Nhà báo chung tay sẻ chia, tiếp sức mùa dịch

Thứ tư, 11/08/2021 09:50 AM - 0 Trả lời

(CLO) Dịch bệnh COVID-19 ở các tỉnh phía Nam đang diễn biến phức tạp. Những ngày qua, nhiều nhà báo đã chung tay cùng người dân đóng góp nông sản, vận chuyển vào Nam để giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều nhà báo còn hỗ trợ tiếp sức cho lực lượng y tế đang ở tuyến đầu chống dịch.

Nối vòng tay Việt

Tại TP. HCM và một số tỉnh phía Nam, người dân đang thực hiện quy định giãn cách xã hội để tăng hiệu quả phòng chống dịch bệnh Covid-19. Với tinh thần tương thân tương ái, giãn cách nhưng không xa cách. Nhóm thiện nguyện “Nối vòng tay Việt” tại Quảng Ngãi được Trung tá - nhà báo Lê Văn Chương- báo Biên Phòng và bạn bè thành lập nhằm tiếp sức cho người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang sống tại tâm dịch TP. HCM và Bình Dương.

Anh và đồng nghiệp chủ yếu kêu gọi nông sản của bà con, ai có nông sản gì nhận nông sản đó, lời kêu gọi chủ yếu qua kênh facebook, các mạng xã hội khác và nhận trực tiếp nông sản ở những địa điểm là các số thành viên trong nhóm.

Anh Bùi Quang Thuận ngồi xe lăn bán vé số, dốc tiền góp cho người nghèo vùng dịch. Ảnh: Lê Văn Chương

Anh Bùi Quang Thuận ngồi xe lăn bán vé số, dốc tiền góp cho người nghèo vùng dịch. Ảnh: Lê Văn Chương

Câu chuyện từ thiện này của anh Chương xuất phát từ thông tin của một thầy giáo đăng trên mạng, nói về việc trước đây miền Trung bị dịch bệnh, rồi lụt bão, người dân Sài Gòn đã chung tay ủng hộ miền trung rất nhiều, giờ đến lúc miền Trung cần vào cuộc. 

Nghĩ là làm anh và thầy giáo cùng nhau phát động và kêu gọi mọi người góp sức, đầu tiên là kêu gọi những đồng nghiệp là nhà báo, là giáo viên, được khoảng 1 tấn gạo, 1 tấn bầu bí và một số rau củ, quả khác…, anh nhanh chóng gom đủ số hàng cho đầy xe tải xe lớn để gửi vào các bếp ăn từ thiện ở Sài Gòn.

Nhà báo Lê Văn Chương chia sẻ: “Người dân ủng hộ bất cứ thứ gì, thậm chí là ngô, khoai, kể cả những quả bí chúng tôi đều nhận. Có một số nhà hảo tâm trao tiền, ngay lập tức chúng tôi dùng tiền đó để mua nông sản như gạo, mì, trứng… Tôi đăng tải thông tin trên các diễn đàn, nhiều em học sinh hưởng ứng, rồi những bà con công giáo, doanh nhân, người cao tuổi… cũng tích cực tham gia”.

Công việc cứ lan dần từ người này sang người khác, từ nơi này sang nơi khác, tất cả thực phẩm trao tặng anh đều nhận với lòng trân trọng nhất, từ những cân rau, củ quả, đến thùng mì tôm, gạo… bất cứ ai mang nông sản đến anh có xin tên, tên địa chỉ facebook để gửi lời cảm ơn trên các kênh trên mạng xã hội. Anh cũng thông báo luôn thời gian vận chuyển số hàng đó cho tất cả mọi người biết.

Trong số hàng nghìn người tham gia hỗ trợ, ngoài những em nhỏ, các cụ già, còn có anh Bùi Quang Thuận, ngồi xe lăn bán vé số, dốc tiền góp cho người nghèo vùng dịch. 1 tấn dưa hấu anh đem bán và dùng số tiền mua thực phẩm chia sẻ với người dân Sài Gòn, anh mong muốn góp phần nhỏ của mình vào công tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, mặc dù bản thân anh cũng khó khăn.

Nhà báo Lê Văn Chương- báo Biên Phòng (ngoài cùng bên trái) nhận đồ hỗ trợ của các nhà hảo tâm. Ảnh: NVCC

Nhà báo Lê Văn Chương- báo Biên Phòng (ngoài cùng bên trái) nhận đồ hỗ trợ của các nhà hảo tâm. Ảnh: NVCC

Để đảm bảo thực phẩm luôn tươi ngon, anh luôn giữ liên lạc với phía đầu nhận, tránh việc lãng phí hay thực phẩm để lâu không đến được nơi cần đến. Anh chọn cơ quan có tư cách pháp nhân, có uy tín lâu năm trong hoạt động từ thiện. Chủ yếu tập trung vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, nơi đây thường ngày nấu cơm cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trong mùa dịch. Ở đây mỗi ngày nấu khoảng 2.000 suất cơm cho người nghèo, người ở trong khu cách ly.

Tiếng lành đồn xa, hoạt động nấu ăn từ thiện được truyền sang cả địa phương khác, nhóm từ thiện bắt đầu có thêm thành viên tại Đà Lạt, nhận rau, củ quả từ Đà Lạt chuyển về Sài Gòn.

Trong quá trình làm hoạt động này, anh luôn nhận được sự hỗ trợ tích cực từ Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ngãi. Hội cũng huy động cả hội viên tham gia hoạt động hỗ trợ từ thiện, bảo trợ vấn đề vận chuyển. Nhờ Hội nhà báo tỉnh có công văn để các điểm thu phí cầu đường cho xe nông sản qua sớm. Trong quá trình tiếp nhận đồ cứu trợ cả nhóm luôn đảm bảo an toàn với những đồ bảo hộ, khẩu trang, gang tay, tránh tình trạng tập trung đông người.

Nhà báo Lê Văn Chương cho biết: “Hoạt động của nhóm được triển khai từ 15/7 và duy trì liên tục. Chúng tôi đi tới đâu cũng nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của mọi người, ai cũng muốn tham gia, sẵn sàng chia sẻ”.

Biết ơn chiến sĩ tuyến đầu chống dịch

Ngay tại tâm dịch Sài Gòn, hàng ngày nhà báo Đan Hà – Báo Công Lý (Văn phòng đại diện phía Nam) vẫn tất bật với việc lựa chọn thực phẩm, sơ chế, chế biến, nấu các món ăn, với hàng trăm suất ăn được đóng gói cẩn thận vận chuyển vào các bệnh viện cho y bác sỹ, đang ở tuyến đầu chống dịch.

185494491_4322273047796016_9100507338295603409_n
Mỗi món nhà báo Đan Hà gửi cho y bác sỹ trong đó còn tình cảm lòng chân thành. Ảnh: NVCC

Mỗi món nhà báo Đan Hà gửi cho y bác sỹ trong đó còn tình cảm lòng chân thành. Ảnh: NVCC

Trước đây khi dịch bệnh chưa bùng phát, chị đã tham gia nhiều hoạt động từ thiện vì cộng đồng, hỗ trợ gia đình thương binh liệt sỹ, người có hoàn cảnh khó khăn. Trong đợt dịch lần này chị hiểu được sự vất vả của ngành y tế nên muốn nấu những món ngon nhất gửi vào cho họ.

Nhà báo Đan Hà chia sẻ: "Trước khi tổ chức nấu ăn cho y bác sỹ tôi có phối hợp với bạn bè đồng nghiệp làm mô hình chợ 0 đồng, chúng tôi đã làm 3 phiên chợ 0 đồng cho người dân. Làm 1.000 phần quà cho các gia đình chính sách, có kết hợp làm cùng Quân Khu 7. Sau khi TP Hồ Chí Minh thực hiện Chỉ thị 16, chúng tôi và nhiều nhà báo khác chuyên đưa tin bài về dịch bệnh có kết nối với các bệnh viện, ngỏ ý muốn hỗ trợ các suất ăn cho các y, bác sỹ đang điều trị bệnh nhân".

Chị luôn nghĩ đến câu chuyện các bác sỹ đã rất mệt, đêm hôm thường xuyên phải thức khuya, nếu ăn cơm hộp hay những món như: bánh mỳ, mỳ tôm thường xuyên sẽ rất khó để duy trì sức khỏe tốt. Chị nấu các bữa ăn, trong đó có các bữa sáng. Làm bữa sáng thường vất vả hơn vì phải chuẩn bị làm từ đêm hôm trước, sáng hôm sau dậy từ sớm để hoàn thiện, đóng gói, chuyển đến cho khoảng 300 bác sỹ ở một số bệnh viện.

Nhà báo Đan Hà phối hợp với Quân Khu 7 triển khai mô hình chợ 0 đồng. Ảnh: NVCC

Nhà báo Đan Hà phối hợp với Quân Khu 7 triển khai mô hình chợ 0 đồng. Ảnh: NVCC

Do ngân sách của bản thân chị không thể duy trì được lâu nên mọi người biết và có hỗ trợ thêm thực phẩm cho chị. Nhiều bạn bè sau khi thấy chị đăng tải trên facebook có mang tới nhiều loại thực phẩm khác nhau, vì thế  lượng thực phẩm ngày càng nhiều hơn, công việc nấu ăn cứ kéo dài cả tháng. 

Với nhà báo Đàn Hà, mỗi món ăn chị gửi vào cho các y bác sỹ, không chỉ đơn thuần là sự hấp dẫn, bổ dưỡng mà mỗi món trong đó còn tình cảm, lòng chân thành. Bất cứ ai thưởng thức những món ăn đó đều cảm thấy sự trân trọng, tinh thần sẻ chia, tình đoàn kết một lòng trong cuộc chiến lớn này.

Có thể nói, công việc hàng ngày của nhà báo Lê Văn Chương và nhà báo Đan Hà là hoạt động từ thiện thiết thực, các anh chị không chỉ làm nhiệm vụ tuyên truyền mà còn là cầu nối mang đến niềm vui cho mọi người, giúp người dân nghèo giảm bớt một phần khó khăn trong cuộc sống, giúp các y bác sỹ yên tâm công tác, có nhiều sức khỏe để tiếp tục cống hiến trong cuộc chiến chống dịch đầy cam go của đất nước.

Nhóm thiện nguyện Nối Vòng Tay Việt, do nhà báo Lê Văn Chương đã quyên góp được hơn 30 tấn nông sản gởi cho bà con Sài Gòn. Nhóm đề nghị bà con nông dân mang tặng hàng nông sản, hạn chế tối đa nhận ủng hộ tiền mặt. Địa điểm quyên góp: quán cà phê LaVa 99 Lê Trung Đình, TP Quảng Ngãi. ĐT 0989636626.

Nguyên Phong

Bình Luận

Tin khác

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

(CLO) Nói về tác phẩm “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp” nhà báo Trần Thu Hà cho biết: “Bộ phim chỉ 50 phút, nhưng chúng tôi cố gắng chuyển tải được giá trị từ khối lượng thông tin đồ sộ, thành những câu chuyện dễ hiểu, mới mẻ và thu hút được khán giả, nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của thông tin”.

Nghề báo
Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

(CLO) Chiều 1/5, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam và một số đơn vị tổ chức Lễ khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”.

Nghề báo
Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

(CLO) Theo nhà báo Đinh Quang Thành: “Trưa ngày 30/4/1975, tôi không nghĩ mình có thể vào được Dinh Độc Lập ở giây phút lịch sử đó. Sau bao ngày cùng các đơn vị bộ đội trải qua gian khổ…, có mặt ở thời khắc lịch sử quan trọng ấy, đối với tôi đó là điều vô cùng may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp”.

Nghề báo
Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo