Nhiều lý do khiến cho việc giải ngân vốn ODA chậm

Thứ sáu, 28/06/2019 10:49 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo thông tin từ cuộc họp báo thường kỳ quý II/2019, Bộ KH&ĐT cho biết, việc giải ngân vốn ODA chậm là do một số bộ, ngành, địa phương thiếu vốn đối ứng, thiếu kế hoạch vốn, chưa xong thiết kế cơ sở hoặc đang trong giai đoạn làm thủ tục đầu tư...

Nhiều lý do cho việc giải ngân vốn ODA chậm. Ảnh minh họa

Nhiều lý do cho việc giải ngân vốn ODA chậm. Ảnh minh họa

Tại Hội nghị trực tuyến thúc đẩy giải ngân nguồn vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài năm 2019, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam cho biết, tốc độ giải ngân vốn của Việt Nam đang chậm lại trong 3 - 4 năm qua và thậm chí chỉ bằng một nửa so với các nước khác.

Nhìn lại những con số này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa nhận, tình trạng giải ngân vốn nước ngoài đang ở mức đáng báo động.

Hiện có 26 khoản vay với tổng trị giá là hơn 3,4 tỷ USD ký mới từ năm 2016 đến nay, có nhu cầu giải ngân nhưng chưa được đưa vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020.

Báo cáo về tiến độ giải ngân rất chậm, ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) thống kê, lũy kế giải ngân vốn nước ngoài cho cấp phát đầu tư phát triển trong nửa đầu năm nay mới đạt 2.050 tỷ đồng, đạt 3,42% kế hoạch vốn Quốc hội giao.

Khoản cho vay lại với chính quyền địa phương cùng thời gian trên cũng chỉ đạt khoảng 216 tỷ đồng, đạt 1,26% kế hoạch. Cho vay lại với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công là 7.664 tỷ đồng, đạt 29,22% hạn mức giải ngân cho vay lại.

Cũng theo ông Trương Hùng Long, hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới giao kế hoạch bằng 48% kế hoạch vốn Quốc hội giao. Tình trạng này dẫn đến việc rất nhiều bộ, ngành địa phương không có nguồn vốn để giải ngân.

Ông Lưu Quang Khánh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại, cho biết có một số nguyên nhân khiến giải ngân vốn ODA chậm trong đó có một số bộ, ngành, địa phương thiếu vốn đối ứng; do một số dự án có nhu cầu vốn lớn nhưng vẫn đang trong giai đoạn làm thủ tục đầu tư. Ví dụ như Dự án tuyến đường sắt đô thị số 1, số 2 Thành phố Hồ Chí Minh, dự án giao thông đô thị Hà Nội... Cũng do thiếu kế hoạch về vốn nên một số dự án trong kế hoạch đầu tư trung hạn 2016 - 2020 đã gặp không ít khó khăn.

Ông Khánh cũng cho rằng, giải ngân vốn ODA chậm không chỉ vì phân bổ nguồn vốn chậm. Bởi lẽ, trong kế hoạch vốn nước ngoài năm 2019, đã có 28.000 tỷ đồng được giao nhưng sau 5 tháng, mới chỉ giải ngân được 2.000 tỷ đồng, tức là chưa đầy 7% số vốn được giao.

Cách đây gần 2 năm, trong cuộc họp với một số bộ, ngành, địa phương về thúc đẩy giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi, trước tình trạng giải ngân vốn ODA chậm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra thông điệp mạnh mẽ: "Không làm được thì sẽ cắt vốn chứ không thể cứ do dự mãi được". 

Để có giải pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã triển khai Nghị quyết số 582/NQ-UBTVQH14 của Quốc hội và Bộ này cũng đã chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về một số nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài. Đồng thời Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng trình Thủ tướng Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài và hiện đang nghiên cứu, xây dựng Nghị định của Chính phủ về viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài.

Đối với quản lý vốn đầu tư phát triển, trong thời gian qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Thủ tướng Chính phủ phương án giao chi tiết kế hoạch 2019 cho các bộ, ngành, địa phương và kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 cho dự án đường sắt và đường bộ quan trọng, cấp bách sử dụng 15.000 tỷ đồng vốn dự phòng kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020; dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ còn dư giai đoạn 2014 - 2016...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA giai đoạn 2016 - 2020 cho các dự án và báo cáo Quốc hội về việc phân bổ dự phòng chung vốn ngân sách trung ương trong nước còn lại và 10.000 tỷ đồng từ nguồn điều chỉnh giảm nguồn vốn dự kiến bố trí cho các dự án quan trọng quốc gia của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020...

Lê Minh 

Tin khác

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Tuyên bố cuối tuần qua, quan chức an ninh cấp cao Dmitry Medvedev cho biết Nga có thể đáp trả hành động Mỹ tịch thu tài sản bị đóng băng ở phương Tây của nước này bằng cách tịch thu tài sản của công dân và các nhà đầu tư Mỹ ở Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp