Nhà lưu trú cho người lao động là bài toán để phát triển bền vững

Thứ tư, 27/10/2021 08:32 AM - 0 Trả lời

(CLO) Để giúp người lao động có chỗ cư trú an toàn, ổn định cuộc sống lâu dài, yên tâm sản xuất, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là ngăn ngừa lây nhiễm dịch bệnh... là vấn đề buộc chính quyền phải ưu tiên giải quyết hàng đầu khi chuyển sang trạng thái bình thường mới.

Phát triển bền vững

Năm 2016, tác giả viết bài này có dịp tháp tùng nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam – ông Phạm Quốc Toàn đến thăm Công ty Thực phẩm Vạn Đức đóng tại KCN Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh (TP. HCM).

nha luu tru cho nguoi lao dong la bai toan de phat trien ben vung hinh 1

Điều kiện cuộc sống ổn định, ắt hẳn sẽ tạo ra những sản phẩm chất lượng.

Sau khi thăm nhà máy sản xuất của công ty, chúng tôi được ông Nguyễn Việt Tiến – Chủ tịch HĐQT công ty mời tới thăm khu nhà lưu trú dành cho CB-CNV công ty.

Cách phân xưởng khoảng chừng 2 km, khu nhà lưu trú của Công ty Vạn Đức biệt lập, khép kín khang trang gồm 2 tòa nhà chung cư cao tầng với hàng trăm căn hộ cùng những dãy nhà phố liền kề, xen lẫn trong đó là những mảng xanh công viên.

Khi ở nhà nghỉ ngơi cũng như đến nhà máy làm việc, CB-CNV của công ty đều được phục vụ ăn uống đầy đủ. Việc ăn uống của tất cả CB-CNV đều do công ty chi trả.

Ông Tiến bật mí, “nhìn thế ai cũng nghĩ mình đang nuôi công nhân, nhưng thực chất là công nhân đang nuôi mình đấy. Chúng ta muốn phát triển bền vững, thì mình phải chăm sóc ưu đãi công nhân thật tốt”.

Trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, một phân xưởng của Công ty Vạn Đức có ca nhiễm viruts SARS-CoV-2 nên chính quyền đã đưa mấy trăm công nhân đi cách ly tập trung khoảng gần 1 tháng; khi hết thời hạn cách ly lại phải áp dụng mô hình sản xuất “3 tại chỗ” … nên việc sản xuất hàng hóa có chậm lại một chút.

Tuy nhiên, vì đã có chỗ ăn ở ổn định lại được phụ cấp thêm nên những "đợt sóng" từng đoàn người lao động rời thành phố trở về quê lánh dịch thì  Công ty Vạn Đức không bị ảnh hưởng về số lượng công nhân.

“Chính vì thế mà khi công ty yêu cầu số lực lượng phục vụ sản xuất cho kịp các đơn hàng xuất khẩu thì luôn được đáp ứng”, ông Tiến nói.

Theo VASEP, trong đại dịch Covid-19, nhờ thích ứng kịp thời mà Công ty Vạn Đức đã tăng 29% doanh số, từ vị trí thứ 20 đã tăng bậc vào tóp 15 DN thủy sản và top 5 DN cá tra.

An cư mới lạc nghiệp

Mô hình trên của Công ty Vạn Đức là một trong những doanh nghiệp đang áp dụng triển khai. Đây là mô hình phát triển bền vững. Việc quan tâm, chăm lo đến các chế độ phúc lợi, an sinh xã hội cho công nhân luôn được các doanh nghiệp đưa lên hàng đầu. 

Khi công nhân không còn phải lo lắng nơi ở, không phải canh cánh cơm áo gạo tiền mỗi ngày thì năng lượng ắt sẽ chuyển tải đến công suất lẫn chất lượng hàng hóa. Đó là giá trị gia tăng cốt lõi để phát triển.

nha luu tru cho nguoi lao dong la bai toan de phat trien ben vung hinh 2

Cuộc sống bắt ổn, buộc người lao động phải rời đi. Ảnh: Thái Sơn

Theo TS. Dư Phước Tân, Trưởng Phòng Nghiên cứu quản lý đô thị Viện Nghiên cứu phát triển TP. HCM, đại dịch vừa qua đã bộc lộ những khiếm khuyết trong việc cung ứng nhà ở cho công nhân, lao động tại các doanh nghiệp.

Hiện nay, nhà lưu trú cho công nhân chưa được đầy đủ - an toàn - ổn định dẫn đến hiện tượng di chuyển về quê với số lượng lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất của các doanh nghiệp nhất là vào thời điểm cuối năm.

Bên cạnh đó, với số lượng nhà lụp xụp, thiếu an toàn là môi trường có thể lây lan dịch bệnh do điều kiện sống chật chội, ô nhiễm.

“Do vậy, nhu cầu xây dựng nhà ở dành cho người nghèo, thu nhập thấp và công nhân lao động trong các khu công nghiệp, là vấn đề đặt ra bức thiết”, TS. Dư Phước Tân nói.

Vấn đề thiếu thốn nhà lưu trú công nhân gây ra khó khăn cho doanh nghiệp và người công nhân trong các Khu CN TP. HCM khi đại dịch xảy ra cũng được Sở Xây dựng TP. HCM báo cáo.

Theo số liệu thống kê của Sở này, vào thời điểm năm 2020, trên địa bàn TP. HCM có 3 khu công nghiệp tập trung, gồm 17 khu chế xuất, khu công nghiệp (Khu CX- Khu CN) do Ban Quản lý Khu CX và CN quản lý; 1 Khu công nghệ cao do Ban Quản lý Khu Công nghệ cao quản lý và 16 Cụm công nghiệp, do Sở Công Thương quản lý, với hơn 1.600 doanh nghiệp hoạt động và có khoảng 385.000 công nhân đang làm việc, trong đó khoảng 70% số công nhân cư trú tại địa phương khác, đến làm việc và có nhu cầu về chỗ ở.

Số công nhân tại thời điểm cuối năm 2020 có khoảng gần 400.000 công nhân tại 3 khu công nghiệp tập trung, trong đó có nhu cầu về chỗ ở lưu trú khoảng 240.630 chỗ.

Trong khi đó, các dự án nhà lưu trú công nhân do doanh nghiệp đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hơn 34 dự án, với quy mô xây dựng gần 16 ha, đáp ứng khoảng 40.000 chỗ ở, chiếm tỷ lệ đáp ứng 16,6%.

Số còn lại phải đi thuê mướn từ nhà dân, trong đó phần lớn là nhà giá rẻ ở trong các khu lụp xụp, môi trường ô nhiễm, điều kiện sống chật chội…

Ưu tiên đầu tư nhà ở cho người lao động

TS. Dư Phước Tân cho rằng, một trong những vấn đề quan trọng nhất cần ưu tiên giải quyết trong phục hồi kinh tế thành phố là làm thế nào để cung ứng số lượng nhà ở khang trang, sạch đẹp, an toàn và không ô nhiễm, ngăn ngừa được dịch bệnh, trong giai đoạn bình thường mới, theo phương châm “Nhà nước chăm lo cho người lao động có chỗ ở tốt, chứ không phải chăm lo cho người lao động có sở hữu nhà ở”.

Chính quyền TP. HCM cần ưu tiên đầu tư 3 chương trình nhà ở trong bối cảnh đang triển khai chương trình phục hồi kinh tế của Thành phố, bao gồm: (1) Chương trình Nhà lưu trú công nhân; chương trình giải tỏa, di dời và tổ chức lại cuộc sống cho các hộ dân sinh sống trên và ven kênh rạch và chương trình nhà cho thuê dài hạn, đủ tiêu chuẩn, với giá thuê hợp lý.

"Trong thời gian qua, việc triển khai còn quá chậm, với rất nhiều tồn tại, vướng mắc; đã dẫn đến tình trạng rủi ro về dịch bệnh và thiệt hại to lớn đối với người công nhân và người lao động nghèo, do chỗ ở không phù hợp; chưa kể bị mất việc làm, thu nhập, thậm chí còn phải rời bỏ thành phố để về quê nhà nương náu, gây tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của thành phố", TS. Dư Phước Tân nói.

Hoàng Tuấn

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô