Nhà báo Dương Út - Báo Đồng Tháp: Điều quan trọng là phải chạm được vào trái tim độc giả

Thứ ba, 18/06/2019 10:36 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bằng sự quan sát tinh tế, tỉ mỉ, sử dụng chi tiết “đắt”, lối kể chuyện cuốn hút, phóng sự “Ông vua” lúa giống miền Tây” của nhà báo Dương Út  đã vừa giành giải nhất cuộc thi “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 10.

Chia sẻ với PV Báo Nhà báo & Công luận, anh khẳng định: “Điều làm nên thành công trong phóng sự này là đã chạm được vào trái tim độc giả”.

Nhà báo Dương Út nhận giải Nhất Cuộc thi “Những tấm gương binh dị mà cao quý” lần thứ 10 (Ảnh: NVCC)

Nhà báo Dương Út nhận giải Nhất Cuộc thi “Những tấm gương binh dị mà cao quý” lần thứ 10 (Ảnh: NVCC)

Phóng sự là thể loại không dễ viết hay, thậm chí dễ rơi vào sự “nhạt nhẽo”, nhất là chân dung người tốt việc tốt. Anh đã làm thế nào để có được một tác phẩm thuyết phục, giật giải cao ngày lần đầu đi thi?

Tác phẩm dự giải lần này, tôi lựa chọn đề tài, lựa chọn nhân vật điển hình, lựa chọn chi tiết “đắt”, cách thể hiện nội dung sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ phù hợp với thể loại báo chí... Sự đầu tư này, giúp tôi tự tin tham gia dự thi. Tôi nghĩ, viết phóng sự chân dung thấy vậy mà khó! Khó là vì lựa chọn nhân vật phải thật sự điển hình so với những nhân vật khác; viết phải diễn tả được nội tâm của nhân vật để làm cho người đọc cảm nhận được nhân vật là người thật, việc thật và chạm được vào trái tim độc giả. Theo tôi, đó là điều khó nhất khi thực hiện mảng đề tài này.

Bên cạnh đó, một trong những yếu tố quan trọng là người cầm bút phải luôn bám sát thực tế cuộc sống, bám sát cơ sở, chịu khó tìm tòi, phát hiện những tấm gương điển hình, người tốt, việc tốt rất bình dị trong cuộc sống hằng ngày ở quanh ta, để có chất liệu tốt cho tác phẩm báo chí có chất lượng.

Khi viết bài tham gia cuộc thi tôi đặt ra yêu cầu phải bám sát thể lệ cuộc thi, thể hiện nội dung trung thực, sáng tạo, có sức thuyết phục cao, để khắc họa  rõ nét những phẩm chất tiêu biểu, nổi bật, những nét lấp lánh của nhân vật. Nhất là khi viết về gương người tốt, việc tốt thì phải tìm ra những chi tiết “đắt”, nổi bật của nhân vật, chứ không dừng lại ở phản ánh đơn thuần những việc làm tốt của họ.

Những nét lấp lánh của nhân vật ư, thưa nhà báo?

Đúng vậy. Sự lấp lánh của nhân vật “ông vua” lúa giống ở đây như một đại diện ưu tú cho lớp nông dân thời đại công nghiệp 4.0 với nhiều đổi mới tư duy trong sản xuất nông nghiệp để vươn lên làm giàu một cách bền vững. Tầm ảnh hưởng của nhân vật không chỉ ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mà còn lan tỏa ra cả nước để những nông dân khác học tập theo.

Để thực hiện tác phẩm này, tôi sử dụng ngôn ngữ thể loại phóng sự báo chí hiện đại về cách sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn, giản dị, mạch lạc, dễ hiểu và súc tích. Sử dụng câu văn giàu tính biểu cảm, khi kể, khi thuật, khi bình…; sử dụng ngôn ngữ lời của nhân vật được trích dẫn nguyên văn nên bộc lộ cá tính nhân vật; sử dùng ngôn ngữ của tác giả diễn đạt, kể lại lời nói của nhân vật; sử dụng ngôn ngữ cái tôi trần thuật của tác giả để dẫn dắt câu chuyện, chứng kiến.

Nhà báo Dương Út sinh năm 1987 tại thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Trước khi vào nghề báo, anh từng học ngành Sư phạm Ngữ văn và gần đây đã tốt nghiệp Thạc sĩ Ngôn ngữ học. Anh đã có 6 năm làm việc tại Báo Đồng Tháp qua các vị trí phóng viên Nội chính – Xây dựng Đảng, phóng viên Báo điện tử và hiện nay là phóng viên Bạn đọc – Nội chính. Anh đã cho ra mắt cuốn sách “Nhặt từng con chữ” thể loại Bút ký - Phóng sự của NXB Hội Nhà văn, năm 2019.

Nếu nhìn nhận một cách khách quan, dung lượng chuyên mục người tốt việc tốt trên báo cũng như sự quan tâm của công chúng dành cho chuyên mục này hiện nay còn khá khiêm tốn. Theo anh nguyên nhân là do đâu?

Đúng vậy, theo tìm hiểu của tôi, một số tờ báo dành dung lượng chuyên mục gương người tốt, việc tốt còn khá khiêm tốn. Nội dung bài viết ngắn gọn, súc tích khoảng 700 chữ trở lại và có ảnh minh họa. Có thể, do yêu cầu của tòa soạn nên phóng viên chỉ dừng lại bài phản ánh thể hiện những việc làm cụ thể của nhân vật, mà chưa khai thác hết những yếu tố khác của nhân vật nên bài viết đọc rất nhàm chán.

Nhà báo Dương Út (trái) và nhân vật Trần Anh Dũng (Ảnh: NVCC)

Nhà báo Dương Út (trái) và nhân vật Trần Anh Dũng (Ảnh: NVCC)

Chuyên mục gương người tốt cũng có sự quan tâm nhất định của độc giả. Tuy nhiên, do mức độ bài viết chỉ dừng lại phản ánh gương cá nhân, không có tính chất mổ xẻ, phân tích, giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội như bài phản ánh, phóng sự, điều tra. Cho nên, mức độ quan tâm của công chúng có phần hạn chế.

Nhưng nếu ngày nào mở báo/vào mạng đọc cũng là những thông tin tham nhũng, tiêu cực…thì liệu công chúng có còn niềm tin vào những gì tốt đẹp đang đâu đó nhen nhóm trong xã hội ta, thưa anh?

Trước hết, theo tôi người làm báo không nên phân biệt thể loại báo chí bởi mỗi thể loại báo chí điều có sức hấp dẫn của riêng nó, và hướng đến mục đích tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội. Thực tế cho thấy, bài viết về gương người tốt, việc tốt không thể thiếu đối với các tòa soạn báo. Bởi vì, chính những tác phẩm báo chí ấy, mới có sức lan tỏa mạnh mẽ, minh chứng cụ thể bằng gương người thật, việc thật trong đời sống xã hội để mọi người cùng học tập, noi theo và hướng đến giá trị chân - thiện - mỹ.

Theo quan sát của tôi, nhiều phóng viên chỉ quan tâm đến những vấn đề lớn của xã hội, mà ít viết bài về gương người tốt việc tốt. Một phần, có thể họ cho rằng nó bình thường, hoặc không đủ làm nên tên tuổi mình trên mặt báo. Cũng có khi yêu cầu đặt ra của các cơ quan báo chí. Tôi nghĩ, gương người tốt cần đẩy mạnh tuyên truyền nhiều hơn trên báo, và được viết ở dạng có chiều sâu, không dừng lại miêu tả một cách ngắn gọn, không bộc lộ hết điểm nổi bật của nhân vật.

Vâng, xin cám ơn anh.

Giang Phú (thực hiện)

Tin khác

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo