Nhiều giải pháp tạo sinh kế bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số Bắc Kạn

Thứ sáu, 10/11/2023 23:16 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tỉnh Bắc Kạn đang tập trung đẩy mạnh thực hiện Dự án 3: “Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị”. Đây là nội dung gắn với tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong việc tạo sinh kế bền vững cho người dân.

Năm 2023, tỉnh Bắc Kạn được giao hơn 1.200 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó tỉnh đã dành hơn 270 tỷ đồng để thực hiện Dự án 3: “Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị”.

Dự án này gồm 2 tiểu dự án: Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân; hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Hiện, tỉnh Bắc Kạn đang tập trung để đẩy mạnh thực hiện, vì đây là nội dung gắn với tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong việc tạo sinh kế bền vững cho người dân.

nhieu giai phap tao sinh ke ben vung cho vung dong bao dan toc thieu so bac kan hinh 1

Trồng nấm đã giúp các hộ dân tham gia mô hình có thêm nguồn thu nhập ổn định.

Trong 2 năm (2022-2023), UBND tỉnh Bắc Kạn đã giao kinh phí 54 dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị. Các mô hình đã được triển khai như liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bí xanh, bí đỏ của Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Na Rì; liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm bí xanh, mướp đắng rừng và nghệ trên địa bàn huyện Pác Nặm của Hợp tác xã Giáo Hiệu; trồng và tiêu thụ khoai tây nguyên liệu của huyện Bạch Thông; nuôi gà lông màu trên địa bàn huyện Na Rì; chăn nuôi trâu bò huyện Ngân Sơn…

Đối với dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng UBND tỉnh Bắc Kạn giao kinh phí thực hiện 111 dự án (năm 2022 là 42 dự án; năm 2023 là 69 dự án), hiện thẩm định và triển khai 40 dự án. Các mô hình được tổ chức thực hiện dựa trên nhu cầu của đồng bào dân tộc thiểu số về các sản phẩm hiện có và sản phẩm tiềm năng của địa phương.  

Từ dự án hỗ trợ sản xuất cộng đồng, xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới đã xây dựng dự án hỗ trợ sản xuất cộng đồng chăn nuôi dê sinh sản tại thôn Nà Đon với tổng nguồn vốn hơn 400 triệu đồng. Quy mô thực hiện 99 con dê, hỗ trợ cho 19 hộ dân thuộc hộ nghèo, cận nghèo, bình quân mỗi hộ được hỗ trợ 5 con dê cái. Tham gia mô hình, các hộ được hỗ trợ về giống, vật tư và tập huấn kỹ thuật. Dù mới triển khai nhưng mô hình đang cho hiệu quả trong việc tạo sinh kế cho người dân vươn lên thoát nghèo.

Anh Hoàng Hữu Thông, thôn Nà Đon là hộ cận nghèo được tham gia vào mô hình nuôi dê sinh sản. Ngoài 5 con dê được hỗ trợ, gia đình anh bỏ ra 2,5 triệu đồng để mua thêm dê đực. Theo anh Thông, nuôi dê không khó, sinh sản nhanh một năm đẻ 2 lứa. Thị trường tiêu thụ không khó bởi đường giao thông ở địa phương cũng thuận lợi nên thương lái đến tận nơi tìm mua.

nhieu giai phap tao sinh ke ben vung cho vung dong bao dan toc thieu so bac kan hinh 2

Nhiều hộ dân ở Bắc Cạn nuôi dê phát triển kinh tế

Tại xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông từ dự án hỗ trợ sản xuất cộng đồng, địa phương đã thực hiện hỗ trợ dự án trồng nấm cho 7 hộ dân thôn Bản Đán với tổng kinh phí hơn 500 triệu đồng. Mô hình sản xuất các loại nấm sò, nấm mộc nhĩ và nấm hương. Hiện, những hộ dân tham gia đã có thu nhập bước đầu từ sự hỗ trợ sản xuất này.

Người dân thôn Bản Đán cho biết, tham gia mô hình trồng nấm họ được tập huấn khoa học kỹ thuật về trồng và chăm sóc các loại nấm. Đồng thời, để từng bước xây dựng thương hiệu các hộ tham gia thống nhất thành lập tổ hợp tác, tiến tới thành hợp tác xã. Khi có thị trường tiêu thụ ổn định, người dân mở rộng sản xuất, liên kết với nhiều hộ dân khác để tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trong thôn.

Việc triển khai thực hiện các dự án ở Bắc Kạn là động lực lớn để thúc đẩy các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị phù hợp với từng khu vực; khai thác tiềm năng lợi thế theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân.

Tuyết Nguyễn 

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình: Khẩn trương khắc phục ảnh hưởng của mưa với cây trồng

Thái Bình: Khẩn trương khắc phục ảnh hưởng của mưa với cây trồng

(CLO) Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Thái Bình liên tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Mưa lớn liên tiếp đã ảnh hưởng đến cây trồng, đặc biệt là cây lúa đang trong giai đoạn chín, một số diện tích chuẩn bị thu hoạch; đại trà đang giai đoạn vào sữa đến chắc xanh.

Đời sống
Midu đề nghị xử lý kênh Tiktok 'Chưa biết_01' và Fanpage 'This is Mặt Nạ'

Midu đề nghị xử lý kênh Tiktok "Chưa biết_01" và Fanpage "This is Mặt Nạ"

(CLO) Sở TT&TT TP HCM đã mời chủ kênh Tiktok "Chưa biết_01" và Fanpage "This is Mặt Nạ" đến làm việc, sau khi nhận được đơn khiếu nại của bà Đặng Thị Mỹ Dung.

Đời sống
Cảnh sát bắt giữ 4 tàu cát tặc trên sông Hồng

Cảnh sát bắt giữ 4 tàu cát tặc trên sông Hồng

(CLO) Tổ công tác của Thuỷ đoàn I vừa chủ trì phối hợp với các đơn vị bắt giữ 4 tàu cát tặc trên sông Hồng.

Đời sống
Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất ở các tỉnh Tây Bắc

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất ở các tỉnh Tây Bắc

(CLO) Theo cơ quan khí tượng trong 3-6 giờ tới, các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, có nơi trên 70mm. Mưa lớn có nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Đời sống
Nam Định: Người đàn ông bị sét đánh tử vong khi đang đi xe máy trên đường

Nam Định: Người đàn ông bị sét đánh tử vong khi đang đi xe máy trên đường

(CLO) Người đàn ông đang điều khiển xe máy di chuyển trên đường thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định thì bất ngờ bị sét đánh trúng, ngã tử vong.

Đời sống