Nhiều tỉnh đẩy mạnh triển khai tiêm mũi 3 cho người có nguy cơ cao

Chủ nhật, 12/12/2021 06:23 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo kế hoạch của nhiều tỉnh, thành phố thì mũi 3 sẽ ưu tiên cho người lớn tuổi, người bị suy giảm miễn dịch và người đã tiêm mũi 2 được 6 tháng.

Tại Đồng Nai, theo Sở Y tế của tỉnh này, đã có trên 90.000 người thuộc diện ưu tiên trên địa bàn tỉnh đã tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19.

Những trường hợp đã tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19 ngoài nhân viên y tế, công an, quân đội, phóng viên, còn có nhiều người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản nhưng có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, nhiễm HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch.

nhieu tinh day manh trien khai tiem mui 3 cho nguoi co nguy co cao hinh 1

Mũi tiêm thứ 3 có ý nghĩa lớn đối với phòng bệnh chuyển nặng cho các đối tượng miễn dịch kém.

Sau tiêm mũi 3, Đồng Nai chưa ghi nhận trường hợp phản ứng nặng, chỉ một vài người có phản ứng nhẹ.

Tới đây, khi số lượng vaccine dồi dào, tỉnh sẽ đồng loạt triển khai tiêm mũi 3 cho tất cả người từ 18 tuổi trở lên trong toàn tỉnh.

Trong khi đó, tại tỉnh Vĩnh Long cũng đang tiến hành tiêm vaccine mũi 3 tăng cường cho lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19. Theo kế hoạch, tỉnh đặt mục tiêu có 95% dân số từ 18 tuổi trở lên cư trú tại địa bàn tiêm nhắc mũi 3 từ cuối năm 2021 và đầu năm 2022 hoàn toàn miễn phí.

Dự kiến, toàn tỉnh có trên 782.000 người trong độ tuổi sẽ được tiêm.

Trước đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long phê duyệt kế hoạch thực hiện Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 nhắc mũi 3 năm 2021-2022 cho người dân từ 18 tuổi trở lên.

Theo Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long, đến nay, đối tượng người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi 1 đạt 99,4% và mũi 2 đạt tỷ lệ 93,7%. Trẻ em từ 12 đến 17 tuổi đã tiêm mũi 1 đạt tỷ lệ 99% và mũi 2 đạt 93,1%.

Trong khi đó tại An Giang kế hoạch tiêm vaccine mũi 3 tăng cường trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 đã được ban hành.

Thời gian tổ chức tiêm từ tháng 12/2021 đến năm 2022 trên phạm vi toàn tỉnh.

Đối tượng tiêm liều bổ sung vaccine là người từ 18 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm trước cho người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (tiêm 1 hoặc 2, hoặc 3 mũi tùy theo loại vaccine) có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, bệnh tim mạch, tiểu đường, suy thận, người đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng…

Dự kiến số người tiêm liều bổ sung khoảng hơn 400.000 người. Và liều nhắc lại vaccine là người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung, ưu tiên người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19, nhân viên y tế và dự kiến số tiêm này khoảng hơn 1,3 triệu người.

Trong khi đó, TP Hồ Chí Minh cũng đang triển khai tiêm mũi vaccine bổ sung cho người nguy cơ cao và mũi nhắc lại cho người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine sau 6 tháng, từ ngày 10/12, tuỳ theo nguồn cung ứng vaccine.

Theo hướng dẫn này, liều bổ sung sẽ tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên có tình trạng suy giảm miễn dịch, cụ thể như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang hoặc đã sử dụng thuốc ức chế miễn dịch trong vòng 6 tháng... Các trường hợp này phải tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày. Người 50 tuổi trở lên được ưu tiên tiêm.

Đối với liều nhắc lại, TP Hồ Chí Minh sẽ tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi cuối cùng (mũi 2) của liều cơ bản hoặc liều bổ sung ít nhất 6 tháng. Trong đó, ưu tiên người có bệnh nền; người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế; người từ 50 tuổi trở lên; người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19; nhân viên y tế; lực lượng tuyến đầu chống dịch.

Giai đoạn 1 từ tháng 12/2021, sẽ tập trung tiêm cho người bệnh suy giảm miễn dịch đã tiêm đủ liều cơ bản ít nhất 28 ngày và người đã tiêm đủ liều cơ bản ít nhất 6 tháng. Trong năm 2022, TP Hồ Chí Minh tiếp tục tiêm cho người đã tiêm đủ liều cơ bản ít nhất 6 tháng theo thứ tự ưu tiên; tiếp tục tiêm cho người bệnh suy giảm miễn dịch đủ liều cơ bản ít nhất 28 ngày; bảo đảm phủ liều nhắc cho toàn bộ người trên 18 tuổi sống tại Thành phố vào cuối năm 2022.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Vinh danh “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2

Vinh danh “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2

(CLO) Danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” được Bộ Y tế trao tặng với mục đích ghi nhận và tôn vinh các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước có nhiều sản phẩm thuốc điều trị hiệu quả, thị trường lớn, được người dân tin dùng.

Sức khỏe
Bộ Y tế gia hạn lưu hành hàng trăm thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Bộ Y tế gia hạn lưu hành hàng trăm thuốc, nguyên liệu làm thuốc

(CLO) TS Vũ Tuấn Cường - Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa ký ban hành các quyết định công bố gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc đối với gần 130 loại sản phẩm.

Sức khỏe
Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 3: Quản lý đang chạy theo thực tiễn

Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 3: Quản lý đang chạy theo thực tiễn

(CLO) Các vụ ngộ độc thực phẩm lớn thời gian qua có điểm chung là các cơ sở này kinh doanh không cần Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Chính điểm chung này, theo các chuyên gia, đang gây khó khăn cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong đời sống hiện nay.

Sức khỏe
Sở Y tế Thái Bình đã phê duyệt 159 gói thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế trị giá trên 594 tỷ đồng

Sở Y tế Thái Bình đã phê duyệt 159 gói thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế trị giá trên 594 tỷ đồng

(CLO) Vừa qua, UBND tỉnh Thái Bình đã chủ trì cuộc họp nghe Sở Y tế báo cáo nội dung công tác đấu thầu mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ nhân dân; công tác quản lý, sắp xếp trụ sở một số đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố.

Sức khỏe
Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo  an toàn thực phẩm -  Bài 2: Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân chính từ Nghị định 15/2018/NĐ-CP?

Đi tìm lời giải cho bài toán đảm bảo an toàn thực phẩm - Bài 2: Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân chính từ Nghị định 15/2018/NĐ-CP?

(CLO) Theo các chuyên gia, mặc dù đã có những nỗ lực nhằm hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tuy nhiên công tác quản lý hiện nay có nhiều bất cập, thậm chí một số điểm còn chưa khoa học.

Sức khỏe