Nhà báo Cao Kim- giản dị, mực thước với đời, với nghề

Thứ sáu, 09/12/2016 15:08 PM - 0 Trả lời

Nhà báo Nguyễn Kim Toàn có ba bút danh Kim Toàn, Cao Kim và Kim Kim. Anh nguyên là Tổng biên tập Báo Hải Phòng (1989- 2002), nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Hải Phòng khóa 2 và 3 (1990- 2002), nguyên Ủy viên BCH Hội Nhà báo Việt Nam khóa 5, 6 và 7 (1989- 2005) trong đó khóa 6 được bầu là Ủy viên Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam, phụ trách tổ chức Hội các tỉnh, thành phố phía Bắc.

(CLO) Nhà báo Nguyễn Kim Toàn có ba bút danh Kim Toàn, Cao Kim và Kim Kim. Anh nguyên là Tổng Biên tập Báo Hải Phòng (1989- 2002), nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Hải Phòng khóa 2 và 3 (1990- 2002), nguyên Ủy viên BCH Hội Nhà báo Việt Nam khóa 5, 6 và 7 (1989- 2005) trong đó khóa 6 được bầu là Ủy viên  Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam, phụ trách tổ chức Hội các tỉnh, thành phố phía Bắc. 

Tên thật của anh là Nguyễn Kim Toàn. Ngoài bút danh Kim Toàn, anh còn có bút danh Cao Kim và Kim Kim. Cao Kim là bút danh gắn với kỷ niệm khi còn là phóng viên chiến trường miền Đông Nam bộ, còn Kim Kim là bút danh khó có thể quên với bạn đọc Báo Hải Phòng với những bài tản văn ở chuyên mục “Chuyện đường phố” những năm 80 của thế kỷ 20.

So với ba anh em trong gia đình, anh Kim Toàn có chiều cao hơn một mét bảy là niềm ao ước của nhiều người. Dáng cao, người nhỏ, lại sống bằng tâm thức trọng đạo nghĩa nên lúc nào cũng thấy anh khoan thai, điềm tĩnh trong từng cử chỉ. Anh lặng lẽ chăm chút cho đồng nghiệp cách nhìn sự vật, hiện tượng trong quá trình hình thành tác phẩm báo chí. Anh cẩn trọng nhắc anh em lưu tâm chọn từ, đặt dấu phẩy trong câu văn để bài báo gợi lên cho bạn đọc tâm thức đúng, trúng và hay. Dễ có tới cả ngàn lần trong cuộc đời làm nghề của mình, anh đã trực tiếp đối thoại với tác giả một cách cởi mở, thái độ chân tình khi tiếp cận với bản thảo của tác giả. Điều căn cốt là để tác phẩm đến với người đọc bằng thái độ trân trọng của tòa báo với độc giả. Có lẽ nghề làm báo đã ngấm vào máu thịt của anh nên đã thôi thúc anh phải luôn cựa mình đúng với nghĩa “sinh ư nghệ tử ư nghệ”. Trong những năm 90, chính anh đã tạo ra hai ấn phẩm phụ của Báo Hải Phòng hằng ngày, đó là tờ “Hải Phòng dành cho ngoại thành và hải đảo” và tờ “Hải Phòng Cuối tuần” trên cái nền của tờ “Hải Phòng Chủ nhật” xuất bản hằng tuần.

[caption id="attachment_137331" align="aligncenter" width="598"]Nhà báo Cao Kim (tức Kim Toàn- Nguyên Tổng Biên tập Báo Hải Phòng). Nhà báo Cao Kim (tức Kim Toàn - Nguyên Tổng Biên tập Báo Hải Phòng).[/caption]

Có lẽ nhờ có nghề, sống đau đáu với nghề, để lại nhiều dấu ấn trong nghề nên anh có hơn mười hai năm giữ chức Tổng Biên tập (1989- 2002), hai khóa 2 và 3 là Chủ tịch Hội Nhà báo Hải Phòng (1991- 2002); ba khóa liền (khóa 5, 6, 7 từ năm 1990 đến 2005) anh được bầu là Ủy viên BCH Hội Nhà báo Việt Nam, trong đó khóa 6  anh được bầu là Ủy viên Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam phụ trách tổ chức Hội các tỉnh, thành phố phía Bắc. Anh luôn bày tỏ rõ thái độ, nên đưa những người có nghề làm báo giữ cương vị lãnh đạo cơ quan báo chí. Người có nghề bao giờ cũng đồng cảm với anh em hành nghề, tạo điều kiện cho anh em trưởng thành bằng nghề. Nhiều thế hệ lãnh đạo Báo Hải Phòng trước anh và đến nay qua 15 năm thế hệ lãnh đạo tòa Báo Hải Phòng sau anh đều là bạn nghề với anh.

Nói chuyện nghề về anh chắc chắn viết cả một cuốn sách vài trăm trang mới đã, nhưng chuyện sống cho đúng nghĩa ân đức và quân tử được như anh đâu phải dễ nếu không có tấm lòng nhân ái. Cái thời “Toàn Quân Nghiêm Lệnh” (Kim Toàn, Tổng Biên tập và các Phó Tổng Biên tập là Quốc Quân, Ngọc Nghiêm và Trịnh Lệnh) ở trong Ban Biên tập báo Hải Phòng quả là hiếm gặp ở bất kỳ tờ báo nào cả về sự ẩn dụ, nghĩa thực về nghề và sự nhân văn trong ứng xử. Các anh là người có nghề, cư xử với nhau vì nghề, nể trọng, quý mến nhau từ nghề nên anh chị em làm báo trong Tòa soạn sống với nhau nghĩa tình không để cho răng lạnh do môi hở.

Mấy năm nay sáng nào cũng vậy, nhà báo Hải Khoát, nguyên là Trưởng phòng Thư ký  cùng cựu Tổng Biên tập của mình là Kim Toàn thường nắm tay nhau thong thả bách bộ ở dải vườn hoa trung tâm thành phố Cảng. Hai nhà báo cao tuổi trò chuyện với nhau nhiều điều, nhưng bao giờ cũng có chuyện về thời cùng nhau làm báo. Họ thích nhắc về những ngày ấy để cảm nhận thấu đáo hơn tình người trong tình nghề nó tinh tế đến thế nào. Với tư cách là Tổng Biên tập, anh Kim Toàn từng giải quyết cho một phóng viên muốn chuyển vào phía Nam để có thu nhập cao hơn, nhưng chỉ nửa năm sau người đó lại tha thiết xin được trở lại vì “Làm ở Báo Hải Phòng vẫn hay hơn”. Lại có lần, anh đồng ý cho một phóng viên  xin bỏ nghề để đi buôn với chúng bạn với hy vọng sẽ có nhiều tiền, nhưng rồi vài năm sau không chịu nổi cảnh buôn bán vất vưởng người phóng viện nọ quay về xin anh cho trở lại làm nghề. Biết rành rẽ gia cảnh của phóng viên, anh thông báo với cơ quan và chấp thuận cho phóng viên nọ về làm việc. Có đôi ba phóng viên đi đâu cũng thích phô trương, khoe mẽ cá nhân mình là thế này, thế kia, nhiều khi họ nói vống lên, Kim Toàn biết nhưng anh chỉ lặng lẽ vỗ vai, khuyên họ nên biết mình, biết người và trọng nghĩa khiêm nhường làm đạo. Đôi lúc anh Hải Khoát kể lại chuyện đó, anh Kim Toàn chỉ tủm tỉm cười rồi nhỏ nhẹ, “Đời nó vậy. Thế mới là đời”.

Sau khi đi bách bộ chừng một giờ, hai người se sẽ vẫy chào nhau, anh Hải Khoát về nhà chọn các vị thuốc nam cho anh em, bè bạn, còn  anh Kim Toàn nhẩn nha đi dọc chợ Cố Đạo chọn mua mớ rau, lạng tôm hay khoanh thịt về kịp nấu bữa sáng. Dăm năm nay, vợ anh bị bệnh Parkinson, không tự chủ được trong sinh hoạt, anh tự tay chăm sóc vợ từ miếng cơm, ngụm nước. Nhiều người khuyên anh nên tìm người chăm dưỡng bà cho ông đỡ vất vả nhưng anh thủng thẳng cười và nói: “Con nuôi cha không bằng bà được ông chăm”.

Nhà báo  Kim Toàn- Cao Kim sống với nghề và với đời giản dị, mực thước như vậy đó.

                                                                                                                   Hoàng Thiềng

Tin khác

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo