Nhà báo Phạm Yên và kỷ niệm tác nghiệp không quên với Trường Sa ngày ấy

Thứ ba, 04/05/2021 15:16 PM - 0 Trả lời

(CLO) Gặp lại nhà báo Phạm Yên - cựu phóng viên Báo Tiền Phong trong những ngày tháng tư lịch sử này, tôi lại được nghe ông kể về kế hoạch chuẩn bị cho chuyến đi về chiến trường xưa cùng với những người đồng đội tham gia giải phóng miền Nam 1975 năm xưa.

Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

Vốn là sinh viên khoa Toán, khi đất nước cần ông cũng như thế hệ sinh viên Thủ đô xếp bút nghiên lên đường chiến đấu. Năm 1972, ông bắt đầu vào Nam cùng đồng đội tham gia nhiều chiến dịch lớn, tiếp đến là trận đánh ở chiến trường tuyến tây Trường Sơn. 

Sau giải phóng, thống nhất đất nước, trở về quê hương, nhờ tài chụp ảnh, cuối năm 1975 ông được nhận vào Báo Tiền Phong - cơ quan ngôn luận của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Tháng 4 năm 1977 với tư cách là phóng viên ảnh của Báo Tiền Phong, ông nhận nhiệm vụ cơ quan giao làm phóng viên thường trú ở miền Nam. Nhận được nhiệm vụ, ông nhanh chóng lên chuyến tàu hỏa Bắc Nam chạy 3 ngày 3 đêm từ ga Hàng Cỏ vào ga bến Thành.

Đối với ông chuyến đi làm phóng viên thường trú này có những kỷ niệm khó quên. Đó là lần trở về với chiến trường xưa, nhớ về những tháng ngày chiến đấu cùng đồng đội, những người lính cùng đơn vị vẫn còn người nằm lại nơi đây, đó là cảm giác vui buồn lẫn lộn.

Nhà báo Phạm Yên trong lần phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1988. Ảnh: NVCC

Nhà báo Phạm Yên trong lần phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1988. Ảnh: NVCC

Những năm tháng thường trú trong Nam, ông đã tích cực đi nhiều vùng miền, từ các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam Bộ, đặc biệt là vùng đất Tây nguyên đại ngàn. Ông tham gia cùng lực lượng thanh niên xung phong do Thành đoàn Hà Nội tổ chức đi xây dựng vùng kinh tế mới tại các tỉnh Tây Nguyên này, trong đó có Lâm Đồng. Ông kể lại, thời điểm đó, thành công lớn của Hà Nội trong việc đưa thanh niên lập vùng kinh tế đã được khẳng định qua mỗi bài viết gửi về tòa soạn, vùng kinh tế mới Lâm Đồng sau đó là một mô hình thắng lợi và được nhân rộng trong cả nước.

Suốt hành trình của chàng phóng viên trẻ - một Đảng viên sau năm 1975 ông luôn gương mẫu xung phong đến nhiều vùng kinh tế khó khăn trên khắp cả nước. Trong đó có cả những trận chiến khốc liệt ở chiến trường biên giới Tây Nam đến chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Mỗi chuyến đi ông lại có những loạt ảnh, phóng sự về cuộc sống, những bức tranh muôn màu, muôn sắc của công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Không chỉ đơn thuần là làm nhiệm vụ của cơ quan quan giao cho một phóng viên, ông luôn ý thức là một Đảng viên trẻ, cần đóng góp nhiều hơn nữa, đúng theo lời Bác dạy “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”.

Phóng viên ra Trường Sa ngày ấy cũng giống như người lính ra trận

Suốt hơn 36 năm làm báo, chuyến công tác mà ông vẫn nhớ nhất và được đánh giá "có một không hai" là chuyến đi ra quần đảo Trường Sa tháng 4 năm 1989. Chuyến đi do Bộ Quốc Phòng tổ chức. Trước lúc lên đường, ngoài những đồ dùng cá nhân cần thiết, ông phải làm thủ tục khai bậc lương, quân tư trang... Ông được cấp võng, mũ tai bèo, loại mũ rất bền ở giữa lớp vải lớp ni lông, mưa không bị ướt tóc, nắng đội thì mát, đây là lần thứ hai ông được cấp những thứ này (lần đầu năm 1973 trước lúc đi B). Ngoài ra còn có giày cao cổ, tấm nilông to và dài phủ trên võng để mưa không rơi vào người...mọi thứ được trang bị như người lính ra trận.

"Thời điểm lúc đó còn thanh niên, còn trẻ tôi thấy chuyến đi đó cũng rất bình thường, nhưng sau này tôi nghĩ lại, mới thấy đó là chuyến đi rất nhiều hiểm nguy. Trước khi lên đường ngoài những lời dặn dò của ban tổ chức, tôi được phát những vật dụng như ba lô, võng, giầy, mũ, khai báo thêm thông tin cá nhân, bậc lương và cả thông tin là khi cần thì báo tin cho ai, giống như đi bộ đội. Các thành viên trong đoàn văn công Tổng cục Chính trị, các chiến sỹ hải quân lo cho tất cả nên tôi yên tâm lên đường" , nhà báo Phạm Yên chia sẻ.

Thành viên trong đoàn Văn công Tổng cục Chính trị hát cùng cán bộ, chiến sĩ huyện đảo Trường Sa năm 1989. Ảnh: Nhà báo Phạm Yên

Thành viên trong đoàn Văn công Tổng cục Chính trị hát cùng cán bộ, chiến sĩ huyện đảo Trường Sa năm 1989. Ảnh: Nhà báo Phạm Yên

Sau 2 ngày đêm, đoàn đã đến đảo Song Tử Tây, sau đến Đá Nam, Đá Thị, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, Cô Lin, Len Đao…vào cuối mùa khô, đời sống bộ đội ở đây khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt là nước dùng rất hiếm được bộ đội coi như “máu của chiến sĩ”, vài tháng mới nhận được tờ báo, thư nhà đọc đi đọc lại…khó khăn là thế nhưng tinh thần những người lính vẫn luôn sẵn sàng vì biển đảo quê hương.

Chứng kiến những hình ảnh ấy, nhà báo Phạm Yên đã chụp được những bức ảnh quý. Đó là những bức ảnh thể hiện rõ nét về những người lính kiên cường với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Từ đó cũng nêu bật lên tinh thần của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta luôn chung sức, đồng lòng, phát huy cao độ sức mạnh, quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền...

21 ngày lênh đênh trên biển, ông kể rằng, chiếc mũ tai bèo và võng là vật bất ly thân, giúp phần nào che được nắng gió Trường Sa.  Và như một kỷ vật khó quên ông giữ gìn hiện vật này như một lời nhắc nhở về chuyến đi đầy ý nghĩa, chuyến đi của gian khổ, hiểm nguy. Nhìn vào hiện vật ông luôn nhớ rằng ở nơi có những người đồng chí, đồng đội kiên cường bám trụ nơi “đầu sóng, ngọn gió”.

Đi khắp mọi nẻo đường, hoàn thành bất cứ nhiệm vụ gì

Gần 36 năm ở Báo Tiền Phong, với hàng trăm chuyến công tác đi khắp mọi nẻo đường của tổ quốc, từ biên giới đến hải đảo… Không muốn mọi thứ rơi vào quên lãng, trong dịp kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2021) vừa qua ông gửi lại những kỷ vật ra Trường Sa và gần 1000 file ảnh cho Bảo tàng Tuổi trẻ Việt Nam nhằm góp phần vào công tác giáo dục truyền thống cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Nhà báo Phạm Yên tặng Bảo tàng Tuổi trẻ Việt Nam 2 kỷ vật (mũ tai bèo và võng dùng trong chuyến đi Trường Sa 1989) và gần 1000 file ảnh trong những năm ông công tác tại Báo Tiền Phong. Ảnh: NVCC

Nhà báo Phạm Yên tặng Bảo tàng Tuổi trẻ Việt Nam 2 kỷ vật (mũ tai bèo và võng dùng trong chuyến đi Trường Sa 1989) và gần 1000 file ảnh trong những năm ông công tác tại Báo Tiền Phong. Ảnh: NVCC

Về nghỉ hưu, nhà báo Phạm Yên ở nhà vui vầy với con cháu, ông thường kể lại cho con cháu nghe nhưng câu chuyện thời ông làm bộ đội cụ Hồ, làm phóng viên. Thông qua những câu chuyện đó không chỉ giúp con cháu ông có nhận thức đúng đắn về lịch sử mà còn góp phần làm tăng thêm lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc.

Nhiều năm cầm súng, vào sinh ra tử, sau đó là những nhiệm vụ của người làm báo, ông không do dự bất cứ nhiệm vụ nào, đi bất cứ đâu, từ đó kho tư liệu của người phóng viên ảnh cũng nhiều lên theo thời gian.

Nhà báo Phạm Yên tâm sự: “Ngày đó tôi còn trẻ là Đảng viên, tính nhiệt tình luôn thường trực, bất cứ nhiệm vụ gì cơ quan giao đều thực hiện và hoàn thành thật tốt, nhưng điều tôi ghi nhớ nhất là thời gian làm lính, hình ảnh cùng chiến đấu với đồng đội, chứng kiến những mất mát đó đã thôi thúc tôi làm việc nhiều hơn mỗi ngày, tiếp tục sống, cống hiến vì những người đã ngã xuống”.

Nguyên Phong

Tin khác

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo