Nhà nước chịu trách nhiệm trước người dân, phải định giá, quyết định việc chuyển dịch đất đai

Thứ tư, 08/03/2023 18:33 PM - 0 Trả lời

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định: Nhà nước với tư cách là cơ quan quản lý, chịu trách nhiệm trước người dân, phải định giá, quyết định việc chuyển dịch đất đai, định hướng để trong quá trình chuyển dịch thì những doanh nghiệp phát triển dự án và những người dân bị thu hồi đất, đều có lợi.

Ngày 8/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã dự và ghi nhận nhiều ý kiến thiết thực của các doanh nghiệp đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại hội nghị do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức.

Cùng dự hội nghị có Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, lãnh đạo Uỷ ban Kinh tế, Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, một số bộ, ngành, hiệp hội, các doanh nghiệp và chuyên gia kinh tế.

nha nuoc chiu trach nhiem truoc nguoi dan phai dinh gia quyet dinh viec chuyen dich dat dai hinh 1

Theo Phó Thủ tướng, mọi doanh nghiệp, không phân biệt quy mô, loại hình, đều cần tiếp cận đất đai, khai thác, sử dụng nguồn lực đất đai cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tạo điều kiện thuận lợi để tất cả doanh nghiệp có thể tiếp cận đất đai

Theo Phó Thủ tướng, mọi doanh nghiệp, không phân biệt quy mô, loại hình, đều cần tiếp cận đất đai, khai thác, sử dụng nguồn lực đất đai cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. "Vậy dự thảo luật đã tạo điều kiện thuận lợi để tất cả doanh nghiệp có thể tiếp cận đất đai công bằng, sử dụng, khai thác hiệu quả đến đâu, nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ?", Phó Thủ tướng nêu vấn đề.

Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, Phó Thủ tướng nêu một số chính sách cần lấy ý kiến cụ thể như: Phương thức tạo quỹ đất, phát triển quỹ đất; các hình thức tiếp cận đất (đấu thầu, đấu giá, chỉ định, tự thoả thuận…), và phải bảo đảm cải cách thủ tục hành chính, minh bạch…

"Những nội dung này cần nghiên cứu rất kỹ trong từng trường hợp để không mang tính hình thức, có chế tài, chế định cụ thể, triển khai rõ ràng, minh bạch, tránh hệ lụy, rủi ro cho doanh nghiệp", Phó Thủ tướng nói.

Định giá đất đai không chính xác sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy phức tạp

Trao đổi về vấn đề kinh tế đất đai, Phó Thủ tướng cho rằng mấu chốt là phương pháp tính toán, định giá đất đai. Phó Thủ tướng phân tích: Nếu định giá đất đai không chính xác sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy phức tạp do nguyên nhân chủ quan, duy ý chí. Hiện nay có 5 phương pháp định giá đất đai nhưng rất khó chính xác nếu không xây dựng được cơ sở dữ liệu rõ ràng, phản ánh, thống kê đầy đủ giá trị đất đai, hoạt động kinh doanh đất đai. Đây là cơ sở để xây dựng bảng giá đất sát với giá trị thị trường trong điều kiện bình thường, ổn định, có sự điều tiết của Nhà nước, được cập nhật khi có biến động.

Bảng giá đất là căn cứ thực hiện các hoạt động thu hồi, đền bù, sử dụng đất đai một cách công bằng, minh bạch. Đồng thời, điều hoà giá trị gia tăng từ đất đai, bảo đảm công bằng giữa người dân, Nhà nước, doanh nghiệp; cũng như giữa các khu vực, vùng miền, địa phương, thậm chí giữa các dự án có tính chất khác nhau.

"Trong kinh tế đất đai, Nhà nước không chỉ điều tiết ở những khu vực phát sinh giá trị gia tăng từ đất đai mà còn cả cộng đồng ở đó, cũng như ở những khu vực, cộng đồng khác và những dự án không phát sinh giá trị gia tăng từ đất đai", Phó Thủ tướng nói.

nha nuoc chiu trach nhiem truoc nguoi dan phai dinh gia quyet dinh viec chuyen dich dat dai hinh 2

Phó Thủ tướng cho biết dự thảo luật dự kiến mở rộng thêm một số khái niệm như Nhà nước thu hồi đất để tạo quỹ đất phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, bảo vệ môi trường,…

Khắc phục "2 chính sách, 2 giá" trong thu hồi đất đai

Đề cập đến các hình thức thu hồi đất đai hiện nay (doanh nghiệp tự thoả thuận với người dân sau đó Nhà nước thực hiện thu hồi hoặc Nhà nước thực hiện thu hồi và giao đất sạch cho doanh nghiệp), Phó Thủ tướng cho biết dự thảo luật dự kiến mở rộng thêm một số khái niệm như Nhà nước thu hồi đất để tạo quỹ đất phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, bảo vệ môi trường,…

Phó Thủ tướng nêu nghịch lý "2 chính sách và 2 giá", nếu doanh nghiệp tự thỏa thuận thì giá đền bù rất cao do doanh nghiệp thu lợi nhuận cao nhưng chỉ đối với những dự án quy mô nhỏ, trong khi đó, những dự án quy mô lớn do Nhà nước thực hiện thu hồi có giá đền bù thấp hơn do phải bảo đảm công bằng, hài hoà các mục tiêu, kể cả về lợi ích kinh tế, các vấn đề xã hội.

"Trên thực tế chưa có doanh nghiệp tự thoả thuận được giá đền bù thu hồi đất đối với dự án quy mô lớn. Đồng thời, trong tất cả các dự án, Nhà nước đều thực hiện thu hồi, quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng, tuy nhiên, việc tính toán, điều hoà giá trị gia tăng từ đất đai còn rất khó khăn. Đây là vấn đề các doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế cần nhìn nhận, đóng góp ý kiến sát thực tiễn, bảo đảm hiệu quả sử dụng đất đai", Phó Thủ tướng mong muốn.

Phó Thủ tướng cũng khẳng định: Nhà nước với tư cách là cơ quan quản lý, chịu trách nhiệm trước người dân, phải định giá, quyết định việc chuyển dịch đất đai, định hướng để trong quá trình chuyển dịch thì những doanh nghiệp phát triển dự án và những người dân bị thu hồi đất, đều có lợi. Vì vậy, phải lượng hoá, có tiêu chí cụ thể về cơ sở hạ tầng, chỗ ở, sinh kế, an sinh xã hội, thiết chế văn hoá… để người dân tái định cư có điều kiện sống tốt hơn nơi ở cũ".

nha nuoc chiu trach nhiem truoc nguoi dan phai dinh gia quyet dinh viec chuyen dich dat dai hinh 3

Quang cảnh Hội nghị.

Nghiên cứu rất kỹ để khuyến khích phương thức trả tiền thuê đất hàng năm

Đề cập đến điểm mới trong dự thảo luật là quyền của người thuê đất trả tiền hàng năm, Phó Thủ tướng cho biết quy định này nhằm khai thác, sử dụng đất một cách hiệu quả; kiểm soát, điều tiết thị trường đất đai ổn định, không lạm dụng tạo nguồn thu từ tài nguyên đất đai.

"Hiện nay, mọi đối tượng có thể thuê đất 50-60 năm nhưng trả tiền hàng năm nhằm khắc phục tư duy nhiệm kỳ trong quản lý, sử dụng đất đai; đồng thời tạo cơ sở pháp lý để thương mại hoá đất cho thuê hàng năm, hiện chiếm khoảng 40% nguồn lực đất đai.

Tất nhiên, chúng ta phải tính toán, nghiên cứu rất kỹ để khuyến khích phương thức trả tiền thuê đất hàng năm, tạo sự yên tâm cho doanh nghiệp đầu tư dự án lớn; loại hình dự án thực hiện trả tiền thuê đất một lần, loại hình nào trả tiền thuê đất hàng năm", Phó Thủ tướng nói và đề nghị các doanh nghiệp, chuyên gia cần góp ý cho cả hai nội dung này.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng mong muốn lắng nghe các ý kiến về quy hoạch sử dụng đất đai, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, giải quyết khiếu nại về đất đai…

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Làm sâu sắc hơn các giải pháp phát triển của Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Làm sâu sắc hơn các giải pháp phát triển của Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý cần làm sâu sắc hơn các giải pháp phát triển của Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ. Cần ưu tiên, lưu ý những nhóm giải pháp nào; đề xuất các giải pháp mang tính đột phá, các cơ chế, chính sách đặc thù cần sớm thí điểm triển khai; khai thông và tranh thủ các nguồn lực phục vụ phát triển vùng.

Tin tức
Thủ tướng lập Tổ công tác đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

Thủ tướng lập Tổ công tác đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải quyết định phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm Tổ trưởng Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tin tức
Đến 2030, quy mô kinh tế vùng trung du và miền núi phía Bắc đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng

Đến 2030, quy mô kinh tế vùng trung du và miền núi phía Bắc đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng

(CLO) Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phấn đấu trong kỳ quy hoạch đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn vùng (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt 8,5 - 9,0%/năm; quy mô kinh tế vùng đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành).

Tin tức
Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh được chọn xây dựng các trung tâm dịch vụ lớn

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh được chọn xây dựng các trung tâm dịch vụ lớn

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đáng chú ý, Quy hoạch xác định hình thành các trung tâm dịch vụ lớn mang tầm khu vực và thế giới về thương mại, du lịch, tài chính, logistics ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Tin tức
Thực hiện cải cách tiền lương: Bảo đảm lương khởi điểm của công chức sẽ trên 5 triệu đồng

Thực hiện cải cách tiền lương: Bảo đảm lương khởi điểm của công chức sẽ trên 5 triệu đồng

(CLO) Theo ông Vũ Minh Đăng, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ cho biết, việc thực hiện cải cách tiền lương đảm bảo cán bộ, công chức có thu nhập thấp nhất cũng không thấp hơn 5 triệu đồng. Con số này sẽ phải xin ý kiến của Bộ Chính trị.

Tin tức