Nhà báo Xuân Thủy và cuộc hành trình báo chí xuyên thế kỷ

Thứ sáu, 21/04/2017 09:25 AM - 0 Trả lời

Vị Chủ tịch đầu tiên của làng báo Việt Nam là cố Bộ trưởng Ngoại giao Xuân Thủy. Ông lên ngồi “chiếu giữa” của làng báo Việt vào ngày 21/4/1950 tại Bản Roòng Khoa, xã Điềm Mặc trong khu ATK, Định Hóa, Thái Nguyên.

(NB&CL) Vị Chủ tịch đầu tiên của làng báo Việt Nam là cố Bộ trưởng Ngoại giao Xuân Thủy. Ông lên ngồi “chiếu giữa” của làng báo Việt vào ngày 21/4/1950 tại Bản Roòng Khoa, xã Điềm Mặc trong khu ATK, Định Hóa, Thái Nguyên. Ngày đó, tổ chức hội mang tên Hội Những người viết báo Việt Nam- về sau đổi thành Hội Nhà báo Việt Nam như hiện nay.

Cố Chủ tịch Xuân Thủy (1912 - 1985) (tên thật là Nguyễn Trọng Nhâm) tham gia hoạt động cách mạng và nghề báo rất sớm và có những đóng góp quan trọng đối với cách mạng nước nhà nói chung và sự nghiệp báo chí cách mạng nói riêng. Có thể nói, cuộc đời của ông gắn liền với cách mạng ở nhiều thời kỳ khác nhau, trong đó nghề báo là một trong những điểm nhấn ngời sáng, khó quên. Đặc biệt là tờ Cứu Quốc, tiền thân báo Đại Đoàn Kết hiện nay. Cao hơn, đó là ông giữ cương vị Chủ tịch đầu tiên của báo giới nước nhà- thời kỳ nếm mật nằm gai trên núi ngàn Việt Bắc thời chinh chiến 9 năm ròng.

Lúc sinh thời, nhà báo Xuân Thủy kể: Hồi ấy ông đang làm thông tin viên cho Trung Bắc Tân văn ở thị xã Phúc Yên. Gặp đúng lúc Mặt trận Nhân dân Pháp thắng lợi và ở nước ta cũng dấy lên phong trào sôi nổi bày tỏ nguyện vọng và đòi quyền lợi của nhân dân. Bấy giờ ông chưa phải là đảng viên cộng sản, nhưng với nhiệt tình cách mạng, biết đến đâu làm đến đấy. Nhóm của ông tổ chức nông dân Phúc Yên tham gia cách mạng, bị bọn quan lại và mật thám Pháp kết tội phỉ báng quan tòa từ một bài báo đăng trên tờ Le Travail với tiền phạt 6.000 quan.

[caption id="attachment_159801" align="aligncenter" width="640"]Báo Công luận Nhà báo Xuân Thủy.[/caption]

Ta không chịu, báo Le Travail tuyên bố đình bản, nhưng Trần Huy Liệu (quê Văn Cát, Vụ Bản, Nam Định) và Xuân Thủy vẫn tiếp tục làm báo, vận động nhân dân đấu tranh. Năm 1939, cả hai nhà báo bị Pháp bắt giam ở Hỏa Lò rồi đày lên Sơn La. Trên đường đi đày, hai người cùng chung một xích. Nhà sử học Trần Huy Liệu làm một bài thơ dài với đoạn mở đầu như sau:

“Một xích hai thằng khắp đó đây Ngủ, ăn, ỉa, đái chẳng rời tay Anh em ta thắt dây liên lạc Trên bước đường xa cát bụi đầy”.

Bạn tù, nhà báoXuân Thủy họa lại:

“Gió bụi đường đời đã tới đây Xích thì mặc xích cứ vung tay Núi sông hùng vĩ chờ ta đó Quyết vượt chông gai, cóc sợ đày”.

Ắp đầy khát vọng độc lập tự do cho dân tộc, và cái máu mê làm báo bất luận hoàn cảnh nào, trong nhà tù Sơn La cả hai người bí mật làm tờ Suối Reo, góp phần động viên các bạn tù vượt khó đi lên, đồng thời đón chờ trong niềm tin mãnh liệt thời điểm mới của cách mạng sau ngày Nguyễn Ái Quốc trở về nước vào mùa xuân năm 1941 rừng trắng hoa mơ, kế đến là Hội nghị Trung ương lần thứ 8 họp ở núi ngàn Việt Bắc chuẩn bị thời cơ tổng khởi nghĩa trong cả nước.

Với Trần Huy Liệu và Xuân Thủy, thời điểm này như một luồng gió mới, và rất đặc biệt đối với họ. Ra tù, để lại phía sau kiếp tù đày nơi rừng thiêng nước độc, đôi bạn tri kỷ, tràn trề nhiệt huyết cách mạng, họ lại gặp nhau trên tờ Cứu Quốc bí mật xuất bản năm 1944 với những bài báo, trang báo, số báo nóng bỏng khí phách cách mạng và hồn non nước. Sau cuộc cách mạng lịch sử long trời lở đất vào tháng Tám năm 1945, cả hai chiến sĩ cách mạng vâng lời dặn của Bác Hồ, họ lại gặp nhau tại ngôi nhà 44 Lý Thái Tổ (Hà Nội) trông ra Hồ Gươm với trọng trách mới: Nhà sử học Trần Huy Liệu làm Bộ trưởng Tuyên truyền, nhà báo Xuân Thủy làm Chủ bút báo Cứu Quốc.

Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (1941), Đảng chỉ đạo chuyển hướng chiến lược cách mạng, giương cao ngọn cờ dân tộc, đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc.Thời điểm này báo Cứu Quốc- cơ quan tuyên truyền tranh đấu của Tổng bộ Việt Minh ra đời vào ngày 25/1/1942; từ năm 1944 nhà báo Xuân Thủy tiếp tục phụ trách báo cho đến sau này khi báo đổi tên là Đại Đoàn Kết.

[caption id="attachment_159802" align="aligncenter" width="640"]Báo Công luận Nhà báo Xuân Thủy trả lời phỏng vấn tại Paris năm 68.[/caption]

Ngày 21/4 năm nay- 2017 là đúng dịp kỷ niệm lần thứ 67 năm ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950 – 21/4/2017). Hai tháng sau đó, ngày 21/6/2017 cũng vừa tròn 97 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập tờ báo cách mạng đầu tiên- tờ Thanh Niên. Với lịch sử báo chí Việt Nam ngời sáng, Đảng ta gọi tờ báo là ngọn cờ cách mạng, nhà báo là chiến sĩ.

Nhắc lại hai cột mốc lịch sử của nền báo chí cách mạng là điểm lại một cách tự hào về cuộc hành trình báo chí xuyên thế kỷ. Hành trình của thành tựu, hành trình đồng hành cùng đất nước, hành trình của khát vọng, cống hiến và hy vọng.

Là nhà báo nhiều năm gắn bó với tờ Cứu Quốc, đồng chí Xuân Thủy có lần kể: Bước vào cuộc trường chinh chống giặc thời 9 năm, báo Cứu Quốc phải rút bớt từ 4 trang xuống 2 trang, in giấy dang, giấy dó. Tòa soạn được bổ sung thêm nhà văn Nam Cao từ khu 3 lên và mấy anh em khác nữa. Thời gian sau, để thích ứng với điều kiện chiến tranh, nhanh chóng đưa thông tin về cơ sở, báo Cứu Quốc lập chi nhánh ở các chiến khu. Xuân Thủy phụ trách Cứu Quốc Trung ương. Tô Hoài, Nam Cao phụ trách Cứu Quốc Việt Bắc. Như Phong, Hồng Hà phụ trách Cứu Quốc khu 12. Nguyễn Ngọc Kha, Hoàng Phong phụ trách Cứu Quốc khu 3. Lê Hữu Kiều, Nam Mộc phụ trách Cứu Quốc khu 2. Đinh Nho Khôi, Phan Quang phụ trách Cứu Quốc khu Bốn. Phan Thao, Hồ An phụ trách Cứu Quốc khu 5. Ở miền Nam có Cứu Quốc Nam Bộ do Thiếu Sơn, Lê Sĩ Quý đảm nhiệm.

Năm 1949, báo Cứu Quốc có 2 số đặc biệt nói về lớp đào tạo cán bộ viết báo Huỳnh Thúc Kháng theo chỉ thị của Bác Hồ và Tổng bộ Việt Minh. Lớp học đặt tại xóm Bờ Rạ (Đại Từ, Thái Nguyên), đường đến lớp học rất xa, hiểm trở, nhưng các đồng chí Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt, Trần Huy Liệu, Tố Hữu… lần lượt đến giảng bài. Riêng Bác Hồ 3 lần gửi thư thăm hỏi, động viên, dặn dò học viên trong sự quan tâm, trìu mến đặc biệt.

Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh, ngày 21/4/1950, Đại hội lần thứ I thành lập Hội Nhà báo Việt Nam được tổ chức tại bản Roòng Khoa, xã Điềm Mạc (Định Hóa) do nhà báo Xuân Thủy đứng đầu. Kể từ đó, nhà báo Xuân Thủy dành trọn tâm hồn, trí tuệ của mình cho sự nghiệp báo chí và hoạt động hội; những năm cuối đời là sự nghiệp đấu tranh trên mặt trận ngoại giao.

Nhà báo Xuân Thủy sinh ngày 2/9/1912, về thế giới người hiền ngày 18/6/1985. Sinh thời, có người hỏi, có phải nhà báo lấy ngày Quốc khánh làm ngày sinh giống như Xuân Thủy chỉ là tên bí danh? Nhà báo trả lời, tuổi phải nói cho đúng ngày, tháng cha mẹ sinh ra. Đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên.Tương tự, mình có hai nguồn vui lớn trong một ngày của mỗi năm tựa như câu đối:

“Xuân khứ, xuân lai, xuân bất tận Thủy lưu, thủy chuyển, thủy trường tồn”.

Xuân Thủy là nhà báo, nhà thơ, nhà ngoại giao, nhà hoạt động cách mạng có tài, có tình, có nghĩa. Trí tuệ của ông hội đủ kim cổ tây đông, bởi thế khi ông đối thoại với công chúng báo chí hay các giới chức khác, bao giờ cũng để lại ấn tượng khó quên của đối tác. Phạm Kế trong sách "Chuyến đi dọc theo đất nước" (nxb Lao động- năm 1994 kể, khi về thăm tỉnh Vĩnh Long, quê hương của Trương Vĩnh Ký, chủ bút tờ báo tiếng Việt đầu tiên của nước ta, nhà báo Xuân Thủy nhắc không hề thiếu một chi tiết nhỏ nào của nhà báo “gạo cội” cách đây hơn 1,5 thế kỷ.

…Từ năm 1851 đến 1858, ông Ký học trường đạo Pinang được phần thưởng về luận văn bằng tiếng Latinh và thành thạo 15 thứ tiếng phương Tây, 11 thứ tiếng phương Đông. Năm 1868 làm Chủ bút tờ Gia Định báo và tờ An Nam chính trị- xã hội… Trương Vĩnh Ký để lại cho đời 118 tác phẩm lớn nhỏ, cả tiếng Việt và tiếng Pháp. Ấy là chưa kể những công trình dở dang…

Khuôn khổ một bài viết có hạn, chẳng thể nào kể hết về vị Chủ tịch đầu tiên của làng báo nước nhà, xin mượn mấy câu thơ của nhà thơ Ngân Giang nói về Xuân Thủy vào thời điểm Hội Nhà báo Việt Nam bước vào tuổi 68 kiên trinh, tươi mới.

“Có một nhà thơ tạ nước non Sau khi sự nghiệp đã vuông tròn Bốn mươi tuổi nước tình Xuân Thủy Trang sử ghi đề một nước non”.

Nguyễn Xuân Lương

Tin khác

Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

(CLO) Theo nhà báo Đinh Quang Thành: “Trưa ngày 30/4/1975, tôi không nghĩ mình có thể vào được Dinh Độc Lập ở giây phút lịch sử đó. Sau bao ngày cùng các đơn vị bộ đội trải qua gian khổ…, có mặt ở thời khắc lịch sử quan trọng ấy, đối với tôi đó là điều vô cùng may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp”.

Nghề báo
Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo