Nhà báo Trần Mỹ & hành trình giải oan cho Huỳnh Văn Nén

Thứ sáu, 25/12/2015 20:45 PM - 0 Trả lời

Trong khi nhiều tờ báo khẳng định Huỳnh Văn Nén là thủ phạm giết bà Lê Thị Bông và gia đình bà Nguyễn Thị Lâm (kể cả vợ chồng Nén) đã gây ra cái chết cho bà Dương Thị Mỹ. Dư luận đang sôi lên thì bất ngờ báo Văn nghệ trẻ đăng nhiều bài viết của tác giả Trần Mỹ khẳng định hai vụ án này là oan sai, nhân chứng, vật chứng và hiện trường là giả…

(NBCL) Trong khi nhiều tờ báo khẳng định Huỳnh Văn Nén là thủ phạm giết bà Lê Thị Bông và gia đình bà Nguyễn Thị Lâm (kể cả vợ chồng Nén) đã gây ra cái chết cho bà Dương Thị Mỹ. Dư luận đang sôi lên thì bất ngờ báo Văn nghệ trẻ đăng nhiều bài viết của tác giả Trần Mỹ khẳng định hai vụ án này là oan sai, nhân chứng, vật chứng và hiện trường là giả…

Năm 1998, bà Lê Thị Bông bị giết tại nhà riêng, trong khi chưa tìm ra thủ phạm thì ông Huỳnh Văn Nén vỗ ngực nói với mấy bạn nhậu: “Tao giết bà Bông đấy…”. Thế là mấy ngày sau ông bị bắt. Sau đó 9 người trong gia đình bà Lâm, mẹ vợ ông bị khởi tố, thêm 7 người bị bắt, không kể ông Nén. Theo Kết luận điều tra, sáng ngày 18/5/1993, bà Nguyễn Thị Nhung, chị vợ ông Nén, giặt quần áo, lấy được lá thư trong túi quần chồng có nội dung: “Mỹ muốn gặp anh Sáng vào 1 giờ khuya đêm nay trong vườn điều ông Hai Hoàng”. Bà Nhung đã huy động mẹ là bà Lâm, các em trai, em gái, em rể và hai con dưới 16 tuổi nửa đêm 18/5/1993, vào vườn điều mai phục, gây ra cái chết cho bà Mỹ. Thì ra sau khi phải nhận tội giết bà Bông, ông Nén phải khai thêm gia đình mẹ vợ, kể cả vợ chồng ông đã gây ra cái chết cho bà Dương Thị Mỹ 5 năm trước để lập công chuộc tội nhằm thoát án tử hình.

Cho rằng gia đình bà Lâm bị oan, chủ tịch xã Tân Minh, ông Nguyễn Thận đã vào TP. HCM nhờ các nhà báo có tên tuổi tìm cách giúp đỡ nhưng vì nhiều lí do nên không có kết quả. Thế rồi ông Thận nghĩ đến ông Trần Mỹ, một nhà báo tự do mà ông rất phục. Bốn năm trước ông Trần Mỹ từ Phan Rang vào nhờ giúp đỡ để “khui” vụ án phá rừng Tánh Linh. Sau đó vụ rừng này được khởi tố, 36 quan chức phải hầu toà, có người bị phạt trên 20 năm tù. Nhưng ông Trần Mỹ là nhà báo tự do lại ở xa nên không phải chuyện dễ. Ông Thận còn nghĩ đến cả những chuyện xấu có thể xảy ra như nhà báo Trần Mỹ có thể bị hãm hại, bị mua chuộc… Đang suy tính thì bỗng nhiên nhà báo Trần Mỹ xuất hiện và cho biết là đã đưa gia đình vào đây định cư, Chủ tịch Thận hết sức vui mừng.

Bà Nhung mắc bệnh hiểm nghèo đang điều trị tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, ông Trần Mỹ đã vào gặp, tìm hiểu việc kêu oan, nghiên cứu Kết luận điều tra rồi có bài viết: “7 người bị bắt oan trong một vụ án ở Bình Thuận”. Ông khẳng định gia đình bà Lâm không phải thủ phạm giết bà Dương Thị Mỹ rồi gửi bài đến nhiều tờ báo mà mãi không báo nào đăng. Tháng 10/2000, báo Văn nghệ trẻ cử nhà báo Nguyễn Chính vào Bình Thuận xác minh bài viết của ông Trần Mỹ rồi tháng 11 công bố bài viết này, gây xôn xao dư luận. Sau đó Trần Mỹ viết đơn, ký tên mình, gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước, kêu oan cho gia đình bà Lâm, đơn này đã được đăng báo Văn nghệ trẻ ngày 17/12/2000.

[caption id="attachment_72106" align="aligncenter" width="640"]555 Nhà báo Trần Mỹ (đeo kính) và cựu Chủ tịch xã Nguyễn Thuận.[/caption]

Đầu năm 2001, bà Nhung mất thì hơn tuần sau TAND tỉnh Bình Thuận đưa vụ án ra xét xử, buộc tội gia đình bà Lâm đã gây ra cái chết cho bà Dương Thị Mỹ. Báo Văn nghệ trẻ lại đăng bài viết 4 kỳ có tựa đề “Phiên sơ thẩm là một thảm kịch” của tác giả Trần Mỹ. Ông tố cáo CQĐT đã tạo dựng hồ sơ làm sai lệch bản chất vụ án như đưa nhiều phạm nhân đến ở ghép với các bị cáo của vụ án này rồi đồng loạt có đơn tố cáo là được nghe các bị cáo kể lại việc giết bà Mỹ? Một nữ phạm nhân được giao dạy bà Lâm học, cầm tay bà viết ra bản tường trình nhận tội giết bà Dương Thị Mỹ mà bà Lâm không hề biết là mình viết gì? Nhà báo Trần Mỹ cho rằng lời khai nhận tội của Huỳnh Văn Nén và nhân chứng là bịa đặt, có dấu hiệu các bị cáo bị mớm cung, nhục hình. Năm 2001, nhà báo Trần Mỹ thảo đơn dài 5 trang A4 tiếp tục kêu oan cho gia đình bà Nguyễn Thị Lâm được 7 nhà báo: Nguyễn Chính, Đình Quân, Vũ Đức Sao Biển, Lê Thanh Phong, Mạc Hồng Kỳ, Cao Thuyên và Trần Mỹ cùng ký tên gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước, khẳng định gia đình bà Lâm vô tội.

Kỳ họp Quốc hội năm đó, ông trao tận tay Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và nhiều Đại biểu Quốc hội. Tết năm 2002, Trần Mỹ viết thư cho Thẩm phán TAND tối cao Ngô Đình Trấn, Chủ toạ phiên phúc thẩm, khẳng định: “Gia đình bà Lâm không liên quan đến cái chết của bà Dương Thị Mỹ, rằng bà Mỹ bị giết ở một nơi khác, vườn điều chỉ là hiện trường giả. Nhưng kết quả phiên phúc thẩm sắp tới phụ thuộc vào lòng dũng cảm của Hội đồng xét xử mà Chủ tọa là ông”. Tháng 4/2002, TAND tối cao xét xử phúc thẩm lần thứ 2 đã tuyên hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ để điều tra lại.

Tháng 6/2004 ông Trần Mỹ ra Hà Nội, công bố bài viết “Trở lại vấn đề nhân chứng, vật chứng và hiện trường vụ án Vườn Điều” trên báo Pháp luật VN ngày 3 và 4/6/2004 rồi cầm hai tờ báo này đi tìm hai luật sư Trần Vũ Hải và Phạm Hồng Hải. Đọc bài viết này, hai vị luật sư đã bị thuyết phục, hăng hái vào Bình Thuận bào chữa miễn phí cho các bị cáo. Tháng 8/2004, tòa sơ thẩm TAND tỉnh Bình Thuận (lần 3) lại buộc các bị cáo tội giết người nhưng tháng 4/2005, Tòa phúc thẩm TAND tối cao lại tuyên hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ và đề nghị CQĐT Bộ Công an trực tiếp điều tra.

Hai phiên sơ thẩm và phúc thẩm này do ba luật sư: Phạm Hồng Hải, Trần Vũ Hải và Bùi Đức Trường bào chữa, thực sự chấn động dư luận. Rồi ba vị luật sư có đơn đề nghị khởi tố Điều tra viên Cao Văn Hùng vì cố tình làm sai lệch nhiều nội dung trong hồ sơ vụ án. Ba cơ quan tố tụng tỉnh Bình Thuận lập tức trả miếng, ký chung một công văn đề nghị xử lý ba vị luật sư này… Sau 9 tháng làm việc, CQĐT Bộ Công an kết luận: “Không có căn cứ gia đình bà Nguyễn Thị Lâm gây ra cái chết cho bà Dương Thị Mỹ”. Thế là 10 người trong gia đình bà Lâm được minh oan trong vụ án mạng bà Dương Thị Mỹ.

Nhà báo Trần Mỹ nói: “Kết luận điều tra, đọc đến đâu là biết bịa đặt đến đó, chính tài liệu này đã giúp tôi nhìn ra toàn bộ sự thật của vụ án từ đó có quyết tâm theo đuổi đến cùng.

Một người bị chém gần chục nhát mà thân thể, quần áo, hiện trường không có máu; con dao gây án chôn xuống đất 6 năm, bị ngắn mất 12cm nhưng lại nở ra gấp đôi; bà Mỹ không biết chữ nhưng viết được thư hẹn nhân tình? Mà lá thư này không có trong hồ sơ vụ án? Vườn điều rộng, rất âm u, đêm xẩy ra vụ án là 28/3 âm lịch, trong vườn điều tối còn hơn bịt mắt lại, thế mà bà Mỹ và ông Sáng dễ dàng gặp nhau trong đó; rồi 9 người “bắt ghen” chia làm 3 tốp đi cách nhau 10 phút mà tập kết được tại một điểm không hẹn trước, trùng với chỗ đôi tình nhân đợi nhau; cuộc đánh chém trong vườn điều được ông Nén diễn tả như diễn ra giữa ban ngày… thì không bịa đặt là gì?”

Một vị lão thành Cách mạng ở Bình Thuận nói: “Gia quyến bà Lâm bị oan vì liên quan đến hai vụ án mạng là một tai họa có một không hai dưới gầm trời này. Nhưng may mắn họ gặp được Chủ tịch xã Nguyễn Thận và nhà báo Trần Mỹ là hai người rất có tâm, có đức, sẵn sàng xả thân vì công lý, nên việc minh oan cho 10 người trong hai vụ án mạng này diễn ra giống như một giấc mơ đẹp…”. Phải chăng sắp đặt việc này, có bàn tay của “Chúa”? Hay nói theo thuyết của đạo Phật thì phúc ở trong họa...

Lê Hữu

Tin khác

Ra mắt 'Kí họa trong chiến hào' của phóng viên chiến trường Phạm Thanh Tâm

Ra mắt "Kí họa trong chiến hào" của phóng viên chiến trường Phạm Thanh Tâm

(CLO) Trong số các ấn phẩm xuất bản nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ của NXB Kim Đồng có một cuốn đặc biệt, đó là "Kí họa trong chiến hào" như là nhật ký chiến tranh của một người lính trẻ trong chiến dịch Điện Biên Phủ của họa sĩ kiêm phóng viên chiến trường Phạm Thanh Tâm.

Nghề báo
Báo Tuyên Quang thăm hỏi, tặng quà các chiến sĩ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Báo Tuyên Quang thăm hỏi, tặng quà các chiến sĩ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 6/5, Báo Tuyên Quang phối hợp với tổ chức doanh nghiệp đến thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống trên địa bàn thành phố Tuyên Quang.

Nghề báo
Đại lễ Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Tác nghiệp với niềm vinh dự và tự hào!

Đại lễ Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Tác nghiệp với niềm vinh dự và tự hào!

(CLO) Trong không khí nhớ về những ngày hào hùng của chiến thắng Điện Biên Phủ, các nhà báo, phóng viên đã có mặt tại Điện Biên để gặp gỡ những nhân vật lịch sử, lắng nghe những câu chuyện ý nghĩa; thông tin kịp thời, nhanh chóng những sự kiện, chương trình đặc sắc chào mừng Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Báo Nhà báo & Công luận ghi lại những chia sẻ của các đồng nghiệp đang tác nghiệp nơi đây.

Nghề báo
'Dưới lá cờ Quyết Thắng': Những năm tháng hào hùng với ký ức không thể nào quên

"Dưới lá cờ Quyết Thắng": Những năm tháng hào hùng với ký ức không thể nào quên

(CLO) Cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng" đã được Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức và diễn ra tại 5 điểm cầu gồm: Điện Biên, Hà Nội, Thanh Hóa, Kon Tum và thành phố Hồ Chí Minh vào lúc tối 5/5, được phát sóng trực tiếp trên kênh VTV1.

Nghề báo
Cuộc đua xe đạp về Điện Biên Phủ 2024: Gần 15 tỷ đồng cho các hoạt động an sinh xã hội

Cuộc đua xe đạp về Điện Biên Phủ 2024: Gần 15 tỷ đồng cho các hoạt động an sinh xã hội

(CLO) Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ-2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân” hoàn thành mục tiêu kép khi đạt chất lượng cao về chuyên môn và dành kinh phí gần 15 tỷ đồng cho các hoạt động an sinh xã hội.

Nghề báo