Nhà ngoại giao EU: Từ chối năng lượng Nga khiến châu Âu phải trả giá đắt

Thứ sáu, 22/12/2023 06:52 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhà ngoại giao hàng đầu của khối Josep Borrell cho biết, bằng cách loại bỏ năng lượng Nga sau khi bắt đầu xung đột Ukraine, EU có thể chỉ đơn giản là đánh đổi sự phụ thuộc này bằng một sự phụ thuộc khác.

Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh địa chính trị do tạp chí Le Grand Continent tổ chức hôm thứ Tư (19/12), ông Borrell thừa nhận, mặc dù khối thường gặp khó khăn trong việc tìm ra các vấn đề phức tạp, nhưng châu Âu đã xoay sở để hài hòa phản ứng của mình một cách nhanh chóng.

Nhà ngoại giao hàng đầu cho biết, mặc dù Moscow tin rằng năng lượng sẽ ngăn cản EU thực hiện hành động quyết đoán, nhưng thực tế đây không phải là điều đã xảy ra. Tuy nhiên, ông thừa nhận khối đã phải trả giá đắt cho chính sách năng lượng của mình.

nha ngoai giao eu tu choi nang luong nga khien chau au phai tra gia dat hinh 1

Đại diện cấp cao về đối ngoại của EU Josep Borrell phát biểu trong cuộc họp báo tại trụ sở EU ở Brussels vào ngày 28/11/2023. Ảnh: AFP.

“Giá cả tăng lên, lãi suất cũng vậy. Nền kinh tế bị ảnh hưởng. Chúng ta đã phải trả một cái giá đắt, chúng ta đã mua rất nhiều xăng dầu với giá cao hơn”, nhà ngoại giao tiếp tục nhấn mạnh.

Vào tháng 3/2022, EU đã công bố kế hoạch loại bỏ nhiên liệu hóa thạch của Nga “trước năm 2030” bằng cách tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, giảm tiêu thụ và tìm kiếm các nguồn năng lượng khác.

Sáng kiến của EU trùng hợp với nỗ lực của khối nhằm áp đặt các biện pháp trừng phạt chưa từng có đối với Nga, bao gồm cả lĩnh vực năng lượng. Những biện pháp đó được nhiều người coi là đã gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng mạnh mẽ trong khối.

Các quan chức Nga nhiều lần tuyên bố rằng EU chưa bao giờ có thể đạt được sự độc lập về năng lượng thực sự, cho rằng họ đã trở nên “nghiện” khí đốt của Mỹ khi rời xa năng lượng Moscow.

Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), Liên minh châu Âu (EU) đã mua từ các nhà cung cấp Mỹ khoảng 61 tỷ m3 khí đốt. Trung bình EU mua 3,1 tỷ m3 khí đốt trị giá 3,3 tỷ euro mỗi tháng.

Nếu không có các biện pháp trừng phạt Nga, Mỹ chỉ thu được cao nhất 52 tỷ euro, thấp hơn nhiều mức thu hiện nay. Năm 2021, trước khi áp dụng các lệnh trừng phạt, Nga cung cấp cho EU 1,25 tỷ m3 khí đốt mỗi tháng trị giá 725 triệu euro.

Các nhà phân tích của Eurostat lưu ý rằng châu Âu đã trả cho Mỹ nhiều hơn so với số tiền họ lẽ ra phải trả cho người Nga cho cùng một khối lượng nhiên liệu. Theo giới chuyên môn, khi phá bỏ hợp đồng nhập khẩu khí đốt dài hạn với Nga, khối này đã phạm sai lầm lớn.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cũng cho biết hồi tháng 1 rằng EU “hiện hoàn toàn phụ thuộc vào Mỹ vì khối này đã mất quyền tự do lựa chọn. Đây là sự phụ thuộc thực sự và là điều mà Washington đã hướng tới”.

Lê Na (Theo RT)

Bình Luận

Tin khác

IMF: Mỹ nên tiếp tục mở cửa thương mại, hợp tác với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp

IMF: Mỹ nên tiếp tục mở cửa thương mại, hợp tác với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nói rằng, Mỹ sẽ tốt hơn nếu duy trì hệ thống thương mại mở thay vì áp đặt các mức thuế trừng phạt mới đối với hàng hóa Trung Quốc, đồng thời cho biết thêm rằng Washington và Bắc Kinh nên hợp tác cùng nhau để giải quyết căng thẳng thương mại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Từ vụ trả lại bộ bikini đã mặc sau một tuần, nhiều người bán hàng bức xúc với chính sách của Shopee

Từ vụ trả lại bộ bikini đã mặc sau một tuần, nhiều người bán hàng bức xúc với chính sách của Shopee

(CLO) Xoay quanh sự việc một cửa hàng kinh doanh bikini tố khách trả hàng khi đã mặc được một tuần gây nên nhiều tranh cãi về chính sách hoàn hàng trong vòng 15 ngày của Shopee.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giới phân tích thế giới dự báo xu hướng giá vàng, bạc, bạch kim

Giới phân tích thế giới dự báo xu hướng giá vàng, bạc, bạch kim

(CLO) Giá vàng, bạc và bạch kim đã tăng vọt từ đầu năm đến nay và các chiến lược gia cho rằng các kim loại quý này có thể tiếp tục đạt mức cao kỷ lục mới trong những tháng tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tổng thống Nga: Mỹ 'lạm dụng' thị trường sẽ tự gây lạm phát

Tổng thống Nga: Mỹ "lạm dụng" thị trường sẽ tự gây lạm phát

(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo lệnh cấm và hạn chế nhập khẩu của phương Tây đối với nhiều sản phẩm của Nga và Trung Quốc sẽ làm tăng lạm phát ở Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF cảnh báo phương Tây không nên tịch thu tiền của Nga

IMF cảnh báo phương Tây không nên tịch thu tiền của Nga

(CLO) IMF cảnh báo kế hoạch của phương Tây nhằm tịch thu trực tiếp dự trữ ngân hàng trung ương đang bị đóng băng của Nga hoặc sử dụng lợi nhuận mà họ tạo ra có thể làm suy yếu hệ thống tiền tệ toàn cầu.

Thị trường - Doanh nghiệp