp, động viên anh chị em cố gắng học tốt để về phục vụ đơn vị. Chị cho biết thêm, sau này khi chị đã chuyển ngành về Bệnh viện Đông y Hà Tĩnh, hai lần về làm việc với lãnh đạo tỉnh, thủ trưởng Phiêu đều ghé vào nhà riêng thăm hỏi, tặng quà, động viên vợ chồng, mẹ con chị. Năm 1977, chị được đi cùng đoàn của Bệnh viện ra Hà Nội, vào Lăng viếng Bác Hồ. Không hiểu sao mà bác Phiêu biết tin, cho con gái là chị Lê Thị Hồng đến chở chị về nhà riêng ở phố Lý Nam Đế, chuyện trò, ăn cơm cùng vợ chồng Bác. Không chỉ thế, Bác Phiêu còn cho mời cả đoàn vào phòng làm việc của mình ở Tổng Cục Chính trị, tiếp đãi, chuyện trò rất thân mật. Bác nói: Con cháu quê hương Nghệ Tĩnh rất giỏi giang, rất cách mạng. Các cháu phải cố gắng noi theo cha ông để làm tốt chức trách của mình, góp phần xây dựng quê nhà giàu mạnh.

Nói đến đây, chị Sinh mở trong bọc giấy báo của mình đưa cho tôi xem bức ảnh chị cất rất cẩn thận đã 25 năm nay. Bức ảnh đã kéo tôi về lại một kỷ niện vô cùng xúc động, khó quên.

Ấy là vào đêm 5/5/1995, tôi đang ngồi viết bài ở khu tập thể Báo Hà Tĩnh thì bỗng nghe tiếng Tổng Biên tập Đinh Nho Liên gọi giật giọng: “Hiển ơi, có khách quý đến thăm!” tôi ra cửa bỗng sững sờ không nói được từ nào khi người đứng trước mặt là Thượng tướng Lê Khả Phiêu, người thủ trưởng rất đỗi kính yêu của mình. Anh cười. Vẫn nụ cười đôn hậu, bàn tay vốn dĩ xưa nay nồng ấm của Anh, xiết chặt đôi vai tôi.

Anh bảo, tớ vào tỉnh công tác, biết cậu ở đây nên ghé sang chơi. Thì ra, Anh thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư vào làm việc với Hà Tĩnh.

Vừa ăn tối xong với lãnh đạo tỉnh, Anh hỏi đường qua chiến sỹ bảo vệ khách sạn Giao Tế rồi một mình lặng lẽ đi bộ trong đêm tìm tôi. Với anh, hồi còn ở Tạp chí Quân đội, trực thuộc Tổng Cục Chính trị, tôi có vài lần được BBT giao chắp bút viết bài cho anh. Cũng có lần anh cho đi cùng xuống kiểm tra, làm việc với mấy đơn vị thuộc quyền ở Quân khu 9.

Chưa ngồi ấm chỗ, Anh bảo ngay: cậu làm sao tin cho Thanh, Bính, cái Sinh đến đây cho vui. Lâu  ngày nên tớ nhớ chúng nó lắm. Không biết chúng có bình an, khỏe mạnh không. Tôi dẫn Anh sang phòng làm việc của Trung tá Nguyễn Văn Thanh- Chỉ huy trưởng BCH Quân sự Thị xã Hà Tĩnh. Nhờ mạng lưới thông tin nhanh nhạy của Thị đội, chỉ vài chục phút sau, mấy anh em mà Anh cần gặp đều có mặt. Ngoài ra còn có thêm anh Phan Văn Vỵ là Chủ tịch UBND Thị xã lúc bấy giờ, cùng dự.

Cho đến hôm nay đã tròn 25 năm  mà những gì diễn ra đầy xúc động đêm đó, vẫn vẹn nguyên trong tôi. Anh Lê Khả Phiêu trí nhớ rất mẫn tiệp. Anh ôm chầm từng người rồi giới thiệu với mọi người : “ Đây là Thanh công vụ, Bính nhà báo – nhà thơ, Sinh quân Y...”. Anh bế cháu Quỳnh, con gái thứ 3 của anh Thanh vào lòng, ân cần thăm hỏi gia cảnh của từng người. Anh dặn dò, Hà Tĩnh mới tách tỉnh được dăm năm, còn nhiều khó khăn. Là những Đảng viên, Cựu chiến binh có công trong chiến tranh, nay các đồng chí phải gương mẫu, đi đầu, đóng góp trí tuệ của mình cho quê hương, đất nước. Anh quay sang hỏi anh Vỵ, anh Thanh về tình hình đời sống của quân nhân trong ban chỉ huy quân sự và dặn thêm: Có gì cần, Thanh cứ báo cáo, nếu có thể giúp được cái gì, Anh sẽ tìm cách giúp đỡ.

Hôm nay trong những ngày cả nước đại tang, ngắm nhìn lại bức ảnh quý giá mà anh Đinh Nho Liêm chụp tặng chúng tôi, hình ảnh vị tướng tài ba, người lãnh tụ mẫu mực với chiếc áo Bludông quân đội bình dị và những cử chỉ ân cần, ấm áp tình người của Anh hôm ấy đã theo tôi trọn đời, không thể nào quên được.

Khắc Hiển

Tin khác

Đồng ý về việc khởi tố đối với ông Dương Văn Thái

Đồng ý về việc khởi tố đối với ông Dương Văn Thái

(CLO) Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái, đại biểu Quốc hội khóa XV.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các lực lượng chức năng khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả, ổn định sản xuất, điều tra, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan đến vụ nổ lò hơi tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh, xử lý nghiêm vi phạm theo quy định pháp luật (nếu có).

Tin tức
Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong phòng cháy, chữa cháy rừng

Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong phòng cháy, chữa cháy rừng

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục quyết liệt triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi cả nước. Đặc biệt, đây mới là thời điểm bắt đầu mùa hè, vì vậy, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nhất là trong thời kỳ cao điểm về nắng, nóng.

Tin tức
Hơn 61.000 lượt người vào Lăng viếng Bác dịp lễ 30/4 - 1/5

Hơn 61.000 lượt người vào Lăng viếng Bác dịp lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Theo Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 (từ 27/4 - 1/5, riêng thứ Hai ngày 29/4 không tổ chức Lễ viếng Bác), đã có 61.417 lượt người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có 3.919 lượt khách nước ngoài.

Tin tức
Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự

Triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự

(CLO) Ngày 1/5/2024, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường ban hành văn bản số 3561/TTKQH-TT về Thông cáo báo chí dự kiến chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Tin tức