Nhà báo Wilfred Burchett và mối duyên tình với đất nước Việt Nam

Thứ tư, 17/04/2019 17:39 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhà báo Wilfred Burchett là phóng viên phương Tây hiếm hoi từng sống cùng với bộ đội Việt Nam tại chiến khu Việt Bắc và chiến trường miền Nam trong hai cuộc chiến tranh của người Việt Nam chống lại quân đội Pháp và Mỹ.

Nhà báo của những cuộc chiến

Nhà báo Wilfred Graham Burchett nhà báo phương Tây đầu tiên sống cùng bộ đội Việt Nam tại chiến khu Việt Bắc và chiến trường miền Nam. (Nguồn: The Australian)

Nhà báo Wilfred Graham Burchett nhà báo phương Tây đầu tiên sống cùng bộ đội Việt Nam tại chiến khu Việt Bắc và chiến trường miền Nam. (Nguồn: The Australian)

Nhà báo người Úc - Burchett được nhắc đến là một nhà báo của các cuộc chiến. Năm 1940 Burchett bước chân vào ngành báo trong vai trò là phóng viên cho báo London Daily Express. Ông chính là người phương tây đầu tiên vào Hiroshima ngay sau khi quả bom nguyên tử ném xuống thành phố này (ông đi tàu hỏa từ Tokyo vào ngày 2 tháng 9 năm 1945). Ông chính là người đầu tiên công khai đề cập đến những ảnh hưởng của bức xạ và bụi phóng xạ hạt nhân trong bài viết trên Daily Express vào ngày 5 tháng 9 năm 1945.

Sau ba năm làm việc cho Daily Express ở Hy Lạp và Berlin, Burchett bắt đầu viết báo cáo cho The Times ở Đông Âu. Năm 1951, Burchett đi du lịch đến Trung Quốc với vai trò là một phóng viên nước ngoài của tờ báo Pháp L'Humanité. Bắt đầu từ đây ông đã có một thời gian dài làm việc tại Trung Quốc. Trong thời gian này ông đã ghé thăm một số nhà tù ở Trung Quốc và Bắc Triều Tiên để đưa tin, trong đó có câu chuyện về tướng Hoa Kỳ William F. Dean.

Chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố rằng tướng William F. Dean của họ đã bị người Bắc Triều Tiên giết hại. Burchett đã thực hiện một bộ phim về các tù binh chiến tranh, trong đó William F. Dean được thấy vẫn sống và khỏe mạnh. Vì việc này Burchett đã bị đồng minh của Hoa Kỳ là chính phủ Úc, quê hương ông, coi là kẻ thù. Tự truyện của tướng William F. Dean sau này có một chương tiêu đề My Friend Wilfred Burchett (bạn tôi - Wilfred Burchett), trong đó ông bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với Burchett vì đã thông tin tình trạng của ông đến gia đình ông.

Năm 1956 Burchett đến Moskva làm đại diện cho tờ National Guardian, một tờ tuần báo cánh tả của Mỹ. Trong 6 năm ở đây ông đã viết về những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và xây dựng lại nền kinh tế của Liên Xô sau những hậu quả của chiến tranh thế giới thứ 2. Những tác phẩm của ông thời ở Liên Xô đã làm ông nổi tiếng ở Anh. Nhiều bài viết của ông đã được tái bản trong Daily Express và Financial Times.

Thời  gian sau đó, trên đường đến Geneve để đưa tin về hội nghị kết thúc chiến tranh Triều Tiên, ông quyết định đến thăm Hồ Chủ tịch để tìm hiểu tình hình Đông Dương. Từ đó, ông bắt đầu một thời kỳ dài sát cánh cùng Việt Nam- qua kháng chiến chống Mỹ đến chiến tranh biên giới phía Bắc.

Phóng viên phương Tây hiếm hoi từng sống cùng với bộ đội Việt Nam 

Đó là một phóng viên khá đặc biệt, ông từng sống cùng với bộ đội Việt Nam tại chiến khu Việt Bắc và chiến trường miền Nam trong hai cuộc chiến tranh của người Việt Nam chống lại quân đội Pháp và Mỹ. Wilfred Burchett đặc biệt gắn bó với Việt Nam và có mối quan hệ gần gũi với chủ tịch Hồ Chí Minh. Burchett gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên là hồi tháng 3 năm 1954 tại Việt Bắc, khi chiến dịch Điện Biên Phủ đang diễn ra. Những năm sau này, mỗi lần đến Hà Nội, Burchett đều đến thăm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong chiến tranh Việt Nam, mặc dù đã 60 tuổi, Burchett vẫn đi hàng trăm dặm qua nhiều chiến trường, đã từng ở trong địa đạo Củ Chi với các du kích. Các nhà lãnh đạo miền Bắc Việt Nam đã nhiều lần tham khảo ý kiến của Burchett về nhiều vấn đề.

Phía Hoa Kỳ cũng đã từng mời ông làm trung gian đàm phán giữa chính quyền Nixon và Hà Nội trong thời gian hội nghị Paris nhằm chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Cụ thể Henry Kissinger, ngoại trưởng Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Richard Nixon, đã mời gặp riêng Burchett ở Washington để thăm dò ý kiến của ông cho việc đàm phán ở hội nghị Paris.

Nhà báo Wilfred Graham Burchett trong một lần phỏng vấn Bác Hồ. (Nguồn: The Australian)

Nhà báo Wilfred Graham Burchett trong một lần phỏng vấn Bác Hồ. (Nguồn: The Australian)

Wilfred Burchett kể lại trong bài viết: “Ho Chi Minh an Appreciation”: “Người khiến chúng tôi rất thoải mái khi trao đổi bằng tiếng Anh và tiếng Pháp trôi chảy, thậm chí còn nói vài từ tiếng Italy với người đồng nghiệp Italy đi cùng tôi. Chúng tôi hỏi Hồ Chủ tịch vì sao trên đài lại đưa tin ầm ĩ về Điện Biên Phủ như vậy. Thực sự điều gì đang diễn ra? Đây là Điện Biên Phủ, Người nói và lật ngửa chiếc mũ che nắng của mình lên trên bàn. Đây là những rặng núi, những ngón tay mảnh dẻ và dẻo dai trỏ vào rìa chiếc mũ. Và đó là nơi chúng tôi đang có mặt. Còn ở đây, nắm tay Người chọc xuống đáy mũ, là thung lũng Điên Biên Phủ. Người Pháp đang ở đó. Họ sẽ không thể ra. Việc này sẽ mất nhiều thời gian, nhưng họ sẽ không thể ra, Người nhắc lại. Và đó là trận chiến Điện Biên Phủ trong một chiếc mũ”.

Những năm sau này, mỗi lần đến Hà Nội, Burchett đều đến thăm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông kể: “Chúng tôi cùng ăn sáng và trò chuyện. Người hỏi thăm tôi về gia đình, con cái. Hồ Chí Minh là biểu tượng của sự giản dị. Không bao giờ tôi gặp Người ở trong một văn phòng… Khi Người qua đời, đó là một mất mát lớn đối với cá nhân tôi”.

Wilfred Burchett, khi viết về chiến tranh Việt Nam, đã làm được những điều mà hiếm người làm được. Đó là gặp phỏng vấn được những nhân vật như Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Hữu Thọ... Hay viết về những vùng núi hẻo lánh ở Thượng Lào, về khu vực sông Mekong, về Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam...

Có thể nói ông ấy đã góp phần quan trọng giúp châu Âu, cả Đông Âu lẫn Tây Âu, hiểu rõ về từng nước Đông Dương, chứ không phải đơn giản là khu vực Đông Dương như cách gọi của người Pháp.

Sự thống nhất ý kiến duy nhất của hai phe cấp tiến và bảo thủ nằm ở thực tế là ông đã để lại một di sản khổng lồ gồm hơn ba chục cuốn sách, trong đó có khoảng mươi cuốn viết về Việt Nam, được dịch ra khoảng 30 thứ tiếng trên thế giới.

Wifred Burchett một người được xem là đã

Wifred Burchett một người được xem là đã "mở mắt" cho phương Tây về một thế giới mà họ chưa từng được biết - thế giới của những người Cộng Sản; một nhà báo cung cấp những thông tin về cuộc chiến tranh Việt Nam từ "phía bên kia". Ảnh tư liệu do George Burchett cung cấp.

“North of the 17th Parallel” (Phía Bắc của vĩ tuyến 17) nói về Việt Nam trong năm đầu tiên sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Nó gợi lại một vài khoảnh khắc lịch sử ngắn ngủi của Nhà báo Wilfred Burchett với Chủ tịch Hồ Chí Minh và những thách thức cho nền Độc lập. Nó cũng mô tả cuộc gặp gỡ đầu tên của ông với Bác Hồ ở Thái Nguyên sau đêm chiến thắng Điện Biên Phủ. Cuốn sách nói về những dữ liệu lịch sử trong trận đánh, về nông thôn Việt Nam, về những người dân tộc thiểu số, về tái thiết đất nước: Một Việt Nam mới đã ra đời như thế nào. Nó được minh họa bởi 70 bức hình, chủ yếu là do Nhà báo Wilfred Burchett chụp.

“North of the 17th Parallel” có lẽ là một trong những cuốn sách hiếm có được xuất bản tại Việt Nam và bằng tiếng Anh thời điểm đó. Nhà báo Wilfred Burchett còn viết thêm 7 cuốn sách nữa về Việt Nam sau khi “North of the 17th Parallel” ra đời năm1955. Đó là:

The Furtive War: The United States in Vietnam and Laos (1963)

My Visit to the Liberated Zones of South Vietnam (1964)

Vietnam: Inside Story of the Guerilla War (1965)

Vietnam North (1966)

Vietnam Will Win (1967)

Grasshoppers and Elephants: Why Vietnam Fell (1977)

Catapult to Freedom (1978)

The China, Cambodia, Vietnam Triangle (1981)

Những cuốn sách này đã được dịch ra 30 thứ tiếng và được đọc ở khắp nơi trên thế giới. Chúng đã gây ảnh hưởng rất lớn trong việc thay đổi chính kiến của nhiều người, làm nên phong trào phản chiến trong chiến tranh Việt Nam.

Năm 1979, khi nổ ra chiến tranh biên giới Việt-Trung, Burchett quyết định ủng hộ phía Việt Nam. Điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho ông. Burchett từng sống ở Trung Quốc, có quan hệ thân thiết với cố thủ tướng Chu Ân Lai. Quyết định đứng về phía Việt Nam khi đó đã làm cho ông mất nhiều bạn bè ở Trung Quốc và nhiều tờ báo lúc bấy giờ ngừng cộng tác với ông.

Sau này, ông khẳng định, viết về Việt Nam là giai đoạn quan trọng nhất trong sự nghiệp của mình, còn người gây ấn tượng mạnh mẽ nhất là Hồ Chí Minh.

Tình cảm được cha truyền con nối

Sinh ra tại Hà Nội năm 1955, George Burchett là con trai của nhà báo nổi tiếng Wilfred Graham Burchett. Ông hiện đang làm việc như một nhà báo, một họa sĩ, một nhà làm phim tài liệu với một số dự án tại Việt Nam. George Burchett cũng đã từng gặp gỡ Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và được Chủ tịch tặng bức tranh bằng đá khắc họa hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Theo George Burchett - người chịu trách nhiệm về việc thu thập, quản lý và khai thác những di sản của cha ông nhiều năm nay chia sẻ: Cha tôi là nhà báo phương Tây đầu tiên cung cấp những thông tin về cuộc chiến tranh Việt Nam từ "phía bên kia", tức là phía Bắc Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Chính vì thế, với những người bảo thủ thì cho ông là một kẻ tuyên truyền cho chủ nghĩa cộng sản. Cha tôi chọn cách đứng về phía Việt Nam trong cuộc chiến chống Mỹ, trong khi chính phủ Australia lại ủng hộ Washington và thậm chí còn đóng góp quân cho cuộc chiến. Vì thế, ở đất nước mình, ông bị coi là kẻ phản bội. Ông khẳng định mình không phải là thành viên của Đảng Cộng sản hay bất kỳ đảng phái nào. Trong khi những bài báo của ông bị giới truyền thông theo tư tưởng bảo thủ ở Australia tẩy chay, thì chúng lại được cộng đồng phản chiến trên thế giới đón nhận. Ở tuổi ngoại ngũ tuần, ông vẫn xông pha trên chiến trường miền Nam Việt Nam, vào khu địa đạo Củ Chi, mặc quần áo bà ba đen, vác ba lô, lội nước, đội mũ rơm.

George Burchett con trai nhà báo Wilfred Burchett cũng là một nhà báo, một họa sĩ, một nhà làm phim tư liệu có nhiều mối quan hệ gắn bó với Việt Nam. Ảnh: Minh Khuê.

George Burchett con trai nhà báo Wilfred Burchett cũng là một nhà báo, một họa sĩ, một nhà làm phim tư liệu có nhiều mối quan hệ gắn bó với Việt Nam. Ảnh: Minh Khuê.

Trong một cuộc phóng vấn được thực hiện bởi các phóng viên Việt Nam, George Burchett kể về cha mình: Do quan điểm chính trị lúc đó của cha tôi mà chính phủ Úc đã từng gây khó dễ cho ông ấy. Chính phủ Úc từ chối hộ chiếu của cha tôi trong 17 năm. Vì vậy, từ năm 1955 đến 1972 ông đã di chuyển dọc miền Bắc Việt Nam bằng giấy thông hành và sau đó bằng hộ chiếu Cuba do Fidel Castro cấp cho ông. Tuy nhiên, việc thiếu tấm hộ chiếu Úc đã không ngăn được ông viết những câu chuyện tuyệt vời trong thời gian đó. Nó chắc chắn đã không ngăn nổi ông tới khu giải phóng miền Nam Việt Nam! Ông là nhà báo phương Tây đầu tiên đã làm điều đó - và nói với cả thế giới sự thật về cuộc đấu tranh của người dân miền Nam Việt Nam”.

Thừa kế mối quan hệ gắn bó từ người cha của mình, George Burchett đã từng tổ chức cuộc triển lãm ảnh “Wilfred Burchett và Việt Nam” và ra mắt cuốn sách giới thiệu các bức ảnh và một số trang viết của Wilfred Burchett được chọn lọc từ ba cuốn sách mà cha ông viết về Việt Nam: Phía Bắc Vĩ tuyến 17 ( 1954-1955); Chiến tranh Du kích- Câu chuyện từ trong lòng chiến khu (1963-1964) và Bắc Việt Nam (1966).

George Burchett đã chọn một trăm bức ảnh do Wilfred Burchett chụp và một số bức ảnh người khác chụp ông ở Việt Nam từ cuộc gặp gỡ đầu tiên của ông với Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thái Nguyên cuối tháng 3-1954 đến tháng 5-1966. Những bức ảnh ghi lại hình ảnh Việt Nam trong hòa bình và chiến tranh, hình ảnh những con người bình thường trên nhiều lĩnh vực khác nhau đang làm việc để xây dựng xã hội chủ nghĩa và đấu tranh vì độc lập tự do, thống nhất đất nước ở hai đầu Bắc Nam.

George Burchett  hiện nay cũng có nhiều mối quan hệ thân tình với báo chí Việt Nam,  trong những hội thảo tọa đàm, George đồng thời  đánh giá cao nền báo chí cách mạng Việt Nam hiện nay đặc biệt là sự dấn thân quên mình của các nhà báo Việt Nam qua các cuộc chiến, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng các bạn đã làm được rất nhiều việc!

Minh Khuê

Tin khác

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo
Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

(CLO) Sáng 26/4, tại TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt đã tổ chức Lễ tri ân kỷ niệm 40 năm Báo Nông thôn Ngày Nay xuất bản số báo đầu tiên (7/5/1984 - 7/5/2024).

Nghề báo