Nhà ở xã hội và vấn nạn “trên bảo dưới không nghe”

Thứ ba, 09/03/2021 06:25 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chính phủ, Bộ Xây dựng đã có nhiều phương án, giải pháp để tăng nguồn cung nhà ở xã hội. Thế nhưng, nhiều địa phương vẫn phớt lờ và không nghe theo chỉ đạo.

Đại đa số các dự án nhà ở xã hội vẫn nằm trên giấy, dự án đã hoàn thành rất ít (Ảnh minh họa).

Đại đa số các dự án nhà ở xã hội vẫn nằm trên giấy, dự án đã hoàn thành rất ít (Ảnh minh họa).

Trong 5 năm gần đây, Chính phủ, cùng một số Bộ ngành liên quan đã liên tục đưa ra nhiều chính sách ưu đãi về thuế, quỹ đất, hoặc các gói tín dụng để làm tăng nguồn cung nhà ở xã hội ở các thành phố lớn.

Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Xây dựng, tính tới hết năm 2020, cả nước đã hoàn thành 256 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị, quy mô xây dựng khoảng hơn 104.200 căn, với tổng diện tích hơn 5,2 triệu m2.

Nhiều chủ đầu tư đang tiếp tục triển khai 264 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 219.000 căn, với tổng diện tích khoảng 11 triệu m2.

Ghi nhận từ thực tế cho thấy, mặc dù đang có 264 dự án đang được triển khai, nhưng nhiều dự án trong số đó đang có hiện tượng “nằm im”, và không rõ bao giờ mới bàn giao mặt bằng.

Theo Chiến lược nhà ở Quốc gia tới năm 2020, tầm nhìn tới năm 2030, mục tiêu phát triển nhà ở xã hội ở vùng đô thị trong năm 2020 sẽ đạt 12 triệu m2. Như vậy, kết quả thực tế chưa đạt được 1/2 chỉ tiêu đã đề ra.

Mặc dù thị trường đang “khát” nguồn cung nhà ở xã hội, thế nhưng tốc độ phê duyệt dự án rất chậm. Ngay trong quý IV/2020, chỉ có duy nhất 1 dự án nhà ở xã hội được phê duyệt.

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thị trường “khát”, nhưng nguồn cung nhà ở xã hội nhỏ giọt. Trong đó, khó khăn chính là về nguồn vốn.

Bộ Xây dựng cho biết, kể từ khi gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, kết thúc vào năm 2016, cơ quan chức năng rất khó tạo ra cơ chế, chính sách hấp dẫn để thu hút chủ đầu tư rót vốn vào phân khúc này.

Thứ hai là thiếu quỹ đất. Dù vấn đề này đã được đưa vào luật để điều chỉnh, song chính quyền một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đối với việc phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là việc bố trí đủ quỹ đất để phát triển.

Theo quy định, các dự án nhà ở thương mại có diện tích trên 10ha phải dành 20% tổng diện tích đất để xây dựng nhà ở xã hội. Tuy nhiên, nhiều địa phương “phớt lờ” quy định này, bằng cách, không phê duyệt quy hoạch dành 20% diện tích để xây nhà ở xã hội tại các dự án.

Khu nhà ở thương mại giá trị cao, quỹ đất 20%  làm nhà ở xã hội, doanh nghiệp được quyền nộp tiền chênh lệch cho địa phương. Tiền chênh lệch thu được này sẽ dùng để bố trí quỹ đất khác làm nhà ở xã hội nhưng chưa thực hiện hoặc thực hiện không đủ khiến quỹ đất rất khó khăn. Nếu các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định dành 20% quỹ đất sẽ không thiếu đất.

Bộ Xây dựng nhấn mạnh, không địa phương nào muốn bỏ quỹ đất ra để làm nhà ở xã hội. Đất làm nhà thương mại thu được thuế, có lợi hơn.

“Các khu đô thị phải trích quỹ đất 20% làm nhà ở xã hội nhưng các địa phương lại không đôn đốc các doanh nghiệp “nhả” đất đó ra mà lờ đi để doanh nghiệp xoay sở chuyển đổi cuối cùng vẫn là làm nhà ở thương mại”, đại diện Bộ Xây dựng nêu.

Cuối cùng là vấn đề triển khai chính sách còn nhiều khó khăn. Trong đó, việc triển khai thực hiện tại địa phương, có địa phương quan tâm nhưng có địa phương dường như thờ ơ, có đất nhưng không làm.

Bên cạnh đó, có địa phương chọn địa điểm xây dựng nhà ở xã hội không phù hợp, dẫn đến không phát triển được dự án hoặc có phát triển dự án nhưng không nhiều người về ở.

Nhận định về tình trạng “trên bảo dưới không nghe”, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản nhấn mạnh: Chính phủ và Bộ Xây dựng cần có một giải pháp quyết liệt, để các địa phương thực hiện việc phát triển nhà ở xã hội, để đảm bảo nhu cầu an sinh xã hội.

Trong đó, phải coi nhà ở xã hội là nghĩa vụ, bắt buộc các địa phương phải ưu tiên, thay vì quá tập trung vào phát triển dòng nhà ở thương mại như hiện nay.

Lâm Vũ 

Tin khác

Vinhomes ra mắt hàng loạt điểm vui chơi – giải trí – mua sắm mới trước thềm dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Vinhomes ra mắt hàng loạt điểm vui chơi – giải trí – mua sắm mới trước thềm dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

(CLO) Trong 2 ngày, 26 và 27/4/2024, Công ty CP Vinhomes chính thức khai trương và đưa vào hoạt động phố thương mại K-Town tại tổ hợp Grand World phía đông Hà Nội, khai trương kỹ thuật hai công viên văn hóa đặc sắc ven sông tại Hải Phòng là Công viên Văn hóa Hàn Quốc K-Park và Quảng trường châu Âu tại thành phố Đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island

Bất động sản
The Global City không ngừng “thay da đổi thịt” xứng tầm trung tâm mới của thành phố Hồ Chí Minh

The Global City không ngừng “thay da đổi thịt” xứng tầm trung tâm mới của thành phố Hồ Chí Minh

(NB&CL) “Thật không ngờ The Global City có thể xây dựng và hoàn thiện nhanh như thế, thay đổi và nhộn nhịp đến không ngờ. Dãy nhà phố thương mại SOHO ngoài thực tế còn đẹp và hiện đại hơn cả trên bản vẽ”, đó chính là nhận xét của hầu hết những khách hàng đến tham quan, hay từ những chủ sở hữu nhà phố SOHO khi quay lại The Global City nhận bàn giao nhà trong thời gian qua.

Bất động sản
Căn hộ tại Hà Nội “ế” nhưng “ngáo giá”

Căn hộ tại Hà Nội “ế” nhưng “ngáo giá”

(CLO) Bộ Xây dựng cũng đi kiểm tra tại một số vị trí chung cư được rao giá bán cao ở Hà Nội nhưng không có nhiều giao dịch, giao dịch thành công rất ít.

Bất động sản
GS6 The Miami ghi điểm tuyệt đối với “tiện ích tầng không” độc bản phía Tây Hà Nội

GS6 The Miami ghi điểm tuyệt đối với “tiện ích tầng không” độc bản phía Tây Hà Nội

(CLO) Được phát triển theo xu hướng đề cao tính cá nhân hóa và duy nhất, “tiện ích tầng không” thời thượng với tầm view khoáng đạt của GS6 The Miami (Vinhomes Smart City, Hà Nội) mang đến những trải nghiệm nâng tầm cho giới tinh hoa.

Bất động sản
Nhu cầu nhà ở tại TP HCM : cung giảm, cầu tăng

Nhu cầu nhà ở tại TP HCM : cung giảm, cầu tăng

(CLO) Với nhu cầu nhà ở ngày một tăng, nguồn cung tại chỗ và 3 tỉnh lân cận vẫn không thể đáp ứng được lực cầu của TP HCM. Điều đó cũng dẫn đến nhiều sản phẩm thị trường tỉnh đều đang nhắm đến nhu cầu khách hàng của TP HCM.

Bất động sản