Nhà văn Maryse Condé giành giải thưởng thay thế Nobel Văn học 2018

Chủ nhật, 14/10/2018 09:03 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nữ nhà văn 84 tuổi người Guadeloupe Maryse Condé vừa giành được giải thưởng văn chương The New Academy (Den Nya Akademien - litteraturpriset 2018). Đây là giải thưởng chỉ được trao trong năm nay, nhằm lấp đầy khoảng trống của việc giải Nobel Văn học bị hủy do bê bối tình dục.

Buổi công bố được diễn ra tại Thư viện Công cộng Stockholm. Trong đoạn video, nữ tác giả cho biết bà "rất hạnh phúc và tự hào" khi giành được giải thưởng. "Nhưng hãy cho phép tôi chia sẻ nó với gia đình, bạn bè của tôi, và trên tất cả, mọi người dân Guadeloupe, những người sẽ vui mừng và xúc động khi thấy tôi nhận giải thưởng này", bà nói. 

Với giải thưởng này, Maryse Condé sẽ nhận phần thưởng một triệu kronor (khoảng 2,5 tỷ đồng Việt Nam).

Báo Công luận
Nhà văn Maryse Condé. Ảnh: NRC. 
Maryse Condé là tác giả của khoảng 20 tiểu thuyết. Tác phẩm của bà mô tả sự tàn phá của chủ nghĩa thực dân và sự hỗn loạn của thời kỳ hậu thuộc địa. Tiểu thuyết của bà khám phá các vấn đề chủng tộc, giới tính và văn hóa trong một loạt các khu vực, địa danh lịch sử.

Condé giữ khoảng cách đáng kể với hầu hết phong trào văn học Caribe, bà thường tập trung vào các chủ đề có mối quan hệ chính trị và nữ quyền. Bà thừa nhận: "Tôi không thể viết bất cứ điều gì... trừ khi nó có một ý nghĩa chính trị nhất định".

Báo Công luận
 Quang cảnh buổi công bố giải The New Academy tại Stockholm. Ảnh chụp màn hình video tường thuật trực tiếp
Bà viết tiểu thuyết bằng tiếng Pháp, sau đó các tác phẩm được dịch sang tiếng Anh và nhiều ngôn ngữ khác. Bà từng dành các giải thưởng như: Le Grand Prix Litteraire de la Femme (1986), Le Prix de L'Académie Francaise (1988).

Theo từ điển Britannica, bà sinh năm 1934 (có một số nơi viết Condé sinh năm 1937), là một người con của vùng Guadeloupe (một trong những quần đảo nằm ở phía đông vùng Caribe). Trong một bài phỏng vấn, trả lời cho câu hỏi: "Công chúng có coi bà là nhà văn người Pháp không?", Condé đã trả lời: "Không, họ coi tôi là nhà văn Caribe".

Condé viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên của mình ở tuổi 11. Trong những năm tháng hỗn loạn về chính trị (những năm 1960-1968), bà dạy ở Guiena, Ghana và Senegal.

 

Báo Công luận
Một số tác phẩm của Maryse Condé. 
Bà học tại Đại học Sorbone, Paris năm 1975. Năm 1985, Maryse Condé nhận học bổng Fulbright, giảng dạy ở Mỹ. Bà trở thành giáo sư văn chương Pháp và cộng đồng Pháp ngữ tại đại học Columbia (New York, Mỹ). Bà cũng từng giảng dạy ở nhiều nơi như: Đại học California, Berkeley, UCLA (Mỹ), Sorbonne (Pháp)... Ngoài các sáng tác, Condé có sự nghiệp học thuật, nghiên cứu nhiều thành tựu. Năm 2004, bà nghỉ hưu tại Đại học Columbia. 

 

 

The New Academy - đơn vị tổ chức giải thưởng - là một tổ chức phi lợi nhuận, độc lập về chính trị và tài chính. Tổ chức này mới được thành lập từ tháng 7 năm nay bởi cộng đồng gồm hơn 100 nhà văn, nhà báo, diễn viên, nghệ sĩ và các thủ thư Thụy Điển.

Giải thưởng The New Academy có tiêu chí trao giải hoàn toàn khác so với giải Nobel chính thức khi muốn lựa chọn ra một nhà văn có những tác phẩm hư cấu chạm đến câu chuyện của nhân loại, thay vì trao cho một người viết được tác phẩm có lý tưởng xuất sắc nhất.

Vào cuối tháng 8, ban tổ chức của giải đã công bố tên bốn tác giả đứng đầu theo kết quả bình chọn của độc giả toàn thế giới từ danh sách đề cử ban đầu gồm 47 người.

Theo đó Haruki Murakami (Nhật Bản), Neil Gaiman (Anh), Kim Thúy (người Canada gốc Việt) và Maryse Condé vào vòng đánh giá chuyên môn cuối cùng. Ở vòng này, ban giám khảo gồm 4 thành viên là những nhân vật có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực xuất bản văn học cũng như thư viện sẽ bình chọn người chiến thắng. Haruki Murakami sau đó đã xin rút khỏi giải thưởng để tập trung cho sáng tác. 

 

 

P.V



 


 


 

Tin khác

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Chính thức khai mạc Lễ hội Tràng An 2024

Ninh Bình: Chính thức khai mạc Lễ hội Tràng An 2024

(CLO) Sáng 26/4, Lễ hội Tràng An 2024 đã chính thức được khai mạc với chủ đề "Về miền di sản Tràng An 2024". Đây là một sự kiện nằm trong các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

Đời sống văn hóa
Du khách thưởng lãm 65 bộ ảnh về Thành phố Hải Phòng tại Hà Nội

Du khách thưởng lãm 65 bộ ảnh về Thành phố Hải Phòng tại Hà Nội

(CLO) Ngày 26/4, tại Nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng (TP Hà Nội), UBND TP. Hải Phòng phối hợp Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm “Hải Phòng – Pháp Heritage” với chủ đề "Di sản kiến trúc hôm nay, sự thịnh vượng cho ngày mai".

Đời sống văn hóa
Khánh thành khu trưng bày chuyên đề “Sức mạnh Hậu cần trong chiến thắng Điện Biên Phủ”

Khánh thành khu trưng bày chuyên đề “Sức mạnh Hậu cần trong chiến thắng Điện Biên Phủ”

(CLO) Chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng ngày 26/4, tại Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Tổng cục Hậu cần (TCHC) chỉ đạo Cục Chính trị phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên tổ chức khai mạc, cắt băng khánh thành khu trưng bày chuyên đề “Sức mạnh Hậu cần trong chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa