Nhà ở xã hội: Vẫn ngổn ngang trăm mối

Thứ năm, 07/05/2020 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Mặc dù Nhà nước đã có nhiều chính sách để hỗ trợ, phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, tuy nhiên hiện thị trường này vẫn đang mất cân đối khi nhu cầu thực của người dân lớn hơn rất nhiều lần so với nguồn cung nhà ở.

Sau gần 7 năm sinh sống và làm việc tại Hà Nội, vợ chồng anh Ngô Minh Tuấn (30 tuổi, quê Nam Định) vẫn chưa thể mua được một căn nhà chung cư để có thể ổn định cuộc sống.

Anh Tuấn chia sẻ, anh là một lái xe taxi còn vợ là một giáo viên mầm non làm việc tại một trường tư thục trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội. Mỗi tháng, tổng thu nhập của cả hai vợ chồng được khoảng 20 triệu đồng. Nếu tháng nào anh cố gắng chạy đều thì thu nhập khấm khá hơn một chút.

Nguồn cung nhà ở xã hội vẫn rất ít so với nhu cầu thực của người dân.

Nguồn cung nhà ở xã hội vẫn rất ít so với nhu cầu thực của người dân.

Tuy nhiên, tiền phí sinh hoạt hằng tháng đã chiếm gần hết tổng thu nhập của 2 vợ chồng, nên tiền tiết kiệm để mua nhà chẳng đáng là bao. Đặc biệt vừa qua, dịch Covid-19 hoành hành, bản thân anh và vợ đều phải nghỉ làm, thu nhập gần như không có.

Anh Tuấn cho biết: “Tháng nào gia đình cũng phải chi từ 3 - 4 triệu tiền thuê nhà, từ 5 - 6 triệu tiền đóng học và mua sữa cho con, chưa kể tiền ăn uống, chi tiêu sinh hoạt hàng ngày thêm khoảng 4 - 5 triệu nữa. Nếu tháng nào cháu nhỏ không ốm đau, vợ chồng khỏe mạnh làm việc thì tằn tiện lắm cũng chỉ để dư ra một ít, còn nếu tháng nào có việc phát sinh thì không để được ra đồng nào, thậm chí còn âm cả vào tiền tiết kiệm...”

Với tổng thu nhập của hai vợ chồng hiện tại, anh Tuấn cho biết chưa dám nghĩ tới việc đẻ thêm đứa con thứ 2 chứ đừng nói nói đến việc mua nhà tại Hà Nội. Dù đã thử đi khảo sát giá ở vài nơi, tuy nhiên ngay cả những khu chung cư giá rẻ thì giá vẫn ngoài tầm với của hai vợ chồng anh Tuấn.

Trong vai một lao động thu nhập thấp có nhu cầu mua nhà ở, PV báo Nhà báo & Công luận đã tìm đến một dự án nhà ở xã hội trên địa bàn phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm. Tại hầu hết những biển hiệu, quảng cáo về dự án đều thể hiện những ưu đãi hấp dẫn: giá chỉ 16,5 triệu đồng/m2, ngân hàng hỗ trợ 70%, giao thông thuận lợi, tiện ích đa dạng,...

Tuy nhiên, thông tin từ những “môi giới bất động sản” cho biết đó là mức giá gốc còn trên thị trường mức giá dao động từ 19 - 21 triệu đồng/m2. Bên cạnh đó, khách hàng phải thực hiện hàng loạt những thủ tục nhiêu khê để đăng ký mua nhà ở xã hội.

“Hoàn tất xong các thủ tục đi mua nhà, đến lúc bốc thăm căn hộ, nếu anh bốc phải phiếu trắng thì coi như thất bại. Khi đó vừa mất thời gian, vừa mất tiền bạc lại lỡ mất đi cơ hội mua những căn hộ giá rẻ, phù hợp với diện tích cũng như thu nhập”, người môi giới bất động sản cho biết.

Như vậy với mức giá xấp xỉ 20 triệu đồng/m2 (gần bằng giá mua nhà ở thương mại) những người lao động thu nhập thấp khó lòng có thể sở hữu được một căn hộ chung cư dù là nhà ở xã hội.

Đánh giá về nguồn cung nhà ở, Bộ Xây dựng cho biết, cơ cấu hàng hóa bất động sản chưa phù hợp với nhu cầu thị trường. Nhu cầu phân khúc nhà ở bình dân, giá thấp (dưới 25 triệu đồng/m2) chiếm đến 70% - 80% thị trường nhưng nguồn cung hiện nay lại đang thiếu.

Nhà giá rẻ vẫn đang nằm trên những biển quảng cáo.

Nhà giá rẻ vẫn đang nằm trên những biển quảng cáo.

Trong khi đó, nhu cầu nhà ở của người dân thuộc phân khúc trung, cao cấp (giá từ 25 triệu đồng/m2 trở lên) chỉ chiếm khoảng từ 20% - 30% thị trường tùy từng địa phương, đô thị cụ thể và tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn.

Đặc biệt dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng tính đến hết quý I/2020, giá bất động sản tại một số địa phương vẫn có những dấu hiệu tăng. Tại Hà Nội giá căn hộ chung cư tăng khoảng 1,02% với căn hộ trung cấp tăng khoảng 1,57%, căn hộ bình dân giá tăng khoảng 2,51%, nhà ở riêng lẻ giá đã tăng khoảng 3,82% so với cùng kỳ năm 2019. Tại TP. Hồ Chí Minh, giá căn hộ chung cư tăng khoảng 3,5%, căn hộ trung cấp giá tăng khoảng 3,72%, căn hộ bình dân giá tăng khoảng 3,78%, nhà ở riêng lẻ giá đã tăng cao lên tới khoảng 8,36% so với cùng kỳ năm 2019.

Thông tin từ ông Bùi Viết Sơn - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Bánh kẹo Thăng Long cho biết, là một doanh nghiệp tham gia phát triển 4 tòa nhà ở xã hội, trong những năm qua phân khúc nhà ở xã hội còn gặp nhiều khó khăn vì chủ đầu tư và khách hàng đều không được vay. Trong 4 tòa nhà của Công ty TNHH Bánh kẹo Thăng Long đang triển khai, mới chỉ bàn giao được 1 toà, 1 tòa khác doanh nghiệp đang tính đến việc liên danh.

Để phát triển nhà ở xã hội rất cần Chính phủ đưa ý kiến để các ngân hàng thương mại có cơ chế miễn lãi và hỗ trợ lãi suất thì doanh nghiệp sẽ tự tìm đến ngân hàng vay vốn để tiếp tục phát triển các dự án phục vụ những người nghèo..., ông Sơn chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Văn Đính - Tổng Thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, với nhà ở xã hội, chủ đầu tư phải xây dựng với quy mô phù hợp với loại hình định mức giá rẻ. Cụ thể, giá thành xây dựng với loại hình nhà 9 tầng khác so với nhà trên 20 tầng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp làm nhà ở xã hội có quy mô như nhà ở thương mại, vì vậy giá đội lên là điều đương nhiên.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng, không có quy định nào về mức giá tối thiểu, tối đa với nhà ở xã hội. Nhưng làm nhà ở xã hội, Nhà nước đã hỗ trợ cho chủ đầu tư về tiền đất, thuế nên khi tính giá bán nhà ở xã hội sẽ được tính theo giá vốn cộng với biên độ lợi nhuận cho doanh nghiệp từ 10 - 14%. Giá vốn này phải được kiểm toán, thẩm định kỹ lưỡng.

Việc phát triển nhà ở xã hội còn liên quan đến chi phí đền bù về đất đai, tùy mỗi khu vực mà có mức giá khác nhau. Việc giá nhà ở xã hội đẩy lên cao một phần cũng do vì vị trí đất, chi phí đầu tư của doanh nghiệp. Do đó, Nhà nước cần có nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể.

Ngọc Hải

Tin khác

Vinhomes ra mắt hàng loạt điểm vui chơi – giải trí – mua sắm mới trước thềm dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Vinhomes ra mắt hàng loạt điểm vui chơi – giải trí – mua sắm mới trước thềm dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

(CLO) Trong 2 ngày, 26 và 27/4/2024, Công ty CP Vinhomes chính thức khai trương và đưa vào hoạt động phố thương mại K-Town tại tổ hợp Grand World phía đông Hà Nội, khai trương kỹ thuật hai công viên văn hóa đặc sắc ven sông tại Hải Phòng là Công viên Văn hóa Hàn Quốc K-Park và Quảng trường châu Âu tại thành phố Đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island

Bất động sản
The Global City không ngừng “thay da đổi thịt” xứng tầm trung tâm mới của thành phố Hồ Chí Minh

The Global City không ngừng “thay da đổi thịt” xứng tầm trung tâm mới của thành phố Hồ Chí Minh

(NB&CL) “Thật không ngờ The Global City có thể xây dựng và hoàn thiện nhanh như thế, thay đổi và nhộn nhịp đến không ngờ. Dãy nhà phố thương mại SOHO ngoài thực tế còn đẹp và hiện đại hơn cả trên bản vẽ”, đó chính là nhận xét của hầu hết những khách hàng đến tham quan, hay từ những chủ sở hữu nhà phố SOHO khi quay lại The Global City nhận bàn giao nhà trong thời gian qua.

Bất động sản
Căn hộ tại Hà Nội “ế” nhưng “ngáo giá”

Căn hộ tại Hà Nội “ế” nhưng “ngáo giá”

(CLO) Bộ Xây dựng cũng đi kiểm tra tại một số vị trí chung cư được rao giá bán cao ở Hà Nội nhưng không có nhiều giao dịch, giao dịch thành công rất ít.

Bất động sản
GS6 The Miami ghi điểm tuyệt đối với “tiện ích tầng không” độc bản phía Tây Hà Nội

GS6 The Miami ghi điểm tuyệt đối với “tiện ích tầng không” độc bản phía Tây Hà Nội

(CLO) Được phát triển theo xu hướng đề cao tính cá nhân hóa và duy nhất, “tiện ích tầng không” thời thượng với tầm view khoáng đạt của GS6 The Miami (Vinhomes Smart City, Hà Nội) mang đến những trải nghiệm nâng tầm cho giới tinh hoa.

Bất động sản
Nhu cầu nhà ở tại TP HCM : cung giảm, cầu tăng

Nhu cầu nhà ở tại TP HCM : cung giảm, cầu tăng

(CLO) Với nhu cầu nhà ở ngày một tăng, nguồn cung tại chỗ và 3 tỉnh lân cận vẫn không thể đáp ứng được lực cầu của TP HCM. Điều đó cũng dẫn đến nhiều sản phẩm thị trường tỉnh đều đang nhắm đến nhu cầu khách hàng của TP HCM.

Bất động sản