Chuyện của những "Nhà báo- Chiến sĩ" nơi tuyến đầu

Nhà báo Ngô Anh Văn và những ngày không quên trong tâm dịch Covid-19

Chủ nhật, 03/01/2021 08:22 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Đã có những nhà báo phóng viên “cùng ăn, cùng ngủ với dịch”, họ sẵn sàng đồng hành cùng y bác sỹ, sẵn sàng dấn thân vào những nơi đang là tâm dịch. Nhà báo Ngô Anh Văn, Trưởng Ban Bạn đọc - Báo Sức khỏe và Đời sống là một trong những người như thế.

Bài liên quan

Có một hậu phương vững chắc

Bắt đầu từ ngày 30/7/2020, khi tham gia cùng đoàn công tác Bộ Y tế vào hỗ trợ cho các tỉnh miền Trung, nhà báo Anh Văn nhận sự chỉ đạo của Ban Biên tập sẽ đi cùng đoàn để thực hiện các bản tin cập nhật về tình hình dịch. Với tinh thần khẩn trương, “chống dịch như chống giặc”, ngoài làm các tin bài phóng sự, anh còn được giao thêm nhiệm vụ thực hiện các cảnh quay ngắn để đăng trong mục “Nhật ký từ tâm dịch” hằng ngày.

Chia sẻ về công việc và nhiệm vụ của mình, anh cho biết: “Tôi có may mắn là đằng sau luôn có một Ban Biên tập hỗ trợ, mình giống như ở ngoài “chiến trường” nhưng luôn có hậu phương hỗ trợ bất cứ khi nào. Các sản phẩm báo chí dù thô hay đã hoàn chỉnh đều được nhóm biên tập, sẵn sàng ứng trực chỉnh sửa và xuất bản sớm nhất để truyền tải đến bạn đọc. Điều tôi cảm thấy may mắn hơn cả là luôn nhận được sự động viên kịp thời từ đồng nghiệp và người thân trong suốt 21 ngày tác nghiệp tại đây. Một tin nhắn ngắn thôi: “Giữ gìn sức khỏe em nhé”! Giúp tôi quên đi vất vả sau những giờ làm việc liên tục”.

Nhà báo Ngô Anh Văn, Trưởng Ban Bạn đọc - Báo Sức Khỏe và Đời Sống.

Nhà báo Ngô Anh Văn, Trưởng Ban Bạn đọc - Báo Sức Khỏe và Đời Sống.

Với phương châm an toàn để tác nghiệp, anh luôn chuẩn bị khẩu trang và các đồ bảo hộ bên mình. Anh luôn ý thức được rằng, vào để tăng cường cho Đà Nẵng thì trước tiên phải bảo vệ cho mình. Trong quá trình tác nghiệp anh cũng vận dụng linh hoạt các thiết bị sẵn có, như: thiết bị phát 4G, sạc dự phòng, máy tính, đặc biệt là điện thoại có nhiều tính năng, nó vừa giúp anh làm tin, quay phim, gửi hình ảnh… 

Những ngày tác nghiệp ở Đà Nẵng là những ngày mà có lẽ anh không thể nào quên, đó là những kỷ niệm và có thêm những người bạn mới gặp trên đường, dù trước đó chẳng hề quen biết. Nhà báo Anh Văn nhớ lại: “Có lần sau khi phỏng vấn các bác sĩ đang điều trị cho các ca bệnh nặng ở Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang, tôi xin phép trở về nơi ở sớm để hoàn thành tin bài. Bước ra khỏi cổng bệnh viện không một bóng người, không thể bắt được xe nào để về vì tất cả người dân đang thực hiện cách ly xã hội. Đứng giữa đường một lúc, thấy một thanh niên đi xe máy, tôi chủ động giơ tay ra vẫy, sau khi biết tôi ở ngoài Hà Nội vào hỗ trợ Đà Nẵng, người thanh niên nhiệt tình đưa tôi đi với quãng đường 20km mà không lấy chi phí nào. Thậm chí khi ra về người thanh niên còn cám ơn tôi vì đã vào giúp thành phố ngăn chặn dịch bệnh”.

Nhà báo Ngô Anh Văn (bên phải) tác nghiệp tại tâm dịch.

Nhà báo Ngô Anh Văn (bên phải) tác nghiệp tại tâm dịch.

Trong một lần khác, anh phỏng vấn các y bác sĩ của TP. Hải Phòng vào tăng cường tiếp sức cho Đà Nẵng, vì quên không mang micro, người lễ tân khách sạn sẵn sàng tặng anh một chiếc để sử dụng. Hay tại nơi ở, những nhân viên phục vụ tại nhà khách - nơi đặt đại bản doanh của Bộ Chỉ huy tiền phương, dù rất vất vả, làm việc trong những trang phục kín mít, nhưng họ vẫn niềm nở, hòa đồng. Họ luôn nói rằng chỉ mong các thành viên trong đoàn ở lại cùng với người dân Đà Nẵng đến khi nào hết dịch.

Từ những lần gặp gỡ đó tôi càng thêm yêu quý người dân Đà Nẵng, qua mỗi cử chỉ, lời nói họ đều toát lên sự thân thiện, nhiệt tình, kèm theo đó là một tình cảm nồng ấm. Chính họ là những người trực tiếp, tiếp cho tôi thêm nguồn sức mạnh để vượt qua khó khăn khi tác nghiệp tại tâm dịch. Họ như một tiền tuyến thứ hai, sẵn sàng hỗ trợ trong mọi hoàn cảnh” - anh Anh Văn tâm sự.

Vượt mọi khó khăn, hết dịch mới trở về

Trong những ngày tác nghiệp tại Đà Nẵng, bất cứ ngày nào đối với anh cũng là nguy cơ và công tác phòng bệnh được đặt lên hàng đầu. Ngày đầu tiên anh vào Đà Nẵng, cũng là ngày đầu tiên anh tiếp xúc với khu vực được gọi là “vùng đỏ”. Đó là khi anh bước vào khoa có nhiều bệnh nhân chạy thận bị nhiễm Covid-19 đang điều trị ở Bệnh viện Đà Nẵng. Anh nhớ lại: “Sau khi mặc các lớp áo bảo hộ, bọc trang thiết bị, quá trình di chuyển lên khoa đó tôi cũng có chút sợ, vì biết rằng mình đang bước vào một khu vực được đánh giá là ổ dịch lớn thời điểm đó. Nhưng khi thấy trưởng đoàn là Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cùng các bác sĩ khác bước đi bình tĩnh, tự tin, tôi như được tiếp thêm sức mạnh, tự tin hơn hẳn”.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn kiểm tra phim chụp của bệnh nhân tại BV Phổi Đà Nẵng.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn kiểm tra phim chụp của bệnh nhân tại BV Phổi Đà Nẵng.

Trong cảm nhận của anh, các y, bác sĩ là những người trực tiếp điều trị, chăm sóc hằng ngày và tiếp xúc trực tiếp với các bệnh nhân còn mình chỉ là người đi cùng và ghi lại những hình ảnh chân thực nhất vào thời điểm đó. “Chính họ là những người truyền cảm hứng để tôi tiếp tục hoàn thành những nhiệm vụ được giao. Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cúi xuống hỏi thăm sức khỏe và động viên bệnh nhân cố gắng điều trị. Tất cả những hành động và lời nói ân cần đó đã giúp tôi mạnh mẽ hơn rất nhiều khi tác nghiệp tại tâm dịch” - nhà báo Anh Văn chia sẻ.

Quãng thời gian 21 ngày tác nghiệp ở Đà Nẵng đối với anh trôi nhanh. Có lẽ công việc cập nhật tin tức đòi hỏi sự tập trung cao đã cuốn anh vào mà quên cả thời gian. Nhà báo Anh Văn nhớ lại: “Tôi có hơn 20 năm làm báo nhưng đây là chuyến công tác đầu tiên mà lúc đi không biết khi nào có ngày về. Tôi đã đi Trường Sa, đi công tác ở các tỉnh miền núi, nhưng các chuyến đi đó đều có lịch trình và ngày trở về. Nhưng chuyến đi này chúng tôi đều không xác định ngày về, chỉ tâm niệm, hết dịch ta sẽ về”.

Trong suốt quá trình tác nghiệp tại tâm dịch, có một “áp lực” khác bắt đầu xảy ra, đó là thời điểm sau khi trở về Hà Nội và cách ly 15 ngày: “Lúc đó tôi cũng nhớ về những ngày tác nghiệp tại Đà Nẵng, tự hỏi liệu mình có sơ hở ở công đoạn nào đó trong quá trình tác nghiệp… những hình ảnh đó cứ lướt qua trong đầu, nhưng rất may chiều hôm đó tôi lại cảm thấy sức khỏe ổn định cơ thể bình thường và các kết quả xét nghiệp sau đó đều cho kết quả âm tính”.

Thông tin nhanh càng phải trung thực, chính xác

Nói về kinh nghiệm tiếp cận và xử lý thông tin, nhà báo Anh Văn cho rằng: “Tôi có may mắn khi được đi cùng đoàn lãnh đạo Bộ Y tế và được tham gia vào những buổi hội chuẩn các bệnh nhân nặng. Nếu như không có kinh nghiệm, tư tưởng vững vàng, không có bản lĩnh nghề nghiệp thì mình sẽ dễ bị sa đà vào những chi tiết vụn vặt hoặc ham những chi tiết mang tính giật gân, câu view nên tôi luôn cẩn trọng trong từng câu, từng đoạn của bài viết. Có những thông tin mình có nhưng chưa được kiểm chứng mà nếu nhanh nhảu gửi về tòa soạn đăng ngay sẽ rất nguy hiểm… Tất cả làm sao viết đúng, chính xác và không gây hoang mang dư luận trong những lúc nhạy cảm như vậy”.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn động viên các bác sĩ trong khu cách ly của BVĐK TW Quảng Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn động viên các bác sĩ trong khu cách ly của BVĐK TW Quảng Nam.

Đối với phóng viên y tế khi tác nghiệp ở trong thời gian diễn ra đại dịch muốn đạt được hiệu quả đầu tiên là nên để họ trải qua từng bước, mức độ khó tăng dần. Nhà báo Anh Văn được lựa chọn vì anh đã gắn bó với Báo Sức khỏe và Đời sống trong nhiều năm. Anh đã từng tham gia tuyên truyền về một số đợt xảy ra dịch bệnh lớn, tác nghiệp cả những vùng mưa bão nên đã có kinh nghiệm xử lý tin, bài và hơn hết chủ động tác nghiệp trong mọi tình huống. Ngoài việc đảm bảo an toàn, đó còn là kinh nghiệm về xử lý thông tin, biết hỏi thông tin gì, thông tin gì cần đưa, đảm bảo thông tin khách quan đa chiều.

Mỗi ngày tác nghiệp tại Đà Nẵng đối với nhà báo Anh Văn đó không chỉ là được làm công việc mình yêu thích, điều quan trọng hơn là anh được hòa mình vào với dòng chảy của thời sự, được cống hiến một phần nhỏ bé vào cuộc chiến chống dịch của cả nước trên mặt trận truyền thông. Và hơn hết những tin bài, những hình ảnh truyền từ tâm dịch, đã tạo ra cầu nối giữa các y, bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch với độc giả cả nước. Qua đó, góp phần giúp người dân hiểu hơn những khó khăn vất vả, những tâm tư tình cảm của những con người vẫn hàng ngày thầm lặng cống hiến, vì sức khỏe nhân dân và vì bình yên cuộc sống.

Lê Hiếu

Tin khác

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo
Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

(CLO) Sáng 26/4, tại TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt đã tổ chức Lễ tri ân kỷ niệm 40 năm Báo Nông thôn Ngày Nay xuất bản số báo đầu tiên (7/5/1984 - 7/5/2024).

Nghề báo