Nhà báo Sơn Bách – Báo Nhân Dân: Cứ đi, trò chuyện và nghe, những ngóc ngách thú vị sẽ tới

Thứ năm, 26/05/2022 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Đừng nhắc nhiều đến anh, anh cũng mới trở lại với nghề, vừa về Báo Nhân Dân. Ở Báo Nhân Dân có rất nhiều người giỏi, tài năng, xứng đáng hơn…” - đó là điều Sơn Bách nhắn nhủ khi tôi đặt vấn đề về chuyện tác nghiệp SEA Games 31 vừa qua.

Dù vậy, cuộc trò chuyện ấy vẫn rất đáng để “trình làng” bởi những “lát cắt” thú vị, những câu chuyện ít người biết mà Sơn Bách đã mang đến…

Ở “vòng ngoài”, chúng tôi được “sống chậm” hơn

+ Anh có nói, anh chỉ là phóng viên “le ve vòng ngoài” trong tác nghiệp SEA Games 31 vừa qua, tôi quan tâm là việc tác nghiệp “vòng ngoài” so với “vòng trong” ở kỳ SEA Games 31 này có điều khác biệt?

- Thật ra, mỗi phóng viên khi tác nghiệp tại một sự kiện lớn như SEA Games 31 đều có nhiệm vụ riêng đã được tòa soạn phân công trước đó. Báo Nhân Dân trong đợt tuyên truyền đặc biệt này đã thành lập một chuyên trang, với sự tham gia của gần như toàn bộ hệ thống, bao gồm cả các phóng viên thường trú tại địa phương. Phóng viên tác nghiệp tại sự kiện chính mới là những người vất vả nhất khi phải đối mặt với áp lực về mặt thời gian, điều kiện tác nghiệp khó khăn…

nha bao son bach bao nhan dan cu di tro chuyen va nghe nhung ngoc ngach thu vi se toi hinh 1

Nhà báo Sơn Bách và ông Efren Reyes.

Là một phần trong ê-kíp lớn này, nhiệm vụ của chúng tôi là cố gắng ghi nhận không khí trên các khán đài, những câu chuyện đằng sau tấm huy chương. Ở “vòng ngoài”, chúng tôi được “sống chậm” hơn so với các đồng nghiệp khác.

Bên cạnh đó, thay vì theo dõi 100% vào diễn biến thi đấu, chúng tôi thường hướng sự chú ý tới các khán đài để tìm người nhà của các vận động viên, hoặc những cổ động viên đặc biệt. Mỗi người trong họ đều có những câu chuyện riêng ít độc giả biết. Đây cũng là hướng tiếp cận để chúng tôi có thể hỗ trợ tốt nhất những anh, chị em đang vất vả làm việc ở tuyến đầu thông tin.

+ Tôi khá ấn tượng với cách tác nghiệp và những chủ đề mà anh lựa chọn, nói chung là anh luôn chọn những nhân vật hay và góc nhìn khá đặc sắc… Điều này là bởi định hướng của tòa soạn hay vì quan điểm và mục tiêu làm nghề của anh - luôn đi vào những ngóc ngách thú vị của sự kiện?

- Ngay từ đầu chiến dịch thông tin đặc biệt phục vụ SEA Games 31, Báo Nhân Dân đã mở chuyên trang SEA Games, trong đó có các chuyên mục: Tin tức, Bình luận, Khoảnh khắc SEA Games… Như đã nói ở trên, nhiệm vụ của từng ê-kíp đã được định hình ngay từ đầu. Nhiệm vụ chủ yếu của chúng tôi là đi tìm những nhân vật, những câu chuyện riêng biệt trên các khán đài, hoặc phản ánh một vài góc khuất đằng sau những tấm Huy chương quý giá.

Tôi nghĩ, mình đã rất may mắn khi vô tình gặp được những con người thực sự thú vị trong hành trình của mình. Đó là cặp cổ động viên khiếm thị tới sân đấu để nghe SEA Games khiến tôi rất cảm động. Không thể nhìn được bằng mắt, hai nữ cổ động viên đã xem và cổ vũ SEA Games theo cách riêng của mình. Họ ngồi trên khán đài, một tai đeo headphone để nghe tường thuật trực tiếp từ Youtube, tai còn lại để... nắm không khí của cả nhà thi đấu. Ý nghĩa của SEA Games 31 đôi lúc nằm ở những điều nhỏ bé mà nhân văn như vậy.

Hay tôi đã gặp vận động viên bi sắt mang về chiếc HCV duy nhất cho Việt Nam phát khóc khi tâm sự đã có 2 năm bỏ đi làm công nhân để mưu sinh. Hay câu chuyện về cặp đôi cầu hôn trong ngày khai mạc…

Tất cả những “lát cắt may mắn” ấy đều hết sức quý giá với chúng tôi.  Tôi vẫn nghĩ, nghề báo, ở một chừng mực nào đó, rất cần tới sự may mắn. Cứ đi, trò chuyện và nghe, những ngóc ngách thú vị sẽ tới.

Điều quan trọng hơn cả là ê-kíp, may mắn và sự cởi mở khi phỏng vấn

+ Để có được những đề tài, câu chuyện hay ho như thế, anh đã tác nghiệp “mệt nhoài” như thế nào những ngày qua? Anh có thể chia sẻ về một số câu chuyện tác nghiệp đáng nhớ nhất?

- Đầu tiên, vẫn phải là may mắn. Sau nữa, tôi nghĩ là mình phải đi. Cố gắng tới nhiều sân đấu nhất có thể, cố gắng quan sát để phát hiện ra điều đặc biệt. Ngoài ra, trong các cuộc phỏng vấn nhanh với các vận động viên và cổ động viên, chúng tôi luôn cố gắng tạo bầu không khí thoải mái nhất để họ có thể bộc lộ hết tâm tư của mình.

nha bao son bach bao nhan dan cu di tro chuyen va nghe nhung ngoc ngach thu vi se toi hinh 2

Sơn Bách và các đồng nghiệp tác nghiệp tại SEA Games 31.

Có một chuyện như này. Một ngày sau trận đấu đầu tiên tại SEA Games 31, “phù thủy” bi-a Efren Reyes đã đồng ý tiếp nhận lời đề nghị phỏng vấn độc quyền của phóng viên Báo Nhân Dân.

Trước buổi làm việc, bạn quản lý có hỏi chúng tôi muốn trò chuyện ở đâu. Họ đã dẫn cả ê-kíp đi xem 2, 3 địa điểm. Chúng tôi bảo: Chỉ cần chỗ nào ông ấy thấy thoải mái nhất. Bất kỳ đâu và bất kỳ thời gian nào, chúng tôi luôn sẵn sàng. Thế là cuộc phỏng vấn diễn ra trong căn phòng rất nhỏ chỉ có 1 chiếc bàn và vài chiếc ghế tại khách sạn trên quận Tây Hồ.

Đúng hẹn, 2 giờ 30 phút, huyền thoại bi-a bước ra sảnh khách sạn với vẻ ngoài… vô cùng giản dị. Mặc quần jean, sơ vin áo phông không cổ cùng chiếc khẩu trang SEA Games 31, Efren Reyes trông không giống một ngôi sao lớn được hàng nghìn người Việt Nam “săn đón”. Có cảm giác, tay cơ kỳ cựu này giống như… ông lão bình thường đang có một cuộc dạo chơi tại đất nước Việt Nam xinh đẹp.

Để cuộc trò chuyện đạt hiệu quả, chúng tôi cũng cố gắng cởi bỏ những e ngại ban đầu bằng những câu hỏi mở, chẳng hạn: “Tôi nghĩ, người Việt Nam chúng tôi không quá quan trọng kết quả trong trận đánh của ông với Quyết Chiến. Cái họ muốn thấy là một Efren Reyes bằng da bằng thịt”; “Nếu ông ra đường một mình, chắc chắn sẽ là một cơn sốt ở Việt Nam”…

Cuộc phỏng vấn lúc đầu chỉ dự kiến kéo dài 20 phút với 12 câu hỏi fix sẵn trước đó, cuối cùng được mở ra tới 1 tiếng. Reyes liên tục cười và rất thoải mái. Cũng không thể không nhắc tới những người đồng nghiệp rất tài năng đã đồng hành cùng tôi. Đó là phóng viên Phan Thạch - người sử dụng tiếng Anh để phỏng vấn 1-1 một cách rất tự tin. Khả năng ngôn ngữ đã mở rộng biên độ câu chuyện đáng kể, đặc biệt với một giải đấu quốc tế như SEA Games 31. Đó còn là anh Thành Đạt - phóng viên ảnh luôn có những góc nhìn rất độc đáo về sự kiện cũng như nhân vật.

+ Để có những đề tài hay, thậm chí để “săn” được những thông tin độc quyền, chắc hẳn không dễ nhưng cũng không quá khó với một Sơn Bách có kinh nghiệm tác chiến nhiều mặt trận?

- Không đâu. Tôi vẫn nghĩ mình gặp may nhiều trong dịp này khi được dịp có mặt tại nhiều điểm hay. Độc quyền chỉ là một cách nói thôi. Trong quá trình tác nghiệp, tôi luôn nghĩ điều quan trọng hơn cả là ê-kíp, may mắn và sự cởi mở khi phỏng vấn.

+ Lại nói về kinh nghiệm tác nghiệp, từng là phóng viên Vietnamplus, rồi chuyển sang truyền thông rồi giờ lại quay về với báo chí. Có vẻ như, bằng một cách nào đó, nghề báo rất có duyên với anh nhỉ?

- Tôi nghĩ đó là cái duyên rất khó lý giải. Đôi lúc, tôi tự nghĩ, nếu mình ngừng viết, ngừng đi thì mình sẽ làm gì. Chắc chỉ ở nhà trông con và chịu đói thôi…

+ Trân trọng cảm ơn anh!

Hà Vân (Thực hiện)

Bình Luận

Tin khác

Ra mắt 'Kí họa trong chiến hào' của phóng viên chiến trường Phạm Thanh Tâm

Ra mắt "Kí họa trong chiến hào" của phóng viên chiến trường Phạm Thanh Tâm

(CLO) Trong số các ấn phẩm xuất bản nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ của NXB Kim Đồng có một cuốn đặc biệt, đó là "Kí họa trong chiến hào" như là nhật ký chiến tranh của một người lính trẻ trong chiến dịch Điện Biên Phủ của họa sĩ kiêm phóng viên chiến trường Phạm Thanh Tâm.

Nghề báo
Báo Tuyên Quang thăm hỏi, tặng quà các chiến sĩ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Báo Tuyên Quang thăm hỏi, tặng quà các chiến sĩ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 6/5, Báo Tuyên Quang phối hợp với tổ chức doanh nghiệp đến thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.

Nghề báo
Đại lễ Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Tác nghiệp với niềm vinh dự và tự hào!

Đại lễ Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Tác nghiệp với niềm vinh dự và tự hào!

(CLO) Trong không khí nhớ về những ngày hào hùng của chiến thắng Điện Biên Phủ, các nhà báo, phóng viên đã có mặt tại Điện Biên để gặp gỡ những nhân vật lịch sử, lắng nghe những câu chuyện ý nghĩa; thông tin kịp thời, nhanh chóng những sự kiện, chương trình đặc sắc chào mừng Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Báo Nhà báo & Công luận ghi lại những chia sẻ của các đồng nghiệp đang tác nghiệp nơi đây.

Nghề báo
'Dưới lá cờ Quyết Thắng': Những năm tháng hào hùng với ký ức không thể nào quên

"Dưới lá cờ Quyết Thắng": Những năm tháng hào hùng với ký ức không thể nào quên

(CLO) Cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng" đã được Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức và diễn ra tại 5 điểm cầu gồm: Điện Biên, Hà Nội, Thanh Hóa, Kon Tum và thành phố Hồ Chí Minh vào lúc tối 5/5, được phát sóng trực tiếp trên kênh VTV1.

Nghề báo
Cuộc đua xe đạp về Điện Biên Phủ 2024: Gần 15 tỷ đồng cho các hoạt động an sinh xã hội

Cuộc đua xe đạp về Điện Biên Phủ 2024: Gần 15 tỷ đồng cho các hoạt động an sinh xã hội

(CLO) Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ-2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân” hoàn thành mục tiêu kép khi đạt chất lượng cao về chuyên môn và dành kinh phí gần 15 tỷ đồng cho các hoạt động an sinh xã hội.

Nghề báo