Nhà báo Nguyễn Đắc Nông: Người mang lịch sử dân tộc đến thế hệ trẻ bằng hiện vật

Thứ tư, 06/10/2021 11:11 AM - 0 Trả lời

(CLO) Với mong muốn khơi dậy tinh thần trách nhiệm, niềm tự hào và trân trọng truyền thống lịch sử quý báu của dân tộc cho thế hệ trẻ, nhà báo Nguyễn Đắc Nông - nguyên Phó Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Giang nhiều năm qua đã xây dựng bảo tàng đồ đá cũ và kỉ vật chiến tranh.

Giữ lại hồn cốt dân tộc

"Bảo tàng" đồ đá cũ và kỉ vật chiến tranh của ông nằm ở thị trấn Phồn Xương, huyện Yên Thế (Bắc Giang) trở thành điểm tham quan hấp dẫn của nhiều bạn trẻ đến tìm hiểu về lịch sử. Khi còn công tác tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và đến khi nghỉ hưu theo chế độ năm 2006, ông luôn tâm niệm cần sưu tầm và lưu giữ những hiện vật mang giá trị lịch sử. Đặc biệt sưu tập các đồ vật phục vụ sản xuất nông nghiệp của ông cha, để trân trọng những ký ức về một thời đã qua... mong muốn thế hệ sau này biết về lịch sử của cha ông.

nha bao nguyen dac nong nguoi mang lich su dan toc den the he tre bang hien vat hinh 1

Ông Nguyễn Đắc Nông giới thiệu về chiếc xe đạp dân công hỏa tuyến trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: N.T

Ông Nguyễn Đắc Nông chia sẻ “Từ khi còn làm truyền hình tôi thấy rằng mình cần lưu lại, giữ lại những gì của lịch sử, những gì đất nước ta đã trải qua. Như bác Hồ nói “Dân ta phải biết sử ta”, làm sao để thế hệ trẻ không quay lưng với lịch sử. Khi học sinh, sinh viên được học lịch sử bằng những đồ vật trực quan bao giờ cũng mang lại hiệu quả hơn so với chỉ học trên sách vở, nên từ đó tôi bắt đầu sưu tầm”.

Làm truyền hình nhiều năm, ông Nông luôn hiểu rằng muốn giữ lại những gì của lịch sử, không chỉ đơn thuần là qua những thước phim, những bức ảnh mà điều cần hơn là các hiện vật, khi nhìn vào đó mọi người đều thấy được đặc trưng những giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc. Giữ lại hồn cốt dân tộc. Biết được thời cha ông ta đã đi qua những khó khăn vất vả như thế nào.

“Trước đây khi còn công tác tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bắc Giang tôi có làm nhiều tác phẩm báo chí, truyền hình chuyên về văn hoá, lịch sử, nhưng tuyên truyền bằng trực quan, bằng các hiện vật cụ thể sẽ cho hiệu quả cao hơn. Không khác gì học trực tiếp với học trực tuyến online bây giờ.” ông Nguyễn Đắc Nông chia sẻ.

Cách đây 30 năm, khi đó ông còn là một anh phóng viên chuyên viết tin bài, hôm đó có chuyến đi công tác qua xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế. Tại đây, ông nghe người dân kể chuyện về một người đàn ông trong xã đào được đôi chum bằng sành ở bãi sông Sỏi. Ông quyết định vét túi mua đôi chum. Ông đi thẩm định chữ nho khắc trên chiếc chum thì có niên đại từ thời nhà Lê. Đam mê đi sưu tầm đồ cổ bắt đầu từ đó. Sau này ông rong ruổi khắp làng quê ngõ xóm trong tỉnh Bắc Giang, rồi sang Bắc Ninh, lên vùng Lạng Sơn, Thái Nguyên để tìm tòi những vật dụng sinh hoạt cổ.

Cùng với việc sưu tầm các đồ vật gắn với sản xuất nông nghiệp, ông còn lưu giữ những hiện vật gắn liền với người lính thời kỳ chống Pháp và Mỹ. Những hiện vật chiến tranh trong “bảo tàng” của ông đều chứa đựng những câu chuyện lịch sử. Hiện ông sưu tầm và lưu giữ được gần 500 hiện vật chiến tranh và các đồ dùng sinh hoạt bằng đồng, sành sứ và gỗ như mâm, thau, bát, đĩa. Có những đồ vật có từ thời Lê.

Ông Nông chia sẻ: “Trước đây tôi đi nhiều nơi để làm các phóng sự về vẻ đẹp ở các vùng miền trong cả nước, làm phim tài liệu trong những ngày lễ, kỷ niệm lớn của dân tộc. Như đi lên cột cờ Lũng Cũ, Đồng Văn, Hà Giang làm phóng sự về nơi địa đầu của tổ quốc, ở đây tôi cũng xin một viên đá nhỏ về làm kỷ niệm. Hay lần tôi đi Điện Biên để làm phóng sự về kỷ niệm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tôi đặc biệt thích thú với những di vật, hiện vật còn lại của một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc”.

Đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người ông càng có thêm nhiều mối quan hệ, có nhiều người dù không quen biết, nhưng nghe nói ông là người thích sưu tầm và rất quý trọng nên đã gửi gắm, trao tặng nhiều hiện vật. Ngoài ra, mỗi khi rảnh, nghe tin ở đâu có đồ cổ dù xa xôi, mang vác vận chuyển rất khó khăn nhưng ông luôn cố gắng mang về bằng được, sửa chữa, bảo tồn tránh bị hư hỏng vì để mưa nắng. Mỗi hiện vật đều gắn với liền với những kỷ niệm, câu chuyện khác nhau, phần lớn đều được ông ghi lại, rồi để miêu tả để diễn thuyết cho mọi người hiểu.

Tuyên truyền giáo dục truyền thống, lịch sử

Nói về kỷ vật mình nhớ nhất, ông Nông tâm sự: “Tôi có những chiếc đài cũ từ những năm 1986, thời kỳ cả nước bước vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước XHCN. Ngày đó bà con nhân dân huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang xây dựng nhiều câu lạc bộ nghe đài, rồi phát triển trở thành phong trào, thời điểm đó từ người già, trẻ em, đến những công nhân, nông dân ai ai cũng đều nghe đài, coi chiếc đài không chỉ là tài sản quý và những chương trình phát thanh là món ăn tinh thần, không thể thiếu”.

nha bao nguyen dac nong nguoi mang lich su dan toc den the he tre bang hien vat hinh 2

Lãnh đạo Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang cùng nhiều nhà báo trên địa bàn tỉnh đến thăm quan. Ảnh: NVCC

Và vẫn chiếc đài của hơn 35 năm về trước, cho đến giờ vẫn âm thanh phát ra từ đó, nhờ những chiếc đài này mà ông vẫn giữ thói quen gắn bó với những chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam, coi đó là một phần trong đời sống hàng ngày.

Vừa sưu tầm, vừa tìm tòi cách làm "bảo tàng" ở nhiều nơi, trong thời gian này ông vẫn tiếp tục sắp xếp, phân loại, ghi chú các hiện vật, về thời gian nơi sưu tầm, xây dựng các bản thuyết minh về hiện vật, đồng thời số hoá từng phần theo trình tự thời gian.

Tiếng lành đồn xa, “bảo tàng” của ông được nhiều người trong vùng biết đến, các trường trong vùng đã tổ chức cho học sinh đến để học tập, trải nghiệm. Điều này cũng là mong muốn của ông. Với ông sưu tầm đồ cổ không phải để bán làm giàu mà chỉ đơn giả là muốn truyền lại cho đời sau những gì mang giá trị văn hoá lịch sử của dân tộc. Theo ông đó là thứ quý già hơn tất cả.

"Bảo tàng" gia đình ông trở thành địa chỉ quen thuộc của học sinh ở nhiều trường học trong và ngoài tỉnh Bắc Giang. Mỗi năm, ông đón khoảng 20 đoàn học sinh đến thăm và tìm hiểu về các hiện vật ông sưu tầm.

Có thể nói, với cách giáo dục truyền thống, lịch sử của nhà báo già Nguyễn Đắc Nông thực sự tạo động lực, nhân lên tình yêu quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ. Từ đó nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong học tập. Giúp thế hệ trẻ biết vượt qua khó khăn, có ý chí và khát vọng phấn đấu để trở thành những công dân có ích, đóng góp tích cực vào sự nghiệp dựng xây và phát triển đất nước.

Nguyên Phong

Tin khác

Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

(CLO) Theo nhà báo Đinh Quang Thành: “Trưa ngày 30/4/1975, tôi không nghĩ mình có thể vào được Dinh Độc Lập ở giây phút lịch sử đó. Sau bao ngày cùng các đơn vị bộ đội trải qua gian khổ…, có mặt ở thời khắc lịch sử quan trọng ấy, đối với tôi đó là điều vô cùng may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp”.

Nghề báo
Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo