"Nhà máy thông minh": Tâm điểm của Công nghiệp 4.0

Thứ sáu, 21/07/2017 13:32 PM - 0 Trả lời

Trong thời gian gần đây, trên thế giới và tại Việt Nam, cụm từ “Công nghiệp 4.0” hay “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” ngày càng trở nên phổ biến. Tâm điểm của cuộc cách mạng này chính là các "nhà máy thông minh".

(CLO) Trong thời gian gần đây, trên thế giới và tại Việt Nam, cụm từ “Công nghiệp 4.0” hay “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” ngày càng trở nên phổ biến. Tâm điểm của cuộc cách mạng này chính là các "nhà máy thông minh". Mô hình này sẽ giúp các doanh nghiệp tăng năng suất, tính linh hoạt và hiệu quả, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, từ đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Người tiêu dùng cũng sẽ có được lợi ích từ việc tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng cao hơn, giá cả cạnh tranh hơn và đặc biệt là được cá nhân hoá theo ý muốn. [caption id="attachment_174223" align="aligncenter" width="650"]Báo Công luận Tâm điểm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư chính là các "nhà máy thông minh", bên cạnh đó con người là nhân tố chính, là nguồn lực chính và là mục tiêu then chốt của sự phát triển. (Ảnh minh hoạ, nguồn internet)[/caption] Với nền tảng là sự phát triển mạnh mẽ và tích hợp ở trình độ cao các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại trong các lĩnh vực kỹ thuật số, công nghệ sinh học và vật lý, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được dự báo sẽ làm thay đổi mạnh mẽ nền sản xuất của thế giới và của Việt Nam trong một tương lai không xa. Tại Hội thảo Nhà máy số: Con đường tới Công nghiệp 4.0, ông Nguyễn Phú Cường, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ-Bộ Công Thương cho rằng, Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được dự đoán sẽ tạo ra nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi sản phẩm; tạo ra sự thay đổi lớn về hình thái kinh doanh dịch vụ; tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển; tạo cơ hội đầu tư hấp dẫn và đầy tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ số và Internet; đồng thời cũng là cơ hội lớn cho sản xuất công nghiệp với trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, nếu không bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới và khu vực, Việt Nam sẽ phải đối mặt những thách thức, tác động tiêu cực như: sự tụt hậu về công nghệ, suy giảm sản xuất, kinh doanh; dư thừa lao động có kỹ năng và trình độ thấp gây phá vỡ thị trường lao động truyền thống, ảnh hưởng tới tình hình kinh tế xã hội đất nước; mất an toàn, an ninh thông tin, xâm phạm bản quyền, thiếu hụt nguồn nhân lực trình độ cao… "Mặt khác có khả năng xuất hiện làn sóng đẩy công nghệ lạc hậu từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển và chậm phát triển. Đây là những nhận định hết sức rõ ràng và thực tế về những cơ hội và nguy cơ mà Việt Nam sẽ phải đối mặt trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trong đó, khó khăn là điều chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy",
ông Cường nhấn mạnh. Với những thách thức nêu trên, để có thể tiếp cận và khai thác thành công những cơ hội mà công nghiệp 4.0 mang lại, về phía doanh nghiệp, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ cho rằng, trước hết cần phải hiểu đúng, đầy đủ về cuộc cách mạng này, về những đặc trưng của nền sản xuất trong tương lai, những yêu cầu mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng nếu như không muốn tụt lại phía sau. Từ đó, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một Chiến lược phát triển lâu dài và những bước đi cụ thể, vững chắc để bước vào cuộc cách mạng này. Về phía Chính phủ, ngày 04 tháng 5 năm 2017, Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trong đó, đã cụ thể hoá các giải pháp và nhiệm vụ đối với các Bộ, ngành và địa phương nhằm tạo môi trường và điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp của Việt Nam có thể tăng cường tiềm lực tiếp cận với cuộc cách mạng này. Triển khai Chỉ thị nêu trên, trong điều kiện những thách thức và cơ hội rất lớn đối với phát triển của ngành trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Bộ Công Thương đã có những đánh giá, xem xét và bước đầu đưa ra những khuyến nghị trong định hướng phát triển và điều chỉnh chính sách thời gian tới. Đặc biệt các nội dung nghiên cứu, hỗ trợ, triển khai ứng dụng các công nghệ của cuộc cách mạng lần thứ 4 đối với doanh nghiệp ngành công thương đã trở thành một trong những nội dung ưu tiên nằm trong Đề án ứng dụng khoa học và công nghệ trong quá trình tái cơ cấu ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 754/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2017. Tham tán Kinh tế và phát triển Đức tại Việt Nam, ông Martin Hoppe cho biết: Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang lại tiềm năng vô cùng to lớn. Tuy nhiên, sự hợp tác và đối thoại chặt chẽ phải mang tính quốc gia và quốc tế để đảm bảo rằng chúng ta đạt được lợi ích nhưng tránh được các rủi ro từ nền sản xuất số hóa và tự động hóa. "Điều cốt yếu là trong mọi suy nghĩ và hành động, chúng ta luôn nhớ rằng con người mới chính là nhân tố chính, là nguồn lực chính và là mục tiêu then chốt của bất kỳ sự phát triển nào”, ông Martin Hoppe khẳng định. [su_note note_color="#d8d8d7" text_color="#0c0b0b"] Nước Đức được xem là quốc gia tiên phong trong việc khởi động công nghiệp 4.0. Với mục tiêu tạo ra những thay đổi căn bản trong tổ chức chuỗi giá trị cung ứng sản phẩm và dịch vụ toàn cầu, năm 2011, tại Đức đã có những cuộc thảo luận đầu tiên về chủ đề “Industry 4.0” và thuật ngữ “Nhà máy số”. Năm 2012, Đức chính thức đưa Công nghiệp 4.0 vào trong Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển công nghệ cao của Đức với nhiều kế hoạch triển khai cụ thể. Từ tiền đề thuận lợi này, mô hình các Nhà máy số đã được xây dựng và phát triển mạnh mẽ tại Đức. Nhà máy Điện tử Amberg Siemens (Đức) được xem là một trong những mẫu hình Nhà máy số đầu tiên – nơi mà máy móc và máy tính đã xử lý tới 75% chuỗi giá trị sản phẩm, con người chỉ chịu trách nhiệm khâu phát triển sản phẩm và khởi động quá trình. Tiếp theo thành công này, Siemens đã phát triển mẫu hình Nhà máy số thứ 2, Nhà máy Điện tử Siemens Thành Đô (Trung Quốc). Đây là Nhà máy số hoàn toàn đầu tiên ở nước ngoài do Siemens xây dựng. Có thể nói, thành công của Chính phủ Đức cũng như các doanh nghiệp như Siemens sẽ mang đến cho các quốc gia khác và cộng đồng doanh nghiệp nhiều kinh nghiệm có giá trị. [/su_note]

Bảo Quyên

Tin khác

Dòng kiều hối sẽ 'chảy' vào phân khúc nào trong thị trường bất động sản?

Dòng kiều hối sẽ 'chảy' vào phân khúc nào trong thị trường bất động sản?

(CLO) Thị trường bất động sản hồi phục kéo theo các dòng vốn lớn bắt đầu quay trở lại. Trong đó, dòng vốn từ kiều hối được kỳ vọng sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thị trường trong thời gian tới.

Bất động sản
Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

(CLO) Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.

Kinh tế vĩ mô
Nigeria và Ấn Độ quyết định sử dụng nội tệ trong thương mại

Nigeria và Ấn Độ quyết định sử dụng nội tệ trong thương mại

(CLO) Ấn Độ và Nigeria có thể sẽ sớm hoàn tất thỏa thuận về giải quyết nợ và thanh toán bằng nội tệ, với mục đích tăng cường hơn nữa mối quan hệ kinh tế song phương, Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

(CLO) Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Đầu tư I.P.A (IPA) doanh thu tăng trở lại, dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ

Đầu tư I.P.A (IPA) doanh thu tăng trở lại, dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ

(CLO) CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A (IPA) đã thông qua kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào cuối tháng 5.

Tài chính - Bảo hiểm