Nhà thơ Phan Vũ ra mắt tập thơ "Ta còn em"

Thứ năm, 26/04/2018 17:46 PM - 0 Trả lời

(CLO) “Tháng Chạp năm 1972, khi B-52 của Mỹ bắn phá Thủ đô với lời hăm he “đưa Hà Nội trở lại thời kỳ đồ đá”, tôi khởi viết những câu đầu tiên: Em ơi! Hà Nội phố... Ta còn em, mùi hoàng lan, ta còn em, mùi hoa sữa... Điệp từ Ta còn em... được lặp lại trong từng đoạn của bài thơ. Ta còn em... là còn những hoài niệm yêu thương của tôi về Hà Nội mà đôi lần khi trong trạng thái cần nương tựa, an ủi, tôi lại tìm về”.

Đó là lời của nhà thơ Phan Vũ khi nói về Em ơi! Hà Nội phố, bài thơ được ra đời trên một căn gác nhỏ phố Hàng Bún, trong những ngày Hà Nội chìm vào cơn mưa bom xối xả. Giờ đây, gần nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng những câu thơ ấy dường như vẫn vẹn nguyên giá trị. Phan Vũ tên thật là Trần Hồng Hải. Ông là nhà thơ, nhà viết kịch, đạo diễn sân khấu, đạo diễn điện ảnh. Ông sinh năm 1926 tại Hải Phòng, 20 tuổi ông đi bộ đội vào Nam, làm công tác văn nghệ tại miền Đông và miền Tây Nam bộ. Năm 1954 ông tập kết ra Bắc, làm việc cho Xưởng phim truyện Việt Nam tại Hà Nội. Cùng thời gian ông có tham gia biên tập báo Nhân văn. Năm 1972, ông viết bài trường ca nổi tiếng “Em ơi! Hà Nội phố”. Sau ngày đất nước thống nhất, nhà thơ Phan Vũ trở lại TP. Hồ Chí Minh và làm việc tại Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh. Từ đầu thập kỷ 1990, ông chủ yếu vẽ tranh.

Báo Công luận

Tác phẩm Ta còn em bao gồm hai phần: phần Trường ca là bài Em ơi! Hà Nội phố nổi tiếng, phần Thơ gồm những bài thơ tác giả sáng tác qua nhiều năm, trong đó có cả những bài mới công bố lần đầu. Phan Vũ, không chỉ có Em ơi! Hà Nội phố. Ở tập thơ này ta còn thấy một Phan Vũ phong phú hơn, màu sắc hơn như chính những bức vẽ của ông.

Có thể nói, Ta còn em là tập thơ của Phan Vũ lần đầu tiên được thực hiện công phu cả về nội dung và hình thức. Thơ Phan Vũ không đi sâu khai thác con chữ con âm, nhìn chung thơ ông giàu tính tự sự, mạnh về hình ảnh và cảm xúc. Giản dị thôi mà rung động lòng người.

“Nghệ thuật của Phan Vũ để lại trong lòng công chúng một ấn tượng động mà át âm (dominante) là một vị ngọt ngào thơ man mác tình”- Nhà thơ Dương Tường chia sẻ.

Thu Hằng

Tin khác

Các họa sĩ trẻ đang dần 'chạm' gần hơn tới lịch sử Việt Nam

Các họa sĩ trẻ đang dần 'chạm' gần hơn tới lịch sử Việt Nam

(CLO) Ngày 4/5, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc Gia Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Lịch sử dưới góc nhìn của thế hệ trẻ” hướng tới kỉ niệm 70 năm Chiến Thắng Điện Biên Phủ và nâng cao vai trò của thanh – thiếu niên trong sáng tạo nghệ thuật.

Đời sống văn hóa
Trưng bày 150 tư liệu, sách, báo về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Trưng bày 150 tư liệu, sách, báo về Chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử” vừa được tổ chức vào chiều ngày 4/5 tại Nhà triển lãm số 45 Tràng Tiền (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhằm giới thiệu đến độc giả Thủ đô về các sự kiện, dấu mốc, diễn biến quan trọng của Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra từ ngày 13/3/1954 đến ngày 7/5/1954...

Đời sống văn hóa
'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”: Những hình ảnh chân thực và xúc động về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam

"Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”: Những hình ảnh chân thực và xúc động về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam

(CLO) Tối 3/5, tại Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Hà Nội), hai bộ phim tài liệu “Hồi ức Điện Biên” và “Những người lính già” đã được chiếu mở màn khai mạc “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Giới thiệu sách “Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Giới thiệu sách “Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(CLO) Chiều 3/5, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cùng gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp tổ chức Lễ giới thiệu sách “Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đời sống văn hóa
Du khách thích thú trải nghiệm tour đi bộ ngắm “đại dương xanh”

Du khách thích thú trải nghiệm tour đi bộ ngắm “đại dương xanh”

(CLO) Tối 3/5, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã khai mạc dự án nghệ thuật công cộng trên Cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân.

Đời sống văn hóa